Đề thi học kì 1 - Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức - Năm học 2022 - 2023
Cuối học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6
Thời
gian làm bài: 90 phút
(không
kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn dưới đây
và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:
“Trong hang Én, hàng vạn
con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang,
trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời”
của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp
nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp
chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc
ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc
đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”
(Trích Hang Én, Hà My,
Ngữ văn 6, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021)
Câu 1. Đoạn văn trên giúp em khám phá được
hình ảnh nào?
A. Sự chăm sóc của con
người dành cho gia đình én.
B. Cuộc du ngoạn của
khách tới thăm hang Én.
C. Cuộc sống của chim
én trong hang.
D. Sự sống của con người
và én trong hang.
Câu 2. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu:
“Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện
diện của nhóm du khách” nhằm nhấn mạnh điều gì?
A. Loài én cũng có cuộc
đời như những con vật khác.
B. Loài én cũng có đời
sống như con người.
C. Hãy trân trọng cuộc
đời của loài chim én.
D. Loài én cũng cần sự
tự do trong cuộc đời của mình.
Câu 3. Biện pháp tu từ nhân hóa trong câu
văn: “Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay
đôi; én ra rang chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,…” có tác dụng gì?
A. Giúp người đọc hình
dung được cảnh sinh sống của loài én.
B. Tái hiện sinh động
cuộc sống tấp nập của gia đình loài én.
C. Thể hiện khả năng
dùng từ ngữ linh hoạt của tác giả.
D. Cả 3 phương án A, B
và C.
Câu 4. Việc đến khám phá những nơi xa sẽ mở rộng
tầm hiểu biết cho chúng ta. Theo em, hành trình đó còn đánh thức những điều gì ở
con người?
A. Sự hiểu biết về
loài én
B. Giúp tinh thần sảng
khoái
C. Tinh thần trách nhiệm
với công việc hằng ngày
D. Tình yêu thiên
nhiên, đất nước và sự trân trọng những giá trị của cuộc sống
PHẦN II. VĂN HỌC VÀ CUỘC SỐNG (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Hãy nêu hiểu biết của em về thể loại
du kí? Nêu tên một tác phẩm khác Hang Én) có cùng thể loại đó.
Câu 2 (2,0 điểm). Việc trải nghiệm và ghi chép lại những
kiến thức sẽ trở thành tư liệu quý giá của riêng mỗi người. Trong văn bản Hang
Én, tác giả đã chia sẻ những cảm nhận của mình về cuộc sống hoang dã của loài
én. Theo em, điều đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3 (5,0 điểm). Trong văn bản Hang Én, tác giả đã viết
về những trải nghiệm của mình, miêu tả khung cảnh thiên nhiên, sinh hoạt và những
con người mình đã gặp gỡ. Cuộc sống thật phong phú biết bao. Em hãy quan sát và
miêu tả lại một khung cảnh ấn tượng mà em từng trải nghiệm qua những chuyến đi
của mình.
ĐÁP ÁN
Phần I (2,0 điểm).
Mỗi câu trả lời đúng
cho 0,5 điểm.
Câu 1. C
Câu 2. B
Câu 3. D
Câu 4. D
Phần II (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
- Du kí là thể loại kí
ghi chép về những chuyến đi tới một vùng đất, xứ sở nào đó. Người viết kể lại
hoặc miêu tả những điều mắt thấy, tai nghe trong hành trình của mình.
- Văn bản cùng thể loại:
Cô Tô.
Câu 2 (2,0 điểm)
- Cách viết của tác giả
khiến bạn đọc ấn tượng, thích thú, hình dung được cuộc sống và khung cảnh thiên
nhiên kì bí, sinh động và phong phú ở hang Én.
- Mở rộng vốn hiểu biết,
khả năng tìm tòi, khám phá cho mỗi người.
- Khơi gợi ý thức bảo
vệ môi trường, thiên nhiên hoang dã,...
- Khơi dậy trong chúng
ta tình yêu quê hương đất nước,... Cách chia sẻ ấy không làm chúng ta sợ hãi và
sống xa thiên nhiên mà khơi gợi trong ta sự hứng thú muốn khám phá thiên nhiên
quanh mình.
Câu 3 (5,0 điểm)
Gợi ý: bài văn cần đảm
bảo:
* Hình thức:
- Đúng hình thức bài
văn có bố cục 3 phần.
- Diễn đạt rõ ràng,
lưu loát, không mắc các lỗi về chính tả.
* Nội dung: Học sinh
trình bày sáng tạo trải nghiệm và miêu tả lại những điều đó.
- Mở bài: Giới thiệu
được cảnh ấn tượng mà em từng trải nghiệm qua những chuyến đi.
- Thân bài:
+ Tả bao quát quang cảnh
(không gian, thời gian, hoạt động chính,...).
+ Tả những hoạt động,
cách sinh hoạt của con người, con vật nơi đó.
+ Dùng từ ngữ phù hợp,
các hình ảnh so sánh, nhân hóa để miêu tả những cảnh ấn tượng trong chuyến trải
nghiệm.
- Kết bài: Nêu cảm
nghĩ, ấn tượng của em về khung cảnh em được trải nghiệm.