Soạn bài ngữ văn 6 - Bài 10: Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng - Cánh diều

 

Soạn bài 10: Đọc hiểu văn bản: Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

I. Chuẩn bị 

- Văn bản thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả thường bao gồm ba thông tin chính: nguyên nhân – diễn biến – kết quả, nhằm trả lời ba câu hỏi lớn: Vì sao lại xảy ra sự việc ấy?, Sự việc ấy diễn ra thế nào?, Kết quả ra sao?.

- Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả:

+ Văn bản được đăng ở kienthuc.net.vn – báo điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam và vào thời điểm 28/04/2013. Thời điểm đó là chuẩn bị kỉ niệm 38 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2013) và đó là ngày mà Phạm Tuyên sáng tác bài hát cách đây 38 năm.

+ Văn bản thuật lại sự kiện ra đời và phát hành của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng. Sự kiện ấy được nêu ở phần 2 của văn bản.

+ Thứ tự triển khai nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự kiện:

 - Nguyên nhân: Bản tin chiều ngày 28-4-1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho sự ra đời bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

 - Quá trình sáng tác: Trong nguồn cảm hứng dào dạt, hai tiếng đồng hồ sau bài hát được hoàn thành, không cần chỉnh sửa một câu

 - Quá trình phổ biến bài hát:

Khi tác giả đưa hội đồng duyệt thì mọi người lùi và để dành đến 7/5 kỉ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Không ngờ thắng lợi đến nhanh thế, cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam yêu cầu tác giả ra một bài mới nhân dịp giải phóng miền Nam.

Tác giả lập tức đưa luôn bài hát mình vừa sáng tác và được đi thu thanh.

- Suốt đêm hôm ấy, mỗi đọc tin chiến thắng đều phát thanh bài hát đó.

+ Các yếu tố như nhan đề, sa pô, đề mục, hình ảnh,… trong văn bản có tác dụng thuật lại các sự kiện theo trật tự thời gian, trình bày một cách khoa học, dễ hiểu, sinh động thu hút người đọc và giúp họ ghi nhớ, nắm bắt những sự kiện chính.

+ Ý nghĩa của việc thuật lại kiện ra đời và phát hành của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng giúp người đọc hình dung được cả một quá trình dẫn đến sự kiện đó và từ đó nắm được cảm xúc vỡ òa của tác giả khi sáng tác bài hát, ý nghĩa bài hát đối với người dân Việt Nam.

- Đọc trước văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng; tìm hiểu thêm về nhạc sĩ Phạm Tuyên, bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng và Chiến thắng 30-4-1975:

+ Phạm Tuyên sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930 là một nhạc sĩ nổi tiếng người Việt Nam quê ở Hải Dương, cựu Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội. Ông có sáng tác nhiều cho lớp trẻ. Nhiều bài hát thiếu nhi đã trở thành bài truyền thống qua nhiều thế hệ như: Tiến lên đoàn viênChiếc đèn ông sao,... Ông còn viết nhiều bài cho tạp chí, Đài phát thanh và truyền hình giới thiệu về thẩm mỹ âm nhạc, về tác giả và tác phẩm, là người đề xướng và chỉ đạo nhiều cuộc thi mang tính chất toàn quốc.

+ Bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng được chọn để phát vào chương trình thời sự đặc biệt lúc 17h khi Việt Nam chính thức công bố tin giải phóng miền Nam trước toàn thế giới. Bài hát có giai điệu giản dị, gần gũi, lời ca ngắn gọn, súc tích, cả nhan đề và lời chưa đến 60 từ, chính vì vậy bài hát được phổ biến một cách rộng rãi ở Việt Nam và nước bạn.

+ Chiến thắng 30-4-1975: là sự kiện Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tiến vào thành phố Sài Gòn, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng nội các tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào 11 giờ 30 phút sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến …bài hát bất hủ ấy): Giới thiệu vấn đề

- Phần 2 (Tiếp theo đến …có người khác viết hay): Quá trình bài hát ra đời

- Phẩn 3 (Còn lại): Ý nghĩa của bài hát

Tóm tắt tác phẩm Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

Văn bản thuật lại sự kiện ra đời bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Bài hát do Phạm Tuyên sáng tác. Ngay đầu tháng 4-1975, tin chiến thắng vang dội từ các chiến trường phía Nam đã thôi thúc các nhạc sĩ sáng tác. Và đến chiều 28-4-1975, bản tin về hành động oanh tạc sân bay Tây Sơn Nhất của Nguyễn Thành Trung là cú hích để Phạm Tuyên cho ra đời bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Tác giả muốn viết lên một ca khúc hòa chung niềm vui chiến thắng của đất nước. Suốt đêm 30-4, ngày 1-5, bài hát được cất lên vang dội qua loa phát thanh. Bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” đã vượt qua sự thử thách của thời gian, đến với mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, có nơi còn được dùng như bài ca “giã bạn”…

II. Đọc hiểu

1. Trong khi đọc

Câu hỏi 1 trang 91: Chú ý thời điểm đăng bài báo.

Trả lời: 

Thời điểm đăng bài báo là 28/04/2013.

Câu hỏi 2 trang 91: Nêu tác dụng của sa pô bài báo.

Trả lời: 

Tác dụng của sa pô bài báo cho chúng ta biết thời gian sáng tác bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng là hai tiếng và cộng cả cuộc đời của Phạm Tuyên.

Câu hỏi 3 trang 91: Các dấu ngoặc kép trong phần 2 dùng để làm gì?

Trả lời: 

Các dấu ngoặc kép trong phần 2 dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của Phạm Tuyên, mọi người trong hội đồng kiểm duyệt, ông Trần Lâm – giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.

Câu hỏi 4 trang 91: Chỉ ra câu văn nói về nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của bài hát.

Trả lời: 

Câu văn nói về nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của bài hát: Bản tin chiều ngày 28-4-1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho sự ra đời bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

Câu hỏi 5 trang 92: Chú ý những thông tin về quá trình sáng tác và phổ biến bài hát.

Trả lời: 

- Thông tin về quá trình sáng tác: Trong nguồn cảm hứng dào dạt, hai tiếng đồng hồ sau bài hát được hoàn thành, không cần chỉnh sửa một câu

- Thông tin phổ biến bài hát:

+ Khi tác giả đưa hội đồng duyệt thì mọi người lùi và để dành đến 7/5 kỉ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

+ Không ngờ thắng lợi đến nhanh thế, cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam yêu cầu tác giả ra một bài mới nhân dịp giải phóng miền Nam.

+ Tác giả lập tức đưa luôn bài hát mình vừa sáng tác và được đi thu thanh.

+ Suốt đêm hôm ấy, mỗi đọc tin chiến thắng đều phát thanh bài hát đó.

Câu hỏi 6 trang 93: Ở phần 3, tác giả muốn khẳng định điều gì?

Trả lời: 

Ở phần 3, tác giả muốn khẳng định số phận đặc biệt của bài hát – tồn tại mãi với thời gian, đến với mọi tầng lớp, chứa đựng cảm xúc vỡ òa cùng ngày chiến thắng.

2. Câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 trang 93: Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng thuật lại sự kiện gì?

Trả lời: 

Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng thuật lại sự kiện ra đời và phát hành của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

Câu 2 trang 93: Chỉ ra bố cục của văn bản và xác định nội dung chính của mỗi phần.

Trả lời: 

Văn bản có ba phần:

- Phần 1: Giới thiệu về câu chuyện ra đời bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

- Phần 2: Nguyên nhân, quá trình sáng tác và phổ biến bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

- Phần 3: Ý nghĩa của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

Câu 3 trang 93Tìm trong văn bản những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

Trả lời: 

Trong văn bản những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng:

- Hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho sự ra đời bài hái.

- Tác giả thấy phải viết ngay một cái gì đó góp một tiếng reo vui cùng mọi người mừng chiến thắng.

Câu 4 trang 93: Những biểu hiện nào cho thấy bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng “có số phận đặc biệt”? 

Trả lời: 

Những biểu hiện cho thấy bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng “có số phận đặc biệt”:

- Vượt qua thử thách của thời gian, đến với mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, không phân biệt biên giới quốc gia.

- Tất cả mọi người đều hát được bài hát ấy.

- Nó còn được dùng như một bài ca để kết thúc cuộc gặp gỡ,…

Câu 5 trang 93: Câu nói của nhạc sĩ Phạm Tuyên ở cuối bài nhằm khẳng định điều gì?

Trả lời: 

Câu nói của nhạc sĩ Phạm Tuyên ở cuối bài nhằm khẳng định rằng để có độc lập ngày hôm nay, đất nước đã phải đổi bằng xương bằng máu. Qua đó, chúng ta thấy được tình yêu nước mãnh liệt, dạt dào của Phạm Tuyên khi truyền tải qua bài hát và cả cuộc đời ông.

Câu 6 trang 93Hãy nghe hoặc hát bài Như có Bác trong ngày đại thắng và viết lại suy nghĩ, cảm xúc của em (khoảng 5 – 6 dòng) về bài hát.

Trả lời: 

Bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng là khúc hát hân hoan, là niềm khát vọng hòa bình của dân tộc sau gần 100 năm sống trong bom rơi đạn nổ. Với giai điệu tươi vui, sôi nổi, em cảm nhận được phần nào không khí ăn mừng chiến thắng lúc đó. Bài hát luôn gắn liền Bác Hồ với Tổ quốc phải chẳng nhằm chỉ công lao vĩ đại của Bác và đường lối của Đảng đã giúp Việt Nam tự do như xưa?

III. Tổng kết

1. Nội dung

Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng là văn bản cung cấp thông tin về bài hát Như có Bác trong ngày vui đại thắng: tác giả, hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa,... đem đến tri thức nghệ thuật cho độc giả.

2. Nghệ thuật

Cấu trúc chặt chẽ, rõ ràng, có dẫn chứng, trích lời nói cụ thể của nhân vật làm tăng tính chân thực.

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức