Ngữ văn 6 – Bài 11: Đọc: Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm sáng tạo cho Góc truyền thống của trường? - Chân trời sáng tạo
Ngữ văn 6 – Bài 11:
Đọc:
Tình huống 3
Làm
thế nào để thực hiện một sản phẩm sáng tạo cho Góc truyền thống của trường?
Câu hỏi trang 104
Nếu em là thành viên câu lạc bộ, em sẽ giải quyết như thế
nào?
Trả lời:
- Nếu em là thành
viên câu lạc bộ, trước hết em gửi lời cảm ơn tới người gửi đã đóng góp ý tưởng
cho hoạt động.
- Từ tấm hình được
sưu tập các thành viên có thể lấy đó làm cảm hứng sáng tác một câu chuyện, một
bài thơ hay một bài hát tuyên truyền cho hoạt động lần này.
- Nó có thể gần gũi với các bạn hơn vì nó được gửi từ chính một trong số các bạn và lan tỏa thông điệp một cách tích cực hơn.
Hướng
dẫn giải quyết tình huống
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết.
a) Đọc hiểu tình huống.
- Em hiểu gì về Góc truyền thông trong trường học?
Góc truyền thông là nơi cập nhật, thông báo các tin tức quan
trọng nhanh nhất tới các bạn học sinh trong trường.
- Em hiểu thế nào về các từ "lắng nghe" và "lời
thở than" trong tên chủ đề?
Lắng nghe: Là một quá trình chủ động, tập trung và mong
muốn thấu hiểu nội dung của người nói; phân tích những gì họ nói rồi
đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện.
Lời thở than: Dùng lời để thổ lộ những nỗi buồn
rầu đau khổ.
- Hình vẽ trong tình huống có thể được miêu tả lại như thế
nào?
Hình vẽ trong tình huống có thể được miêu tả dưới một sản phẩm
sáng tạo như sáng tác thơ, vẽ tranh cổ động,...
- Em liên tưởng đến bài thơ, câu chuyện, đoạn phim nào khi
xem hình vẽ trên?
Em có liên tưởng đến: Phim Rừng thiêng; When Elephants Were
Young; Khi đàn chim trở về; Whispers: An Elephant’s Tale...
- Thông điệp mà em nhận được từ hình vẽ trên là gì?
Thông điệp mà em nhận được: Cần bảo vệ rừng, bảo vệ động vật.
- Người bạn đã nhờ các thành viên CLB thực hiện việc gì?
Người bạn nhờ CLB gợi cảm hứng sáng tạo về một sản phẩm từ tấm
hình được gửi.
b) Nhận biết vấn đề trọng tâm.
- Vấn đề trọng tâm của tình huống này là gì?
Gợi cảm hứng về sản phẩm từ tấm hình.
- Dựa trên căn cứ nào để xác định vấn đề trọng tâm?
Vấn đề được xác định dựa trên yêu cầu viết trong thư của người
viết, bức ảnh, các gợi ý sản phẩm từ người viết.
Bước 2: Tìm kiếm và lựa chọn giải pháp.
a) Thu thập thông tin, ý tưởng.
- Liệt kê những hiểu biết mà em cho là cần thiết để giải quyết
tình huống.
+ Các thông tin về nạn chặt phá rừng và những tác hại của việc
chặt phá rừng.
Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng
nguyên sinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria. Tổng cục Lâm
nghiệp thống kê khoảng 22.800 ha rừng bị thiệt hại giai đoạn 2011-2019, trong
đó nguyên nhân cháy rừng gần 14.000 ha, phá rừng hơn 9.000 ha. Theo Tổng cục
Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm (2012-2017), diện tích rừng tự nhiên
bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được duyệt chiếm 89% tổng
diện tích rừng giảm; còn lại là do phá rừng trái pháp luật làm mất 11%. Từ tổng
hợp của 58 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy, trong khoảng 5 năm qua, các
cơ quan nhà nước đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng gần 38.300 ha/1.892
dự án. Trong đó rừng tự nhiên gần 19.000 ha, rừng trồng hơn 15.800 ha, đất chưa
có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp trên 3.500 ha.
+ Những yêu cầu đối với việc vẽ tranh, kể câu chuyện, sáng
tác bài hát, bài thơ,...
Về kiến thức: vẽ tranh (phối màu, đường nét,...), kể chuyện
(câu chuyện, kĩ năng kể chuyện,...), sáng tác bài hát (cao độ, trường độ,...),
bài thơ (niêm, luật, vần,...).
Về công cụ: vẽ tranh (màu sắc, bút,...), kể chuyện (câu chuyện,
sách, giọng nói,...), sáng tác bài hát (bút, ý tưởng, đàn,...), bài thơ
(bút, ý tưởng,...).
- Lựa chọn những cách thức phù hợp để thu thập thông tin, ý
tưởng:
+ Nhớ lại xem mình đã viết bài hoặc thực hiện một sản phẩm
sáng tạo nào liên quan đến vấn đề môi trường chưa, kết quả ra sao?
Em đã từng thực hiện sản phẩm liên quan đến mối trường: bài
viết nghị luận về môi trường. Bài viết được điểm cao.
- Tìm kiếm thông tin và khơi nguồn cảm xúc bằng cách đọc
thêm về chủ đề thiên nhiên, xem phim, ảnh về thế giới động vật, về môi trường rừng,
tham gia các hoạt động trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...
b) Tìm kiếm giải pháp: Một vài gợi ý:
- Sáng tác bài thơ hoặc kể câu chuyện về rừng xanh bị tàn
phá.
- Vẽ tiếp một chuỗi các hình ảnh để kể câu chuyện về những hậu
quả khi rừng xanh bị tàn phá.
- Viết bài văn bày tỏ cảm xúc trước thực trạng cây rừng bị đốn
hạ, môi trường sống của muông thú bị phá hủy.
- Sáng tác bài hát nói về nỗi đau của muông thú khi rừng
xanh bị tàn phá.
c) Lựa chọn giải pháp: Cần cân nhắc:
- Thế mạnh của em là gì (khả năng viết, vẽ, thực hiện đoạn
phim ngắn,...)?
- Nên sử dụng kiểu bài nào trong các kiểu bài mà em đã học để
thể hiện giải pháp? Em có những hiểu biết và kỹ năng gì để có thể tạo lập các
kiểu bài ấy?
Ví dụ:
Làm thơ: Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, áp dụng luật và vần,...
Bài hát: Kĩ năng về cao độ, trường độ,...
Vẽ tranh: kĩ năng vẽ, phối màu,...
- Sản phẩm của giải pháp có phù hợp để đăng tải ở góc truyền
thông không?
Sản phẩm phù hợp phải có nội dung đúng chủ đề, ngắn gọn, thu
hút,...
- Em có các điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian như thế
nào để thực hiện?
Cơ sở vật chất: Các dụng cụ cần thiết.
Thời gian: Sắp xếp thời gian phù hợp để cân đối giữa học tập
và thực hiện sản phẩm.
Bước 3: Thực hiện.
Lập kế hoạch thực hiện giải pháp bằng dàn ý, sơ đồ. Tiến
hành thực hiện sản phẩm theo giải pháp đã lựa chọn.
Ví dụ: Vẽ truyện về bảo vệ môi trường.
Đọc, xem phim, tìm tài liệu để tạo ý tưởng.
↓
Thực hiện vẽ tranh từ ý tưởng được hình thành.
↓
Hoàn thiện, tham khảo ý kiến để chỉnh sửa cho phù hợp.