Ngữ văn 6 - Bài 7: Thực hành đọc hiểu: Gấu con chân vòng kiềng - Cánh diều
Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Gấu con chân vòng kiềng
I.
Chuẩn bị
- Khi đọc văn bản Gấu
con chân vòng kiềng:
+ Câu chuyện được kể trong bài thơ: Mọi người chê bai chân vòng kiều của gấu con.
+ Những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản:
- Gấu con đi dạo trong rừng nhặt quả
thông bị quả rơi trúng đầu nên ngã.
- Sáo, đàn thỏ trêu chọc chân vòng kiềng
của gấu.
- Gấu về nhà mách mẹ và được mẹ khuyên nhủ.
- Gấu luống cuống, vướng chân và ngã nghe
cái bộp.
- Gấu con, gấu mẹ, gấu bố chân vòng kiềng.
→ Tác dụng: Khiến người
đọc thấy rõ được quá trình gây dựng sự tự tin trong người gấu con.
+ Một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ:
- Sử dụng từ láy: líu lo, luống cuống,…
- Từ ngữ giản dị, gần gũi với trẻ thơ
+ Ý nghĩa của bài thơ và những nhận thức, tình cảm của em:
- Tự tin về bản thân mình, về những khiếm
khuyết của bản thân mình.
- Không được chê bai, đánh giá ngoại hình
của người khác.
- Đọc trước bài thơ Gấu
con chân vòng kiềng; tìm hiểu thêm về nhà văn An-đrây A-lếch-xê-ê-vích U-xa-chốp
(Andrey Alekseyevich Usachev):
+ An-đrây A-lếch-xê-ê-vích
U-xa-chốp sinh năm 1958, là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi.
+ Ông sinh tại
Mát-xcơ-va, có tác phẩm xuất bản từ năm 1985.
- Bố cục: 2 phần.
+ Phần 1 (5 khổ đầu):
Gấu con bị loài vật khác trêu chọc về chân vòng kiềng.
+ Phần 2 (Còn lại): Gấu
con sau nghe mẹ giải thích rất tự tin vào chân vòng kiềng của mình.
II.
Đọc hiểu
Câu
hỏi giữa bài Gấu con chân vòng kiềng
Câu 1. Tại
sao ngoài con sáo, tác giả còn đưa thêm chi tiết “Cả đàn năm con thỏ” cùng nhận
xét về “chân vòng kiềng” của gấu con.
Tác giả đưa thêm chi
tiết trên khiến cho gấu con cảm thấy tất cả mọi người đang cười chê mình, điều
đó làm nó xấu hổ, tủi thân hơn.
Câu 2. Tại
sao gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định:
“Vòng kiềng giỏi nhất vùng/Chính là ông nội đấy”.
Gấu mẹ nói với gấu con
những điều trên để chứng minh rằng chân vòng kiềng không xấu, cả bố mẹ và ông nội
- người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân như vậy. Chính vì điều đó, gấu con có
thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì điều đó.
Câu
hỏi cuối bài Gấu con chân vòng kiềng
Câu 1 trang 39
Kể
lại câu chuyện trong bài thơ theo diễn biến tâm trạng của gấu con trong khoảng
7 dòng.
Tôi đang đi dạo trong
khu rừng nhỏ để nhặt những quả thông nhỏ. Đột nhiên có một quả thông rụng vào đầu
khiến tôi luống cuống nên bị ngã. Chị sáo liền trêu chọc tôi. Thấy vậy, đàn thỏ
cũng hùa theo nói tôi là chân vòng kiềng. Tất cả mọi người đều hùa theo nói tôi
như vậy. Tôi buồn bã trở về nhà mách mẹ. Mẹ lại ngạc nhiên nói rằng đôi chân
vòng kiềng rất đẹp. Cả bố, mẹ và ông nội - người giỏi nhất vùng cũng đều có đôi
chân như thế. Tôi nghe lời mẹ nên cảm thấy vui vẻ và tự tin hơn.
Câu 2 trang 39
Ngoại
hình của gấu con trong cảm nhận của sáo và thỏ như thế nào? Điều này có ảnh hưởng
gì đến gấu con?
- Ngoại hình của gấu con trong cảm nhận của
sáo và thỏ: Có đôi chân vòng kiềng rất xấu.
- Điều này khiến gấu con cảm thấy tủi
thân, xấu hổ và tự ti.
Câu 3 trang 39
Tại
sao ở hai dòng số 43 và 44, gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng của mình
và tự tin vào rừng đi dạo?
Gấu con đã lắng nghe lời
khuyên của mẹ, nhận ra đôi chân vòng kiềng không hề xấu mà còn tự hào hơn.
Câu 4 trang 39
Theo
em, ngoại hình của một người có quan trọng không? Chúng ta có nên trêu chọc người
khác về ngoại hình không? Vì sao?
- Ngoại hình của một người có quan trọng,
nhưng không phải là yếu tố quyết định tất cả.
- Chúng ta không nên trêu chọc về ngoại
hình của người khác. Bởi không ai sinh ra đã đẹp đẽ, hoàn hảo. Lời trêu chọc
sẽ vô tình gây ra sự tổn thương, khiến họ trở nên tự tin hơn.
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Cách đối xử của các loài vật khác với gấu con chân
vòng kiềng
- Hoàn cảnh gặp gỡ:
+ Gấu con đi dạo trong rừng nhỏ, nhặt
những quả thông.
+ Đột nhiên bị một quả thông rụng vào
đầu, vấp chân ngã.
- Thái độ của các loài vật:
+ Con sáo: Hét thật to trêu chọc.
"Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc!".
+ Cả đàn 5 con thỏ: Núp trong bụi hùa
theo, hét thật to "Đến xấu!".
+ Tất cả: đều chê bai "Gấu con
chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ..."
→ Số lượng động vật chê bai tăng dần:
một con sáo → 5 con thỏ → Tất cả khu rừng.
→ Điệp ngữ: "Gấu con chân vòng kiềng"
nhấn mạnh đặc điểm của gấu con là có đôi chân vòng kiềng.
Dấu ba chấm cuối câu tạo độ mở, dư âm
của tiếng trêu đùa còn theo mãi cho đến khi gấu về nhà.
➩ Nếu
như một người có suy nghĩ ác ý thì sau đó sẽ lan ra rất nhiều người. Sự ác
ý xuất phát từ những điều nhỏ nhất.
2. Diễn biến tâm lí của gấu con chân vòng kiềng
- Khi vừa đi dạo: rất vui vẻ, yêu đời
"Hát líu lo, líu lo." → Từ láy, điệp từ thể hiện sự hồn nhiên,
yêu đời của gấu con.
- Khi gặp tai nạn: "luống cuống,
vướng chân", "ngã nghe cái bộp" → Từ láy, câu cảm thán thể
hiện sự luống cuống, bối rối của chú gấu.
- Khi bị trêu chọc về ngoại
hình:
+ Chạy về mách mẹ "Vòng kiềng thật
xấu hổ/ Con thà chết còn hơn" → Chạy về với tình thương yêu, với gia
đình.
+ Nấp sau cánh tủ, tủi thân khóc to
"Cả khu rừng này chê/ Chân vòng kiềng xấu, xấu!"
→ Sự tủi thân, uất ức, xấu hổ của gấu
con về ngoại hình của mình.
- Sau khi nghe mẹ gấu giải thích:
+ Mẹ gấu giải thích:
- Khen chân đẹp
"Chân của con rất đẹp,/ Mẹ luôn thấy tự hào!"
- Không chỉ có
mình con chân vòng kiềng, đây là nét di truyền "Chân mẹ vòng kiềng
nhé/ Cả chân bố cũng cong" và cả ông nội.
- Nhấn mạnh việc
chân vòng kiềng không ảnh hưởng đến tài năng vì: Hoán dụ "Vòng
kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!"
+ Tâm trạng gấu con:
- Bình tâm trở
lại ngay.
- Ăn bánh mật.
- Kiêu hãnh bước
ra hét to "Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo!"
→ Thái độ: tự hào, không quan tâm lời
người khác phê bình về ngoại hình. Nhận thấy rằng vòng kiềng không có gì là xấu.
➩
Diễn biến tâm trạng hợp lý: tủi thân → tự hào. Khẳng định ngoại hình không
quan trọng bằng tài năng, tâm hồn.
III.
Tổng kết
1.
Nội dung
Gấu con chân vòng kiềng nêu lên vấn đề
về ngoại hình của con người. Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và
không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.
2.
Nghệ thuật
Thể thơ năm chữ cùng các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, hoán dụ,...