Ngữ văn 6 - Bài 10: Tóm tắt văn bản thông tin - Cánh diều
Bài 10: Tóm tắt văn bản thông
tin
1.
Định hướng
a) Tóm tắt văn bản là nêu ngắn gọn nội dung chính của một văn bản nào đó.
b) Việc tóm tắt văn bản thông tin có thể được tiến hành theo trình tự sau:
Ví dụ: Bản tóm tắt văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?
2.
Thực hành
Bài tập: Em hãy tóm tắt văn bản “Những phát minh
“tình cờ và bất ngờ””.
a) Chuẩn bị
- Đọc kĩ văn bản “Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”.
- Dự kiến cách trình
bày bản tóm tắt.
b) Tìm ý
- Văn bản thuật lại 4
phát minh, theo thứ tự: đất nặn → kem que → lát khoai tây chiên → giấy nhớ.
- Ở mỗi phát minh:
+ Đất nặn:
- Nhà phát minh:
Giô-sép Mác Vích-cơ
- Nguyên nhân: Ga được
sử dụng nhiều hơn, loại bột đất sét đặc biệt không bán chạy, công ti thua lỗ.
- Diễn biến và kết
quả: Năm 1957, trộn những chất bột nhão để mô phỏng độ dẻo của đất sét và làm
ra đồ chơi trẻ em với nhiều màu sắc.
+ Kem que:
- Nhà phát minh:
Phrăng Ép-pơ-xơn
- Nguyên nhân: Vô
tình dùng một chiếc que trộn bột soda khô và nước lại với nhau.
- Diễn biến và kết
quả: Phát hiện ra một “que kẹo băng” và khi nếm sẽ có hiện tượng nổ li ti. Năm
1923 đánh dấu ra đời kem que.
+ Lát khoai tây chiên
- Nhà phát minh: Gioóc Crăm
- Nguyên nhân: Crăm
khi ấy đang cố phục vụ món khoai tây Pháp.
- Diễn biến và kết
quả: Do liên tục bị trả món, Crăm đã mất bình tĩnh, làm theo yêu cầu thái lát mỏng
hơn và giòn hơn. Sau đó, chúng trở nên phổ biến.
+ Giấy nhớ:
- Nhà phát minh:
Xpen-xơ Vin-vơ và Át Phrai
- Nguyên nhân: Không
biết sử dụng chất dính tạm trong phòng thí nghiệm vào việc gì.
- Diễn biến và kết
quả: Do có thể dính một vật có trọng lượng nhỏ lên bề mặt mà không làm hư hại,
Vin-vơ đã giúp Át Phrai dán một số tờ giấy lên cuốn sách của mình và từ đó phát
minh ra đời.
c) Viết
- Có thể viết bản tóm
tắt thành một đoạn văn, trong đó dùng lời văn của em kết hợp với việc sử dụng
các từ ngữ chỉ thứ tự hoặc từ nối để kết nối các thông tin cụ thể hoặc có thể
trình bày các thông tin chính của văn bản theo một sơ đồ nhất định.
- Bản tóm tắt phải có đầy đủ các thông tin về nguyên nhân và kết quả của sự kiện.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
- Đọc lại bản tóm tắt.
- Xem xét, phát hiện và sửa các lỗi về nội dung và hình thức của bản tóm tắt.