Ngữ văn 6 – Bài 11: Đọc: Làm thế nào để bày tỏ tình cảm với ba mẹ - Chân trời sáng tạo

 Ngữ văn 6 – Bài 11:

Đọc: Tình huống 2

Làm thế nào để bày tỏ tình cảm với ba mẹ

Câu hỏi trang 101

Nếu em là Lớp Trưởng Thông Thái, em sẽ giúp bạn Siêu Nhân giải quyết tình huống này như thế nào?

Trả lời:

 - Nếu em là Lớp Trưởng Thông Thái, em sẽ nói với bạn rằng:

+ Thường thì chúng ta dễ bày tỏ tình cảm với ba mẹ khi còn nhỏ, lớn lên chúng ta sẽ ngại ngùng không dám bày tỏ tình cảm mọt cách trực tiếp. 

+ Nhưng chúng ta có thể bày tỏ qua những lời nói quan tâm, hỏi han hay những hành động hằng ngày. 

+ Bạn Siêu Nhân phân vân không biết nên chọn món quà nào cho mẹ thì bạn có thể vẽ một bức tranh gia đình tặng cho mẹ. Với mẹ, bạn là món quà vô giá trong cuộc đời, bức tranh sẽ giúp bạn thể hiện tình cảm với mẹ mình. 

+ Bạn có thể bày tỏ theo suy nghĩ riêng của mình nhưng quan trọng nhất là tấm lòng, tình cảm mà bạn đặt vào món quà đó. Bạn hãy tự tin bày tỏ tình cảm với ba mẹ mình nhé!

Hướng dẫn giải quyết tình huống

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết.

a) Đọc hiểu tình huống.

- Khi còn học Tiểu học, Siêu Nhân đã có những hành động, lời nói như thế nào để thể hiện tình cảm với bố mẹ? Em có nhận xét gì về các hành động, lời nói ấy?

Khi còn học Tiểu học, Siêu Nhân dễ bộc lộ tình cảm với ba mẹ: ôm ba mẹ, nắm tay, thường khỏi ba mẹ khát nước không đi pha, nói những lời yêu thương,...

Đó là những hành động, lời nói thể hiện sự yêu thương và hiếu thảo rất đáng khen.

- Lên lớp 6, Siêu Nhân nghĩ gì về việc thể hiện tình cảm với bố mẹ? Em nhận xét gì về suy nghĩ ấy?

Lên lớp 6 Siêu Nhân thấy khó dể bày tỏ. 

Đó là suy nghĩ thông thường của lứa tuổi vì thấy mình đã lớn, ngại nói ra những lời yêu thương mà toàn để trong lòng.

- Liệt kê những việc mà Siêu Nhân muốn Lớp Trưởng Thông Thái giúp đỡ và hỗ trợ.

+ Muốn Lớp trưởng chọn ra cách tặng quà tốt nhất.

+ Nên bày tỏ theo suy nghĩ riêng hay hỏi mẹ?

- Theo em, câu hỏi nào của Siêu Nhân là khó trả lời nhất? Vì sao?

Câu hỏi khó nhất là việc lựa chọn món quà. Vì đứng ở vị trí người ngoài thì rất khó để biết bố mẹ bạn Siêu Nhân thích gì nhất.

- Vấn đề mà Siêu Nhân gặp phải có phải là vấn đề thường gặp với lứa tuổi của em hay không?

Đây là vấn đề thường gặp.

b) Nhận biết vấn đề trọng tâm.

- Vấn đề trọng tâm của tình huống này là gì?

Chọn cách thể hiện tình cảm.

- Dựa trên căn cứ nào để xác định vấn đề trọng tâm?

+ Bạn nêu ra vấn đề: Lên lớp 6 khó thể hiện bằng lời nên định thể hiện theo hướng khác.

+ Bạn nêu ra rất nhiều phương hướng và trực tiếp hỏi nên chọn cái gì.

Bước 2: Tìm kiếm và lựa chọn giải pháp.

a) Thu thập thông tin, ý tưởng.

- Liệt kê những hiểu biết mà em cho là cần thiết để giải quyết tình huống. Ví dụ: các kiến thức cơ bản về đặc điểm của tranh vẽ, bài hát, truyện thơ,...; các yêu cầu điều kiện để có thể vẽ tranh, kể chuyện, sáng tác bài hát, bài thơ,...

+ Các kiến thức về đặc điểm của món quà.

+ Các điều kiện vật chất cần có.

- Các cách thức thể hiện tình cảm và những điều cần lưu ý trong ngày sinh nhật một người thân.

+ Thể hiện chân thành, hoàn thiện nhất có thể.

+ Sử dụng phương tiện phù hợp.

+ Thể hiện tình yêu và sự tôn trọng.

b) Lựa chọn những cách thức phù hợp để thu thập thông tin, ý tưởng.

- Nhớ lại xem mình đã gặp những tình huống nào tương tự và mình đã phải giải quyết như thế nào, kết quả ra sao.

Bản thân em đã từng vẽ tranh tặng mẹ, vẽ cả gia đình và mẹ rất thích.

- Ghi lại cảm xúc của em khi xem một bức tranh, nghe một bài hát, đọc một bài thơ, một câu chuyện về chủ đề gia đình.

Khi xem một bức tranh, nghe một bài hát, đọc một bài thơ, một câu chuyện về chủ đề gia đình cảm nhận được tình yêu thương gia đình, thấy cần trân trọng và báo hiếu với bố mẹ.

- Hỏi thầy cô, anh chị, bạn bè hoặc đọc sách giáo, tìm thông tin trên internet và tham khảo các cách giải quyết tình huống.

c) Tìm kiếm giải pháp: Một vài gợi ý:

- Viết bài văn, lá thư, vẽ một bức tranh, sáng tác một bài thơ, câu chuyện để trao đổi bàn luận, thuyết phục bạn. Khuyên bạn cần cân nhắc giữa khả năng của mình và sở thích của mẹ để lựa chọn được giải quyết phù hợp.

- Thực hiện một đoạn phim ngắn để giới thiệu, hướng dẫn bạn:

+ Các nguyên tắc, cách thức chung khi thể hiện tình cảm với những người thân yêu.

  • Thể hiện chân thành, hoàn thiện nhất có thể.
  • Sử dụng phương tiện phù hợp.
  • Thể hiện tình yêu và sự tôn trọng.

+ Cách tặng quà, “của cho không bằng cách cho”.

  • Tặng quà bất ngờ.
  • Tặng quà với thái độ tôn trọng: Đưa bằng hai tay, tư thế đàng hoàng, chỉn chu.

d) Lựa chọn giải pháp: Cần cân nhắc:

- Thế mạnh của em là gì (khả năng viết, vẽ, thực hiện đoạn phim ngắn,...)?

- Nên sử dụng kiểu bài nào trong các kiểu bài mà em đã học để thể hiện giải pháp? Em có những hiểu biết và kỹ năng gì để có thể tạo lập các kiểu bài ấy?

Ví dụ:

Vẽ cần kĩ năng hội họa, tư duy bố cục, sự phối hợp màu sắc,...

Viết bài văn thì phải nắm được kiểu bài, bố cục, cần lấy lí lẽ dẫn chứng thuyết phục,...

...

- Em có các điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian như thế nào để thực hiện?

Về cơ sở vật chất: Máy tính, tư liệu, điện thoại, tranh ảnh, clip,...

Về thời gian: Phân chia thời gian nào thực hiện, thời gian nào tặng,... là hợp lí.

Bước 3: Thực hiện.

Lập kế hoạch thực hiện giải pháp bằng dàn ý, sơ đồ. Tiến hành thực hiện sản phẩm theo giải pháp đã lựa chọn.

 


Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức