Ngữ văn 6 – Bài 9: Viết: Kể lại một trải nghiệm của bản thân - Chân trời sáng tạo
Ngữ văn 6 – Bài 9: Viết: Kể lại một trải nghiệm của bản thân
Em đã có kỹ năng viết bài văn kể lại trải nghiệm của bản
thân ở Bài 1 Những trải nghiệm trong đời (Ngữ văn 6 tập 1). Với
bài học này, em sẽ tiếp tục sử dụng những kỹ năng đó để kể lại một trải nghiệm
có ý nghĩa đối với đời sống tâm hồn mình và học thêm cách thể hiện cảm xúc đối
với sự việc được kể.
Yêu cầu đối với kiểu bài
- Dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm của bản thân.
- Sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý.
- Kết hợp kể, tả và thể hiện cảm xúc của người kể đối với sự
việc.
- Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.
- Bài viết đảm bảo bố cục:
+ Mở bài: Giới thiệu được trải nghiệm.
+ Thân bài: Trình bày diễn biến của sự việc và cảm xúc của bản
thân đối với trải nghiệm.
+ Kết bài: Nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đối với người viết.
Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:
Trải nghiệm về một chuyến đi.
Hãy nhớ lại đặc điểm bài văn kể lại một trải
nghiệm của bản thân và trả lời những câu hỏi dưới đây:
1. Ngôi kể trong bài viết trên là ngôi thứ mấy?
Ngôi kể được sử dụng trong bài viết là ngôi kể thứ nhất.
2. Người viết chia sẻ trải nghiệm gì? Nêu những
sự việc chính và chỉ ra trình tự của những sự việc ấy.
Người viết chia sẻ trải nghiệm đi du lịch tại bản Cát
Cát cùng gia đình. Những sự việc chính và trình tự của sự việc là:
- Buổi sáng hôm ấy, cả nhà cùng di chuyển từ trung tâm thị
trấn Sa Pa đến bản Cát Cát.
- Gia đình có một ngày vui chơi và khám phá bản Cát
Cát.
- Chiều lạnh, cả nhà cùng quay trở về.
3. Người viết đã thể hiện cảm xúc bằng những
câu văn, chi tiết nào? Từ đó cho biết, chúng ta có thể dùng những cách nào để
thê hiện cảm xúc đối với sự việc được kể?
Người viết đã thể hiện cảm xúc qua những câu văn như "Mọi
thứ thật lạ lẫm, thú vị.", "Thật là một bản nhạc êm dịu của thiên
nhiên.", "Lòng tôi đầy nuối tiếc.".
Từ đó, chúng ta có thể thể hiện cảm xúc đối với sự việc được
kể qua những lời cảm thán, hay những lời khen, chê hay lời đầy tiếc nuối.
4. Những trải nghiệm đó có ý nghĩa như thế nào
đối với tâm hồn của người viết?
Những trải nghiệm đó có ý nghãi vô cùng to lớn đối với tâm hồn
người viết, giúp nguời viết có tâm hồn tươi đẹp hơn, yêu thiên nhiên, con người
và đất nước mình hơn.
5. Em học được điều gì từ cách kể về một trải
nghiệm của bản thân?
Em học được cách kể về một trải nghiệm của bản thân là kể
theo trình tự đan xen các yếu tố miêu tả, bộc lộ cảm xúc cho câu chuyện thêm
sinh động.
Đề bài: Viết
một bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên
phong phú hơn.
Hướng dẫn quy trình viết
Dựa vào những hướng dẫn về quy trình viết đã học trong bài
những trải nghiệm trong đời để hoàn thành bài viết.
Để xác định đúng yêu cầu đề bài, em có thể hồi tưởng lại những
hoạt động, kỷ niệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn. Ví dụ:
- Một chuyến đi đáng nhớ đến vùng đất mới.
- Một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em tham dự.
- Một buổi tham quan, triển lãm nghệ thuật mà em ấn tượng.
- Một hoạt động thiện nguyện, cộng đồng em tham gia.
…
Sau khi viết xong, em dùng bảng kiểm dưới đây để tự chỉnh sửa
bài viết.
Các phần của bài
viết |
Nội dung kiểm
tra |
Đạt/ Chưa đạt |
Mở bài |
- Dùng ngôi thứ nhất để kể. - Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm. - Dẫn dắt chuyển, gợi sự tò mò, hấp dẫn của người đọc. |
|
Thân bài |
- Trình bày hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ
ràng. - Miêu tả chi tiết các sự việc. - Thể hiện cảm xúc của người tiếp đối với sự việc được kể. |
|
Kết bài |
Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. |
|
Khi chỉnh sửa bài văn, em lưu ý nêu cụ thể cảm xúc của mình
bằng cách trả lời câu hỏi: Tôi đã cảm nhận như thế nào về những sự việc được kể?
Gợi ý:
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành phố và thôn quê khác nhau như thế
nào chưa? Trong kì nghỉ hè năm ngoái, tôi đã về quê ngoại chơi, tôi đã có được
trải nghiệm đáng nhớ, những bài học mà chỉ có thôn quê dạy cho tôi hiểu. Đối với
tôi, đây là kì nghỉ hè đáng nhớ nhất trong kí ức.
Tháng 6, chúng tôi thi hết học kì hai kết thúc năm học vất vả.
Tôi lên chuyến xe khách của một bác người quen ở quê ông ngoại nên rất yên tâm
(do bố mẹ tôi bận đi công tác) bắt đầu kì nghỉ hè. Những ngày đầu tôi khá xa lạ
với cuộc sống ở nơi đây. Mọi người thức dậy rất là sớm để đi làm, ăn cơm cũng rất
đúng bữa, tối thì tĩnh lặng không ồn ã như trên thành phố. Nhưng dần tôi cũng
làm quen với nó. Thật tuyệt, cuộc sống bình lặng trôi qua như vậy đó!
Hơn một tháng sau, trên những cánh đồng trải dài khắp các
làng quê đã đến vụ thu hoạch lúa. Lần đầu tiên, tôi được ngoại cho đi thu gặt
lúa cùng. Dưới cái nắng bức oi ả của mùa hè, tất cả mọi người vẫn chăm chỉ gặt
lúa, tay ai người nấy gặt nhanh thoăn thoắt, rồi những con bò hì hục kéo lúa về.
Trên đồng, mỗi nhà ba bốn người đi gặt gọi nhau í ới, nói chuyện rôm rả, cười
đùa để quên đi cái mệt nhọc. Tối hôm ấy về nhà, tôi nằm suy nghĩ, tôi đi gặt mới
biết sự mệ nhọc của người nông dân, sự vất vả để có được bát cơm ngon hằng
ngày. Nếu cứ ở thành phố mãi, tôi sẽ chẳng bao giờ biết được hạt gạo có được từ
đâu.
Gần hết kì nghỉ là lúc tôi phải chuẩn bị quay trở lại thành
phố. Bố mẹ tôi đã về quê đón tôi và đã kể cho họ nghe những gì tôi trải qua, cảm
nhận về cuộc sống nơi đây. Nó gần gũi, bình dị và ấm áp đến lạ thường.
Kì nghỉ là một trải nghiệm đặc biệt với tôi. Lần đầu tôi được sống trong cuộc sống bình yên đến thế khác xa nơi đô thị phồn hoa. Tôi càng thêm yêu quê hương của mình.