Ngữ văn 6 - Bài 6: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ - Cánh diều
Bài 6: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
1. Định hướng
a)
Định nghĩa: Viết
bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ là kể lại một việc làm, một hoạt động,
một tình huống,… mà người viết đã trực tiếp trải qua. Trong bài viết, người kể
thường xuyên “tôi” – ngôi thứ nhất.
b) Để kể lại một trải nghiệm đáng nhớ,
các em cần lưu ý:
- Xác định
một sự việc, một tình huống hoặc hoạt động đáng nhớ mà em đã trực tiếp trải qua
hoặc tham gia.
Ví dụ: một chuyến tham quan, một lần mắc lỗi,…
- Ghi lại
các chi tiết cụ thể gắn với địa điểm, thời gian, con người, hành động, suy
nghĩ, cảm xúc,…
Ví dụ: Có thể hình dung về một trải nghiệm đã qua của
Dế Mèn trong văn bản Bài học đường
đời đầu tiên như sau:
Sự việc |
Nhân vật |
Bối cảnh |
Cảm xúc, thái độ của “tôi” |
Sang
chơi nhà Dế Choắt. |
-
“Tôi” |
Cái
hang của Dế Choắt (một “ngôi nhà” tuềnh toàng, được làm rất sơ sài, dễ bị
phát hiện). |
Tự đắc,
khinh khỉnh, coi thường Dế Choắt; không “bận tâm”, thờ ơ trước lời đề nghị
giúp đỡ của Dế Choắt. |
Trêu
chị Cốc. |
-
“Tôi” |
Một
buổi chiều, “tôi” ra đứng cửa hang, xem hoàng hôn xuống, thấy chị Cốc đậu gần
cửa hang. |
Tự đắc,
xấc xược, coi thường chị Cốc. |
Chứng
kiến cái chết của Dế Choắt. |
-
“Tôi” |
Ở cửa
hang nhà Dế Choắt, chị Cốc không nhìn thấy ai ngoài Dế Choắt nên đã nghĩ Dế
Choắt chính là kẻ đã trêu mình. |
Hốt
hoảng, hối hận, ăn năn. |
- Ghi lại
bài học hoặc kinh nghiệm mà em rút ra được sau trải nghiệm đó.
Ví dụ: Bài học mà Dế Mèn đã rút ra trong trải nghiệm
“đường đời đầu tiên”.
“…ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà
không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình”
2. Thực hành
Bài tập: Viết
bài văn (khoảng 2 trang) kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.
a) Chuẩn
bị
- Đọc
và xác định yêu cầu của bài tập về kiểu bài, nội dung và dung lượng bài viết.
- Nhớ lại
một chuyến đi có nhiều kỉ niệm của em.
- Xem lại
ảnh về chuyến đi (nếu có).
b) Tìm
ý và lập dàn ý
- Tìm
ý bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi như:
+ Chuyến
đi diễn ra trong hoàn cảnh nào (đi với ai, tham quan hay đi du lịch, khi nào,
đi đâu)?
+ Chuyến
đi diễn ra như thế nào (gặp ai, nhìn thấy gì, có hoạt động nào, có chuyện gì
đáng nhớ,…)?
+ Cảm
xúc, thái độ, ấn tượng của em trong chuyến đi như thế nào?
- Lập
dàn ý: lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp theo ba phần của bài văn. Tham
khảo cách lập dàn ý sau:
+ Mở
bài: Nêu khái quát về chuyến đi đáng nhớ mà em muốn kể.
Cuộc sống
hiện đại cuốn chúng ta vào guồng quay cùng sự phát triển nhộn nhịp khiến ta đôi
khi buông lơi những mối quan hệ tưởng chừng như rất quan trọng trong một khoảng
thời gian nào đó. Chỉ đến khi gặp lại họ, một cách tình cờ, ta mới thấy bản
thân đã mất đi những gì.
+ Thân
bài:
- Nêu lí do có chuyến đi
đáng nhớ.
Chuyến
đi ấy là phần thưởng mà bố mẹ dành cho tôi sau một năm dài nỗ lực học tập khi
thành công đỗ vào một trường cấp 2 trọng điểm của tỉnh với điểm số khá cao.
- Kể lại hành trình chuyến
đi: bắt đầu, đường đi, điểm đến,…
Chuyến
đi được diễn ra vào giữa tháng 7, gia đình tôi quyết định trốn ánh nắng chói
chang của mùa hè đất Bắc để đến với không khí trong trẻo, mát mẻ của Đà Lạt.
Trước khi ghé Đà Lạt, cả gia đình tôi bay đến Nha Trang để thăm một vài người bạn
của bố. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm cảm giác đi máy bay. Nhìn
từ cửa sổ, những đám mây trắng trẻo, bồng bềnh chưa bao giờ gần tôi đến thế. Cứ
ngỡ như có thể vươn tay ra mà chạm vào chúng, mà cảm nhận chúng một cách trọn vẹn
nhất. Bay đến Nha Trang, chúng tôi được thiết đãi rất nhiều thứ đặc sản miền
Trung như bánh canh, hải sản, bánh xèo,… Nha Trang cũng là một vùng đất mới lạ
nhưng nó vẫn đem đến cho tôi cảm giác thân thuộc bởi tôi cũng được sinh ra ở
vùng biển. Những thứ như hải sản, cát trắng, biển xanh,… đều khá quen thuộc đồi
với tôi. Vậy nên điều tôi háo hức nhất vẫn là chuyến đi đến Đà Lạt sau 2 ngày
lưu lại nơi này.
- Kể lại sự việc đáng nhớ
hoặc miêu tả quang cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,…
ở những nơi em đã đi qua.
Nhà tôi
thuê một chiếc taxi để trải nghiệm đường rừng từ Nha Trang đến Đà Lạt. Đường rừng
chưa được cải thiện nhiều, đường rất gồ ghề khó đi. Nhưng bỏ qua những trở ngại
ấy, tôi đắm chìm vào những cánh rừng bạt ngạt, xanh mướt. Gần đến Đà Lạt rừng
càng dày đặc, không khí cũng dễ chịu hơn. Tôi còn nghe thấy cả tiếng chim lảnh
lót hót vang khu rừng đem lại cảm giác bình yên chưa từng có. Ở thành phố bây
giờ rất khó kiếm tiếng chim hót vì chúng bị chiếm hết những ngôi nhà xanh để
xây dựng đô thị, nhà cao tầng, chung cư… Tôi thích Đà Lạt cũng vì cái lẽ đó. Tôi
thích khung cảnh bình yên và nhẹ nhàng.
Cả nhà
tôi dành 3 ngày để ở lại Đà Lạt và trải nghiệm thành phố của tình yêu này.
Chúng tôi đi thăm vườn hoa, trải nghiệm chợ đêm Đà Lạt và thử đi ngựa rồi đi xe
đạp quanh thành phố. Đà Lạt yên bình và nhẹ nhàng lắm. Ở Đà Lạt, chúng tôi được
trải nghiệm cái mà người ta gọi là “một ngày bốn mùa”. Sáng như mùa xuân, trưa
như mùa hè, chiều mang hơi thở mùa thu và tối lạnh như chớm đông. Tối nào tôi
cũng đòi bố mẹ đến chợ đêm vì tôi yêu thích trải nghiệm ẩm thực nơi đây với sữa
chua dâu, sữa đậu, bánh canh, bánh tráng nướng,… Nhưng có một trải nghiệm mà
tôi không thể quên, đó là gặp được bạn cũ của mình ở đó. Ánh là người bạn thân
thời câp 2 của tôi. Chúng tôi đã trải qua 4 năm cấp 2 với biết bao trải nghiệm
cùng nhau từ vui đến buồn. Chúng tôi đã từng hứa sẽ trở thành bạn thân cho đến
mãi về sau. Vậy mà cuối cùng, Ánh lại không đỗ vào ngôi trường mơ ước của chúng
tôi. Còn tôi, khi vào môi trường mới và có chút áp lực về việc phải giữ vững
phong độ học tập, vô tình đã quên mất người bạn ấu thơ này. Cho đến khi bất ngờ
gặp Ánh tại hội chợ, cô bạn cũng đi du lịch ở đây vào dịp này, tôi chợt sững
người lại. Chúng tôi nhìn nhau rất lâu trước khi có thể mở lời chào nhau. Mọi
thứ trở nên gượng gạo, ngượng ngùng cứ như thể những con người mới quen nhau lần
đầu. Cuối cùng, bọn tôi xin phép bố mẹ để cùng đi với nhau một lúc. Chúng tôi
ngồi lại, kể cho nhau nghe về cuộc sống trong thời gian vừa rồi. Ánh có nói một
câu khiến tôi rất đau lòng “Tớ thấy cậu vui vẻ với những người bạn mới quá nên
tớ ngại làm phiền cậu”. Ôi chữ “phiền”! Tôi đâu có ngờ được sự vô tâm của mình
đã khiến bạn mình đau lòng như thế. Tôi ân hận vô cùng vì sự việc ấy. Chúng tôi
đã ngồi bên nhau rất lâu, nói với nhau những điều giấu trong lòng và quyết định
làm hòa. Kết thúc chuyến đi, chúng tôi về cùng nhau và từ đó vẫn giữ mối quan hệ
thân thiết đến bây giờ.
+ Kết
bài:
- Điều gì đáng nhớ nhất ở
chuyến đi?
- Suy nghĩ về bài học rút
ra từ chuyến đi hoặc mong ước về những chuyến đi bổ ích, lí thú tiếp
theo,…
Chuyến
đi vừa rồi đã mang lại cho tôi nhiều điều. Nó mang lại những giây phút giải trí
thoải mái sau quãng thời gian học tập căng thẳng. Nó mang lại những kiến thức về
văn hóa, địa lí,… về vùng đất mới. Nhưng đặc biệt, nó tìm lại cho tôi một tình
bạn đẹp. Tôi nhận ra rằng: Không có điều gì có thể phá vỡ tình bạn ngoài sự vô
tâm của bản thân. Tôi mong muốn có được nhiều thời gian hơn với Ánh, có thể là
trong một chuyến đi mới, để có thể lưu giữ tình bạn này. Mong rằng tất cả mọi
người hãy quan tâm hơn đến những người xung quanh mình để không phải hối hận
như tôi đã từng.
c) Viết
- Dựa
vào dàn ý đã lập về viết bài văn kể lại một chuyến đi đáng nhớ.
- Lưu ý:
+ Sử dụng
các từ ngữ thể hiện được trình bày thời gian hoặc diễn biến sự việc; các từ
láy, từ tượng hình, tượng thanh để đặc tả được các sự vật, hiện tượng, hoạt động
được đề cập; chú ý các từ liên kết giữa các phần, các đoạn.
+ Thể
hiện những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân một cách chân thực, tự nhiên.
d) Kiểm
tra và chỉnh sửa
- Kiểm
tra:
+ Kiểm
tra về nội dung: xem nội dung bài viết đã đúng với yêu cầu của đề bài và dàn ý
chưa.
+ Kiểm
tra về hình thức: rà soát lỗi về chính tả, ngữ pháp, dùng từ, viết câu, liên kết
đoạn, hình thức của từng đoạn,…
- Chỉnh
sửa:
+ Đánh
dấu những chỗ mắc lỗi.
+ Nêu
cách sửa chữa các lỗi.
Bài
tham khảo
Vừa kết thúc học kì I, nhà trường và hội phụ
huynh thống nhất tổ chức một chuyến đi tham quan di tích lịch sử. Đây vừa là phần
thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong học kì vừa qua mà đó còn là dịp để chúng
em thêm hiểu biết về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc. Là một
chuyến đi chơi nhưng đồng thời cũng phục vụ thiết thực cho việc học của chúng
em. Đó là chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa.
Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, ban tổ
chức đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa, nơi
thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của
Việt Nam, chứa đựng bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã
biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương và Mị
Châu – Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa
danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện kì bí, hấp dẫn này.
Để bắt
đầu chuyến tham quan, các lớp sẽ tập trung ở trường trước 6 giờ sáng. Sau đó mỗi
lớp sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh của lớp đó cùng thực hiện
chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học nên sau ba mươi
phút tập trung thì các đoàn xe bắt đầu chuyển bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp
chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch
sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háo hức, chờ mong.
Sau hai
tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành Cổ Loa, đến đây,
chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành
trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di
tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là
nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và
câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và con trai của Triệu Đà – Trọng
Thủy.
Không
gian của khu di tích thành Cổ Loa cũng cổ kính, trang nghiêm, mang màu sắc dân
gian như trong những câu chuyện cổ, những mái nhà ngói đỏ, những cây đa, cây đề
lớn, có lẽ chúng cũng đã sống qua rất nhiều năm rồi, là nhân chứng cho những sự
kiện lịch sử. Trung tâm của di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương
Vương, đây là điện thờ chính nên rất rộng lớn và trang nghiêm, dẫn vào đền thờ
phải đi qua một khoảng sân rộng lớn, hai bên sân có trồng rất nhiều cây cổ thụ,
em có cảm tưởng những cây cổ thụ như những người hiền thần luôn ở bên, trung
nghĩa với vua An Dương Vương vậy.
Ngôi đền
có mái cong hình đầu rồng vô cùng trang nghiêm, trong điện được trưng bày những
câu đối lớn bằng tiếng Hán. Chính giữa của điện thờ là một bức tượng An Dương
Vương uy nghi trong bộ hoàng bào, ngồi từ trên cao nhìn xuống, cảm xúc chung của
chúng em khi vào điện thờ An Dương Vương chính là sự tôn kính, tự hào. Hai bên
điện thờ là những bức tượng của những vị quan có công với dân, với nước, những
người hiền thần có công giúp vua An Dương Vương dựng nước.
Bên cạnh
đền thờ An Dương Vương là một am nhỏ thờ công chúa Mị Châu, công chúa Mị Châu
là con gái của vua An Dương Vương, vì ngây thơ, cả tin mà Mị Châu có một kết
thúc thật bi thảm. Bức tượng công chúa Mị Châu trong am thờ là một bức tượng
không đầu, nó làm cho em nhớ lại sự việc công chúa Mị Châu bị vua cha trừng phạt
khi nghe Rùa Vàng kết tội, nhìn hình ảnh bức tượng không đầu khiến cho chúng em
vô cùng xót xa cho người công chúa này. Nàng là một người ngây thơ, cả tin vì
quá tin tưởng vào người chồng mà vô tình lộ bí mật quốc gia, dẫn đến bi kịch mất
nước nhà tan. Theo em thì Mị Nương là một người đáng thương hơn đáng trách. Nhà
thơ Tố Hữu cũng từng bày tỏ sự cảm thông đối với Mị Châu qua những vần thơ như
sau:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu
Đằng
sau truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy là bài học về giữ nước,
nhưng ta đều cảm thông cho sự dại khờ, thủy chung của công chúa Mị Châu cùng
cái chết đầy oan nghiệt của nàng.
Chuyến tham quan di tích thành Cổ Loa là một
chuyến đi thực sự bổ ích và lí thú, chúng em biết nhiều hơn về những câu chuyện
lịch sử, được tận mắt chứng kiến những nơi diễn ra câu chuyện lịch sử ấy. Thông
qua chuyến đi chúng em cũng thêm hiểu hơn về những bài học trên lớp, là cơ hội
để chúng em mở mang sự hiểu biết.