Soạn bài ngữ văn 6 - Bài 10: Thực hành tiếng Việt - Cánh diều
Soạn bài 10: Thực hành tiếng Việt
Câu 1 trang 97: Tìm các từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực âm
nhạc được sử dụng trong bài viết Phạm
Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng. Các từ ngữ đó phù hợp với đề tài,
tính chất và bạn đọc của bài viết như thế nào?
Trả lời:
- Các từ ngữ
chuyên dùng trong lĩnh vực âm nhạc được sử dụng trong bài viết Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng:
sáng tác bài hát, nhạc phẩm, nhạc sĩ, hợp xướng, thu thanh, ca từ, giai điệu,
bài ca,…
→ Các từ ngữ đó phù hợp
với đề tài âm nhạc của bài viết và cho người đọc thấy rõ được quá trình ra đời
một bài hát, những thành phần của một bài hát,…
Câu 2 trang 97: Ghi lại những từ ngữ chuyên dùng trong lĩnh
vực bóng đá ở bài báo Điều gì
giúp bóng đã Việt Nam chiến thắng?. Các từ ngữ đó phù hợp với đề
tài, tính chất và bạn đọc của văn bản như thế?
Trả lời:
- Những từ ngữ
chuyên dùng trong lĩnh vực bóng đá ở bài báo Điều gì giúp bóng đã Việt Nam chiến thắng?: đội tuyển
bóng đá nam, vô định, tuyển nữ, U22, cầu thủ, sân thi đấu, đối thủ, sân tập, giải
đấu lớn, đội bóng, giải vô địch quốc gia, ăn ý, đồng đội, phòng ngự, tấn công,
huấn luyện viên, sơ đồ chiến thuật, cổ động viên,…
→ Các từ ngữ đó phù hợp
với đề tài đá bóng của văn bản và cho bạn đọc rõ được thành công của đội tuyển
Việt Nam, lí do giúp cho bóng đá Việt Nam chiến thắng.
Câu 3 trang 97, 98: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài
hát, ông cười trả lời: “Tôi viết trong hai tiếng cộng cả cuộc đời! Bởi nếu
không sống những ngày gian khổ, không nuôi khát vọng giải phóng dân tộc, làm
sao cảm xúc có thể vỡ òa cùng ngày chiến thắng. Để có được như ngày hôm nay,
chúng ta đã phải đổi bằng máu và nước mắt.”. (Nguyệt Cát)
a) Tìm trạng ngữ của
câu mở đầu đoạn văn và cho biết: Vì sao tác giả không cần nêu đích xác ngày
tháng như trong các văn bản Hồ
Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”, Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ (sách Ngữ văn 6, tập một, trang 90,
94)?
b) Tìm trạng ngữ của
câu thứ hai trong đoạn văn và cho biết: Nội dung trạng ngữ đó được giải thích ở
những câu tiếp theo như thế nào? Cách viết này phù hợp với yêu cầu thể hiện
nghĩa của văn bản (trình bày sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả)
như thế nào?
Trả lời:
a)
- Trạng ngữ của
câu mở đầu đoạn văn: Một lần, khi được hỏi về thời gian sáng tác bài
hát.
- Tác giả không
cần nêu đích xác ngày tháng như trong các văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”, Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ (sách Ngữ văn 6, tập một, trang 90, 94)
vì ý nghĩa của bài viết là tập trung vào hoàn cảnh ra đời và phát hành của bài
hát Như có Bác trong ngày đại
thắng giúp người đọc nắm được cảm xúc vỡ òa của tác giả khi
sáng tác bài hát, ý nghĩa bài hát đối với người dân Việt Nam.
b)
- Trạng ngữ của câu thứ
hai trong đoạn văn: Bởi nếu
không sống những ngày gian khổ, không nuôi khát vọng giải phóng dân tộc.
- Nội dung trạng ngữ
đó được giải thích ở những câu tiếp theo cho người thấy được sự vỡ òa trong cảm
xúc, nhấn mạnh ý để có được độc lập ngày hôm nay đã phải hi sinh biết bao xương
máu.
- Cách viết này phù hợp
với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản (trình bày sự kiện theo mối quan hệ
nguyên nhân – kết quả) ở chỗ trình bày rõ được mối quan hệ giữa nguyên nhân và
kết quả của bài.
Câu 4 trang 98: Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) nói về
cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể
thao.
Trả lời:
Thứ sáu vừa rồi, cả lớp
em đã cùng nhau đi xem chương trình ca nhạc ở Cung văn hóa thiếu nhi. Em thích
nhất chính là tiết mục cuối cùng. Đó là tiết mục hát gồm các bạn nhỏ ở mọi lứa
tuổi trong cung thiếu nhi cùng biểu diễn. Các bạn hát vang ca khúc Trái đất này
là của chúng mình, vừa hát vừa nhún nhảy thật là hay. Sau buổi biểu diễn hôm
đó, em trở về nhà mà dư âm của các ca khúc vẫn còn mãi trong đầu.