Ngữ văn 6 - Bài 9: Điều không tính trước - Cánh diều

 

Soạn bài đọc hiểu văn bản:

Điều không tính trước

I. Chuẩn bị 

- Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp,… Chi tiết và lời văn trong truyện rất cô đọng.

- Khi đọc truyện ngắn:

+ Truyện kể về việc từ vụ xích mích trong trận bóng đá mà Nghi và nhân vật tôi trở thành những người bạn. Thời gian và địa điểm xảy ra câu chuyện là vào chiều hôm đó tại ngã tư đường.

+ Truyện có những nhân vật: tôi, Nghi, Phước. Nhân vật chính là “tôi”, dễ xúc động, cáu giận, nông nổi những cũng rất tốt bụng.

+ Truyện kể theo ngôi kể thứ nhất và có tác dụng bộc lộ chân thực những suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật tôi.

+ Truyện nêu lên vấn đề bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo trước khi giải quyết một vấn đề nào đó. Vấn đề ấy có liên quan đến cuộc sống hiện nay khi mà mọi người luôn bốc đồng, cư xử theo ý kiến chủ quan mà bỏ qua các yếu tố khách quan bên ngoài. Từ đó, cá nhân em cũng cần phải thay đổi cách ứng xử trước một sự việc nào đó.

- Đọc trước truyện Điều không tính trước; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Nhật Ánh:

+ Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955 tại Quảng Nam, được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi mới lớn và rất được độc giả ưa chuộng.

+ Ông đã xuất bản khoảng 100 đầu sách văn xuôi, là một trong số rất ít những nhà văn Việt Nam hiện đại sống tốt bằng nghề viết của mình.

Bố cục

+ Phần 1 (Từ đầu đến lăn đùng ra đất): Nguyên nhân và sự chuẩn bị cho trận đánh nhau.

+ Phần 2 (Còn lại): Điều không lường trước khi giải quyết mâu thuẫn.

Tóm tắt tác phẩm Điều không tính trước

Trong một trận đấu bóng giao hữu nhân vật tôi đã bị Nghi bắt lỗi “việt vị”. Vô cùng ấm ức và khó chịu nên nhân vật tôi đã tìm cách để đánh dằn mặt thằng Nghi. Nhân vật tôi đã tìm vũ khí chiến đấu, còn rủ thêm cả thằng Phước, chuẩn bị kế hoạch rất cụ thể chi tiết để đánh thằng Nghi. Ai ngờ khi đón đầu Nghi ở ngã tư để chuẩn bị đánh nhau, thì Nghi cũng tìm tới mình nhưng để đưa cho cuốn sách về luật chơi đá bóng và rủ đi xem phim. Kết chuyện cả ba bạn cùng đi xem phim trong vui vẻ và không còn nhớ tới kế hoạch ban đầu nữa.

II. Đọc hiểu

1. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 71: Chú ý ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó.

Trả lời: 

Truyện kể theo ngôi kể thứ nhất và có tác dụng bộc lộ chân thực những suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật tôi.

Câu hỏi trang 71: Tình huống dẫn đến ý định “đánh nhau” là gì?

Trả lời: 

Tình huống dẫn đến ý định “đánh nhau” là do bàn thắng của nhân vật tôi không được công nhận vì Nghi cho rằng đó là việt vị xong lại còn trêu tức nhân vật tôi.

Câu hỏi trang 71: Chú ý các lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy rõ hơn đặc điểm nhân vật “tôi”.

Trả lời: 

Chú ý các lời đối thoại của hai nhân vật tôi và Phước cho chúng ta thấy rõ đặc điểm nhân vật “tôi” là dễ nóng giận, hiếu thắng.

Câu hỏi trang 72: So với dự định ban đầu thì sự việc xảy ra ở phần 3 khác như thế nào?

Trả lời: 

So với dự định ban đầu là xảy ra đánh nhau, khiến cho Nghi phải “nhớ đời” thì sự việc xảy ra ở phần 3 là Nghi mang cuốn luật bóng đá và rủ mọi người đi xem phim về tình bạn.

Câu hỏi trang 72: Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?

Trả lời: 

Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc nhân vật tôi chặn đường Nghi, thấy lo lắng khi Nghi tìm mình, sợ hãi khi bị trả thù.

Câu hỏi trang 73: Trong phần 4, điều gì khiến người đọc hồi hộp?

Trả lời: 

Trong phần 4, điều khiến người đọc hồi hộp là lúc Phước giương ná thun, kéo căng sợi thun và chuẩn bị bắn vào Nghi, không nhận ra dấu hiệu ngừng bắn của nhân vật tôi.

Câu hỏi trang 73: Qua phần 4, em thấy Nghi là người như thế nào?

Trả lời: 

Qua phần 4, em thấy Nghi tuy là người nóng giận, trêu chọc ở trận đá bóng thế nhưng lại suy nghĩ thấu đáo, tìm cách giải quyết vấn đề cùng tốt cho hai bên, tốt bụng.

Câu hỏi trang 74: Tranh minh họa nhắc em nhớ tới câu tục ngữ nào về sự đoàn kết?

Trả lời: 

Một cây làm chẳng nên non,/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

2. Câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 74: Câu chuyện được kể theo ngôi nào? Dẫn ra một ví dụ về lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện Điều không tính trước.

Trả lời: 

- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. 

- Dẫn ra một ví dụ trong truyện Điều không tính trước về:

+ Lời người kể chuyện: Tôi chuẩn bị đánh nhauÝ nó bảo tôi giỏi tài nấp sắn ở sân đối phương để rình cơ hội ghi bàn “bất hợp pháp”.

+ Lời nhân vật: Nghi – Lần sau đừng “ăn cắp trứng gà” nữa nghen!; Phước – Đánh nhau ấy à?...

Câu 2 trang 74: “Điều không tính trước” trong câu chuyện là điều gì? Qua đó, em thấy nhân vật Nghi là người thế nào?

Trả lời: 

- “Điều không tính trước” trong câu chuyện là không xảy ra vụ đánh nhau nảy lửa mà thay vào đó là giải quyết khúc mắc và cùng nhau đi xem phim. Qua đó, em thấy nhân vật Nghi tuy là người nóng giận, trêu chọc ở trận đá bóng thế nhưng lại suy nghĩ thấu đáo, tìm cách giải quyết vấn đề cùng tốt cho hai bên, tốt bụng.

Câu 3 trang 74: Nhân vật “tôi” trong truyện là người như thế nào? Hãy chỉ ra một số chi tiết (hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,…) mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm nhân vật “tôi”.

Trả lời: 

- Nhân vật “tôi” trong truyện là người dễ xúc động, cáu giận, nông nổi những cũng rất tốt bụng.

- Một số chi tiết (hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,…) mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm nhân vật “tôi”:

+ Đi tìm vũ khí trả thù lại Nghi: Được rồi, nếu mày muốn gây sự, ông sẽ cho mày biết tay!

+ Rủ Phước tham gia trận chiến trả thù cùng mình cùng với những lời nói khiêu khích: Chẳng lẽ mày sợ thằng Nghi… Bỏ qua sao được!...

+ Khi nhìn thấy Phước chuẩn bị “khai hỏa” thì ngay lập tức đứng chắn giữa Phước và Nghi. 

Câu 4 trang 75: Điều gì tạo nên sự hấp dẫn trong phần kết thúc của câu chuyện (phần 4).

Trả lời: 

Điều tạo nên sự hấp dẫn trong phần kết thúc của câu chuyện đó chính là họ cùng nhau đi xem phim và trờ thành bạn bè.

Câu 5 trang 75: Theo em, qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều gì đối với em là thấm thía và sâu sắc nhất? Vì sao?

Trả lời: 

Theo em, qua câu chuyện, tác giả muốn phê phán sự nóng giận, hành động thiếu suy nghĩ hay việc lựa chọn bạo lực để giải quyết vấn đề; ca ngợi cách giải quyết thấu đáo, bằng lí lẽ, cùng nhau gắn kết tạo mối quan hệ tốt đẹp. Đối với em điều thấm thía và sâu sắc nhất đó chính là phê phán việc lựa chọn bạo lực để giải quyết vấn đề. Vì đây là một hành vi, ý định, suy nghĩ xấu, không tốt đẹp. Nếu ai ai cũng lựa chọn làm theo điều đó thì toàn bộ thế giới này chỉ có bạo lực, mọi người sẽ không sống yên ổn hay yêu thương nhau nữa.

Câu 6 trang 75: Em hiểu như thế nào về kết thúc truyện: “Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ […]”?

Trả lời: 

Theo em, kết truyện mang đến một ý nghĩa nhân văn về sự đoàn kết trong tình bạn. Thay vì đánh nhau, gây ra hận thù ghen ghét thì cả ba bạn cùng đoàn kết, kết bạn với nhau, chơi với nhau để đem lại niềm vui, hạnh phúc. Từ đó cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ lúc khó khăn trong cuộc sống.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Văn bản kể về việc giải quyết một mâu thuẫn trong trận bóng giữa nhân vật tôi và Nghi. Mỗi người lại có những suy nghĩ và cách giải quyết khác nhau trước một vấn đề. Tuy nhiên, nếu như đoàn kết, giải quyết theo hướng tích cực thì mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn.

2. Nghệ thuật

Kể chuyện theo ngôi thứ nhất cùng việc miêu tả tâm lý nhân vật vô cùng chân thực.

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức