Phân tích tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu
Đề
bài: Phân tích tác phẩm "Chiếc thuyền
ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu.
I. Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa
+ Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiêu biểu
của nền văn học Việt Nam hiện đại với nhiều cống hiến, luôn trăn trở về cuộc đời
con người cũng như về sứ mệnh người nghệ sĩ.
+ Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa chứa đựng những giá trị nhân văn, những triết lý sâu sắc về đời người bằng ánh nhìn đa diện, nhiều chiều của tác giả, về mối liên quan chỉ cách nhau một ranh giới thật mỏng manh là hiện thực cuộc đời và nghệ thuật.
2. Thân bài
* Tình huống truyện bất ngờ
và hai phát hiện của Phùng:
- Phát hiện cảnh đắt trời cho:
+ Cảnh chiếc thuyền lưới vó cập bến dưới ánh nắng hồng hồng
mờ ảo - Bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ.
+ Vẻ đẹp toàn bích toàn diện khiến Phùng bối rối, ngỡ ngàng
và hạnh phúc.
+ Vẻ đẹp của nghệ thuật là vẻ đẹp của đạo đức.
- Phát hiện thứ hai - Nghịch lý cuộc sống, vẻ xấu xí
sau cái hoàn mỹ, toàn bích:
+ Người đàn bà xấu xí bước ra
+ Cảnh người chồng bạo lực người vợ, cảnh con đánh bố, cảnh
bố đánh con
+ Phùng vỡ lẽ hóa ra ranh giới giữa cái vẻ đẹp toàn mỹ, toàn
bích và sự thật nghiệt ngã xấu xa của cuộc sống chỉ cách nhau một bức màn mỏng
manh, chúng chẳng thể chịu được sự tàn phá của hiện thực cuộc đời đầy xấu xí.
* Nhân vật người đàn bà
làng chài - trung tâm câu chuyện:
- Hiện thân chung cho sự khốn khổ của những người phụ nữ
miền biển, chị mang trên mình ba nỗi đau lớn:
+ Ngoại hình xấu xí: Cao to, thô kệch, mặt rỗ,…
+ Nghèo túng, đông con, thuyền chật
+ Bị bạo hành gia đình, phải nhẫn nhục chịu đựng, tổn thương
cả về thể xác lẫn tinh thần dai dẳng.
- Vẻ đẹp của người phụ nữ đằng sau lớp vỏ xấu xí, khốn khổ:
+ Lòng bao dung, thông cảm, biết ơn với người chồng vũ phu,
luôn nhận hết lỗi về mình.
+ Tình mẫu tử thiêng liêng, đức hi sinh cao cả, chỉ sống vì
con cái, luôn nghĩ về những lúc gia đình hòa thuận ấm êm.
+ Sự thâm trầm, thấu tình đạt lý, chỉ ra sự ngây thơ và đơn
giản trong cách nhìn cuộc sống của Phùng và Đẩu, khiến họ thông suốt về hiện thực
cuộc sống.
* Nhân vật Phùng và tấm ảnh
được chọn
- Nghệ sĩ Phùng vẫn mang tấm ảnh đó về tòa soạn, quả nhiên tấm
ảnh đã được chọn, được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ
thuật:
- Phùng vẫn luôn nhận thấy trong bức ảnh của mình:
+ “cái màu hồng hồng của sương mai” (biểu tượng cho nghệ thuật)
và người đàn bà nghèo khổ bước ra từ bức tranh (hiện thân cho đời thực).
=> Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát
li khỏi cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.
- Nhận ra rằng không thể giải phóng con người khỏi đói
nghèo, khỏi bạo lực gia đình chỉ bằng lòng tốt và pháp luật.
- Hiểu rằng không thể chỉ dùng cái nhìn phiến diện một chiều
để đánh giá toàn thể sự việc, mà phải dùng đôi mắt trực quan nhiều chiều để suy
xét và tìm hiểu.
* Một số nhân vật khác
- Chánh án Đẩu:
+ Là người đại diện cho công lý, luật pháp; có lòng tốt, sẵn
sàng bảo vệ công lý.
+ Đẩu mới nhìn cuộc đời của người đàn bà vùng biển ở một
phía, anh chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân.
- Nhân vật người chồng
+ Vốn là một “anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm”
+ Một gã đàn ông vũ phu, tàn nhẫn, ích kỉ.
+ Một nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt.
- Thằng bé Phác
+ Một cậu bé giàu tình cảm yêu thương đối với mẹ.
+ Nhưng cũng giống như Đẩu, Phùng, nó mới chỉ nhìn thấy ở
cha nó ở khía cạnh độc ác, tàn nhẫn mà chưa hiểu được “lẽ đời” bên trong.
+ Hình ảnh tiêu biểu của những đứa trẻ trong những gia đình
có nạn bạo hành.
3. Kết bài
- Giá trị nội dung:
+ Nguyễn Minh Châu sâu sắc nhận ra rằng “Ngọc lành có vết,
việc đời đa đoan”, làm chi đâu có cảnh toàn bích, toàn mỹ, chẳng qua ấy chỉ là
bề nổi, ẩn sâu sau đó là những hiện thực phũ phàng.
+ Người nghệ sĩ phải dùng một đôi mắt đa diện, thấu hiểu để
nhìn nhận những vẻ đẹp đạo đức và nhân văn, chớ nên chạy theo những vẻ đẹp dẫu
hào nhoáng mà trống rỗng, vô hồn.
- Giá trị nghệ thuật: Xây dựng hình ảnh chiếc thuyền
ngoài xa giàu giá trị biểu tượng; lựa chọn điểm nhìn trần thuật sắc sảo,
giàu suy tư; ngôn ngữ kể chuyện khách quan, chân thực, giàu sức thuyết phục.
- Cảm nhận của em về truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa".
Bài văn tham khảo:
Phân tích Chiếc thuyền
ngoài xa
Nguyễn Minh Châu
là một trong những cây văn viết văn xuôi giàu chất thơ và dằm sâu chất triết
lý. Trong đó, “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những sáng tác mang
hơi hướng nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu mà qua đó ông còn thể hiện được nhiều
triết lý, ý nghĩa qua những hình ảnh nhỏ.
“Chiếc thuyền
ngoài xa” là một tác phẩm có tình huống truyện rất độc đáo. Nó được thể hiện
qua những phát hiện chân thực của nhân vật Phùng. Tình huống truyện đầy bất ngờ
và chứa nhiều câu chuyện mà qua đó tạo bước ngoặt trong nhận thức của nhân vật
về nghệ thuật và cuộc sống.
Phát hiện đầu tiên dưới con mắt của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng
là một bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ. Sau một tuần kiên nhẫn phục kích làm việc
nhưng Phùng vẫn chưa chụp được một bức ảnh ưng ý thì trong một buổi sáng sương
mù, lác đác mấy hạt mưa Phùng đã có dịp ghi lại những cảnh đẹp thiên nhiên chân
thực. Đó là hình ảnh một chiếc thuyền lưới vó, đó là bầu sương mù trắng như sữa
và có vài bóng người… Những hình ảnh hiện lên vô cùng đơn giản và bình dị. Dường
như tác giả rất dụng công trong việc tỉ mỉ điều khiển đội quân ngôn ngữ của
mình.
Qua đó thấy được sự tài hoa của ngòi bút Nguyễn Minh Châu
trong việc tả cảnh cùng với việc sử dụng nghệ thuật so sánh đầy tài ba, từ láy
có giá trị gợi hình rất cao giúp nhà văn chạm khắc được một bức tranh bằng ngôn
ngữ tuyệt mĩ, chân thực và sinh động. Dường như ngòi bút Nguyễn Minh Châu còn
đang tranh tài với tạo hóa để rồi ngoại cảnh kia hóa thân trong những trang văn
rất đẹp của Nguyễn Minh Châu. Đây cũng là niềm vui, sự hứng khởi của nhân vật
Phùng sau những ngày ròng rã chưa tìm được những chi tiết đắt giá, bức ảnh mà
mình ưng ý. Có lẽ vì thế mà khiến anh bấm máy liên tục để ghi lại khoảnh khắc hạnh
phúc, đẹp rạng rỡ này của thiên nhiên.
Sau bức tranh thiên nhiên rạng rỡ ấy thì cũng là khi nhân vật
Phùng tiếp tục phát hiện ra đằng sau nó là một bức tranh cuộc sống đầy nghịch
lý. Lúc này, nhân vật Phùng đứng với cự ly gần hơn nên có thể nhìn rõ được hình
ảnh người phụ nữ trạc ngoài 40 tuổi, cao lớn, thô kệch, mệt mỏi sau một đêm thức
trắng. Còn người đàn ông kia với tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền,
chân đi hình chữ bát… Một hình ảnh hiện lên không có tính thẩm mỹ với sự thật
trần trụi của cuộc sống hiện tại. Với những hình ảnh này nó đối lập hoàn toàn
ngược lại với bức tranh tuyệt bích mà trước đấy nhân vật Phùng đã phát hiện. Đoạn
văn miêu tả hành động cục súc mà người đàn ông vừa đánh vừa nguyền rủa người
đàn bà.
Trái lại, người đàn bà kia không có ý thức phản kháng mà cam
chịu và không hề chống trả. Chưa dừng ở đó, tiếp tục hành động tát vào mặt những
đứa trẻ. Đây đều là những hình ảnh xấu xí, phi nhân tính, phi đạo đức của cuộc
sống và để lại nhiều ngỡ ngàng cho nhân vật Phùng. Anh không chỉ ngạc nhiên, giận
dữ còn tỏ thái độ bất bình, ”vứt chiếc máy ảnh xuống đất định ngăn cản”… Nhưng
chưa kịp thực hiện thì anh đã bị Phác lao tới ngăn cản. Qua đó, thấy được ở
Phùng không chỉ là người nghệ sĩ yêu cái đẹp mà anh còn thể hiện là người dám
lên án cái xấu, ngăn chặn cái xấu lại.
Cũng chính những phát hiện đắt giá của nhân vật Phùng qua bức
tranh cuộc sống đầy nghịch lý ấy mà Nguyễn Minh Châu cũng thể hiện được thông
điệp đó là: Đằng sau cái đẹp không phải bao giờ cũng là cái thiện, cái đạo đức
mà có cả những xấu xa, bất công. Và để có những phát hiện đầy đủ nhất thì người
nghệ sĩ phải khám phá về mọi mặt để hiểu và trân trọng những thứ chân thực ở cuộc
sống.
Từ những phát hiện ấy mà Nguyễn Minh Châu còn hé mở và gieo vào lòng người đọc những nội dung mang tính triết lý hơn qua cảnh người đàn ông bạo hành những đứa trẻ nhỏ. Đó là một vấn đề rất đáng được quan tâm và là chi tiết đắt giá của toàn bài. Vấn đề bạo lực gia đình dường như vẫn còn nhen nhóm trong lòng tác giả. Thông qua tác phẩm, Nguyễn Minh Châu cũng thể hiện thông điệp của cuộc sống. Tác giả lên án thói vũ phu, tàn bạo của người đàn ông và ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, lên tiếng bảo vệ cuộc sống tương lai cho những đứa trẻ khi phải sống trong cảnh bạo lực.