Soạn bài Ngữ văn 6 - Bài 9: Nắng trưa bồi hồi - Cánh diều
Soạn bài 9: Nắng trưa bồi hồi - Cánh diều
Đọc văn bản Nắng trưa bồi hồi (SGK Ngữ
văn 6 tập 2 trang 84, 85, 86, 87) và trả lời các câu hỏi.
NẮNG TRƯA BỒI HỒI
- Thuỷ ơi! Má đi
nha!
Giá như mọi hôm, nghe
má gọi thế, Thuỷ chỉ cần “dạ” rồi vẫn cắm cúi bên bàn học. Nhưng hôm nay thì
không. Em vội vàng đứng lên. Ngoài kia trời nắng quá. Chiếc nón đã cũ chỉ che nổi
một bên vai của má. Mấy cánh hoa đã nhạt trên nền vải áo – chiếc áo của chị Hạnh
“cho” má – dấp mồ hôi như dán vào lưng má và thẫm hẳn lên.
- Má để con dắt xe
ra...
Khoảng trời trước ngõ
vút xanh thẳm. Nắng đổ chang chang. Con đường trải nhựa kẻ thẳng băng, sóng
soài không bóng cây. Đã bao nhiêu năm tháng, mỗi ngày hai buổi má đạp xe đi về
trên con đường ấy. Sao hôm nay em mới nhận ra?...
- Thôi để má. Con vào
học đi, không có nắng.
Nói rồi, má lên xe. Nắng
trưa đổ đầy lưng má. Má còn bảo em vào nhà đi kẻo nắng... Thuỷ thấy nghèn nghẹn
ở cổ...
Thế mà chiều hôm qua
em đã “tức” má, đã cho là má “ghét” em nên cứ hơi một tí là mắng em. Lúc thì tại
đưa cái này cho má chậm; lúc thì tìm thứ kia không thấy, cứ như khách ở đâu đến
chơi.
Chiều hôm qua, nhà có
khách. Cô gì ấy, em không hỏi tên, nói là ở Hội Phụ nữ đến hỏi má. Cô ngồi chờ
một lúc rồi về. Việc tưởng thế là xong. Em sẽ nói lại cho má biết. Không ngờ...
Vừa bước vào nhà, má
đã hỏi ngay:
- Lúc cô Hoa đến, con
làm gì?
Em ngạc nhiên:
- Cô Hoa nào ạ?
- Là cô ở Hội Phụ nữ đến
hỏi má ấy!
- Má gặp cô rồi ạ?
- Phải. Cô ấy chê con
đấy. Con đang làm gì?
- Con học bài.
- Chứ không tiếp
khách?
- Dạ. Có. Con có mời
cô uống nước.
- Xong rồi, con lại học
tiếp?
- Vâng ạ.
- Con cũng không hỏi
cô đến có việc gì, có nhắn lại gì không?
- Dạ không. Cô bảo cô
đợi má.
- Con cứ để cô ngồi một
mình?
- Dạ. Con học bài.
- Vậy là có con ở nhà
cũng như không có ai. Bị chê là phải.
Thuỷ thấy má hôm nay
“làm sao” ấy.
- Thế con phải làm gì ạ?
- Con có thể cùng ngồi
tiếp chuyện, hỏi xem cô có việc gì nhắn hoặc là trả lời những câu cô hỏi. Ai lại
khách đến nhà mà để khách ngồi trơ ra như thế bao giờ.
Thuỷ tấm tức, chảy nước
mắt:
- Nhưng mà... có phải
là khách của con đâu mà con biết nói chuyện ạ! Má cứ la con...
- Lại còn cãi hả?
Má cũng bực và để mặc
cho em ngồi khóc, ngồi “tức” má. May quá, tối hôm ấy, ba đi công tác về, má
không nói gì em nữa và hình như ba, má có nhắc đến sau bữa cơm. Chắc là... chuyện
ấy.
Đến tối, lúc chỉ có
hai cha con, ba vui vẻ:
- Ba con mình nói chuyện
một lúc nào!
Thuỷ hơi lạ. Ánh mắt của
ba cười cười:
- Chuyện người lớn.
Không phải chuyện trẻ con đâu, con gái của ba ạ.
Thuỷ dụi đầu vào vai
ba:
- Ba!
Ba xoa tóc em:
- Con có biết, bây giờ
con là gì của má con không? Tất nhiên không phải là con trai rồi!
- Con... thì con vẫn
là con của má ai
Thuỷ ngỡ ba sắp chê việc
tiếp khách mà má đã kể cho ba biết. Em cảm thấy tủi thân. Nhưng mà không, ba lại
nói:
- Không chỉ là con. Mà
còn hơn thế nữa kial
Em chưa hiểu và ngước
mắt nhìn ba. Ba âu yếm nhìn em:
- Bây giờ, nhất là những
hôm ba đi vắng, con là chỗ dựa, là trợ lí cho má con rồi đó. Con đã là cô Thuỷ
chứ không còn là cô bé Thuỷ, cái bé Thuỷ nữa đâu! Má con...
Ánh mắt ba vừa dịu vừa
đằm thắm:
- Má con vất vả quá.
Được hai chị em con, chị Hạnh đã về nhà chồng. Lại vẫn một tay má con chăm lo tất
cả. Con đã lớn, má không dựa vào con, con không là chỗ dựa của má, thì còn ai
vào đây nữa? Cả với ba nữa ấy. Khi vắng mẹ, con là chỗ dựa của ba đấy!
Thật lạ lùng. Em không
nghĩ ba lại nói với em những điều như thế. Ba vẫn nhỏ nhẹ gần như thầm thì với
riêng em:
- Đáng lẽ, ba phải cho
con biết điều ấy sớm hơn để con không bị má mắng vì những chuyện lặt vặt. Mọi
việc con làm đỡ má hôm nay, thực ra chỉ là sự chuẩn bị cho con mai đây mà thôi.
Ở tuổi con như bây giờ, má con cũng bị ngoại con mắng như thế, và đó là việc
ngoại dạy dỗ dần cho má con để má con là má của con hôm nay... Chẳng phải là
ghét con mà má con mắng con đâu...
Ôi, ba! Thuỷ không ngờ.
Ba thật là... tình cảm. Ba đã nói “hộ” cho má những điều mà má chưa nói với
em...
Thì ra... Em không còn
bé nữa. Đã có cô, bác là bạn của má nói vui là: “Trông hai má con cứ như hai chị
em...”. Như thế là má chưa già. Như thế là em đã lớn.
Sáng hôm nay, em nhìn
má tất tưởi lo việc nhà, lo cả bữa ăn sáng cho em ăn rồi đi học. Má hình như có
gầy yếu, có già hơn dạo em còn bé. Sao điều ấy em không hiểu nhỉ?
Nắng trưa gay gắt.
Má đang đạp xe trên
con đường không bóng cây. Thế mà sao má cứ lo con dắt xe ra cho má bị nắng. Có
đứa con nào lại không hiểu được sự chịu đựng đến vô cùng của người mẹ như thế
vì cuộc sống, vì gia đình và vì những đứa con?...
Thuỷ quay vào nhà. Em
định chạy sang nhà Vi chơi một lúc. Em chợt nhìn và thấy vô khối công việc mà
má chưa kịp làm...
Thuỷ không đi nữa.
Nắng trưa sao bồi hồi...
(PHONG THU – Những
truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi, NXB Giáo dục, 2005)
Câu 1 (trang 87): Văn bản Nắng trưa bồi hồi thuộc thể loại truyện gì?
A. Truyện đồng thoại.
B. Truyện ngắn.
C. Truyện truyền thuyết.
D. Truyện cổ tích.
Trả lời:
B. Truyện ngắn
Câu 2 (trang 87): Văn bản Nắng trưa bồi hồi viết về đề tài gì?
A. Thiên nhiên.
B. Thời tiết.
C. Gia đình.
D. Bạn bè.
Trả lời:
C. Gia đình
Câu 3 (trang 87): Văn bản Nắng trưa bồi hồi giống ba truyện đã học (Bức tranh của em gái tôi, Điều không tính trước và Chích bông ơi!) là đều tập trung
ca ngợi điều gì?
A. Tài năng.
B. Lòng nhân hậu.
C. Tình bạn.
D. Bảo vệ môi trường.
Trả lời:
B. Lòng nhân hậu
Câu 4 (trang 87): Trong văn bản, câu nào sau đây là lời nhân vật?
A. Em định chạy sang
nhà Vi chơi một lúc.
B. Thuỷ quay vào nhà.
C. Thế con phải làm gì
ạ?
D. Ánh mắt của ba cười
cười.
Trả lời:
C. Thế con phải làm gì
ạ?
Câu 5 (trang 87): Trong văn bản, câu nào sau đây là lời người
kể chuyện?
A. Con... thì con vẫn
là con của má ạ!
B. Má con vất vả quá.
C. Má để con dắt xe
ra...
D. Thuỷ tấm tức, chảy
nước mắt.
Trả lời:
D. Thuỷ tấm tức, chảy
nước mắt.
Câu 6 (trang 87, 88): Ôi, ba! Thuỷ
không ngờ. Ba thật là... tình cảm. Ba đã nói “hộ” cho má những điều mà má chưa
nói với em... Thì ra... Em không còn bé nữa [...] Như thế là má chưa già. Như
thế là em đã lớn.
Các câu văn trên chủ yếu
khắc hoạ nhân vật Thuỷ ở phương diện nào?
A. Hình dáng.
B. Tâm trạng.
C. Hành động.
D. Ngôn ngữ.
Trả lời:
B. Tâm trạng
Câu 7 (trang 88): Trong văn bản Nắng trưa bồi hồi, người kể chuyện
là ai?
A. Người kể xưng “tôi”
và là nhân vật trong truyện.
B. Người kể xưng
“chúng tôi” và là nhân vật trong truyện.
C. Người kể mang tên một
nhân vật trong truyện.
D. Người kế không tham
gia vào câu chuyện.
Trả lời:
D. Người kế không tham
gia vào câu chuyện
Câu 8 (trang 88): Câu nào sau đây có trạng ngữ?
A. Chiều hôm qua, nhà
có khách.
B. Nắng đổ chang
chang.
C. Thuỷ không đi nữa.
D. Nắng trưa bồi hồi.
Trả lời:
A. Chiểu hôm qua, nhà
có khách.
Câu 9 (trang 88): Phương án nào nêu đúng nhiệm vụ của trạng ngữ
đã xác định được ở câu hỏi 8?
A. Chỉ thời gian.
B. Chỉ mục đích.
C. Chỉ địa điểm.
D. Chỉ phương tiện.
Trả lời:
A. Chỉ thời gian
Câu 10 (trang 88): Viết đoạn văn (khoảng 4 – 6 dòng) tóm tắt nội dung
truyện Nắng trưa bồi hồi.
Trả lời:
Chiều hôm qua, có cô
Hoa công tác ở Hội Phụ nữ tới gặp mẹ Thủy nhưng chỉ có Thủy ở nhà một mình. Thủy
chỉ chào hỏi, mời nước rồi để khách ngồi một mình, còn mình ngồi học bài. Mẹ Thủy
sau khi nghe chuyện đã tức giận và hai mẹ con có to tiếng với nhau. Thủy nghĩ
hành động của mình không sai và rất giận mẹ. Khi bố Thủy trở về nghe được câu
chuyện, ông đã phân tích cho Thủy nghe và kể cho Thủy mẹ đã vất vả và yêu
thương Thủy thế nào. Thủy nhận ra được sự hi sinh của mẹ, tình thương mẹ dành
cho mình và quyết định sẽ giúp đỡ mẹ nhiều việc để mẹ không bận lòng.
Hướng
dẫn tự học
1. Sưu tầm thông tin
(bài viết, hình ảnh, video,...) về các tác giả (Tạ Duy Anh, Nguyễn Nhật Ánh,
Cao Duy Sơn), các tác phẩm đã học trong Bài 9 (Bức tranh của em gái tôi, Điều
không tính trước, Chích bông ơi!,...) từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo,
internet,...
2. Đọc thêm một số
truyện ngắn có chủ đề về lòng nhân hậu, bao dung; về thái độ và cách ứng xử cao
đẹp, rộng lượng, vị tha, biết chia sẻ, cảm thông,...
3. Tìm kiếm và lưu lại những đoạn văn tả cảnh sinh hoạt hay.