Ngữ văn 6 – Bài 9: Thực hành tiếng Việt - Chân trời sáng tạo
Ngữ văn 6 – Bài 9: Thực hành tiếng Việt
1. Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của
ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại
thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức
chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế
nào?
Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi là cây ổi cứ ra hoa rồi rụng hết công sức ông chăm sóc đều bằng không.
2. Đọc đoạn trích sau:
[...] "Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác
tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây.
Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang
xanh nhạt, căng bóng.".
a) Xác định câu văn sử dụng câu trúc câu nhiều thành phân vị
ngữ.
Câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ
là: "Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày
kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây." và "Màu
xanh nhạt chuyển dần sang ửng vàng, thớm phức, gọi chim về ríu ran khắp trước
sân nhà.".
b) Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành
phân vị ngữ trong đoạn văn.
Tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị
ngữ là: Nhấn mạnh ý muốn nói của người viết trong câu và làm sinh động câu viết
hơn, mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng, sự vật nào đó.
3. Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm
trong câu: "Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm ngày
thơ ấu.”.
Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm, vui vẻ ngày
thơ ấu.
4. Viết một câu văn sử đụng nhiều vị ngữ với mục đích mở rộng
nội dung kể hoặc tả về một đối tượng nào đó.
Những ngày hè oi ả, các bác nông dân vẫn đang cần mẫn trên
cánh đồng người thì nhổ mạ, người thì cấy lúa.
5. Đọc đoạn văn sau:
"Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người. Làng có đứa
bé mới chào đời, giữa một ngày đông buốt giá. [...] Trong bếp, ngọn lửa nhảy
nhót reo vui phần phật, khỏi bay lên qua mái nhà rất thanh, rất cao."
a) Tìm các từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hoá trong đoạn
văn trên.
Từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên
là: vui, nhảy nhót reo vui.
b) Nêu
tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hoá trong đoạn văn đó.
Tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong đoạn văn
là làm cho câu văn thêm dặc sắc, có hồn hơn, nhấn mạnh cảm xúc của khói cũng
như một con người.
* Viết ngắn
Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với 1 người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu có nhiều vị ngữ và 1 câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.
Bài làm
Hồi em vừa lên lớp 6, giờ ra chơi nào, em cũng hớn hở,
cùng các bạn chạy đi chơi khắp sân trường. Hôm đó, chúng em được nghỉ học sớm
không báo trước, nên bố mẹ chưa đến đón kịp. Tự nhiên lúc ấy, trời lại đổ mưa
rào. Khiến trên sân có đầy những vũng nước to nhỏ. Thế là em cũng các bạn rủ
nhau ra sân chơi. Dưới cơn mưa chúng em hò reo, rượt đuổi nhau vô cùng vui vẻ.
Đang chạy nhảy, bất chợt em ngã xuống giữa vũng nước, chị nước bắn tung tóe khắp
nơi, chị nước còn làm em ướt hết người. Cùng lúc đó, mẹ em đến đón. Về đến nhà,
mẹ liền đưa em đi tắm gội thay áo quần khô rồi mới mắng em một trận nên thân.
Sau hôm đó, em bị cảm đến gần một tuần mới khỏi. Sau lần đó, em trở nên ngoan
ngoãn và nghe lời mẹ hơn, không nghịch ngợm lung tung nữa. Và mỗi khi trời đổ
mưa, thì em lại bồi hồi mà nhớ về kỉ niệm ngốc nghếch ấy của mình.
- Câu có nhiều vị ngữ: Hồi
em vừa lên lớp 6, giờ ra chơi nào, em cũng hớn hở, cùng các bạn chạy đi chơi khắp
sân trường.
- Biện pháp nhân hóa: chị nước