Ngữ văn 6 – Bài 11: Nói và nghe: Trình bày giải pháp và sản phẩm - Chân trời sáng tạo
Ngữ văn 6 – Bài 11: Nói và nghe
Trình bày giải pháp và sản phẩm
Em hãy chia sẻ giải
pháp giải quyết tình huống và sản phẩm với các bạn trong nhóm (lớp) và lắng
nghe các ý kiến đánh giá, góp ý.
Bước 1: Chuẩn bị.
- Xác định không
gian trình bày (lớp học, sân trường, phòng học bộ môn, thư viện,...) và những
điều kiện vật chất (máy tính, máy chiếu,...) để chuẩn bị nội dung và cách thức
trình bày phù hợp.
- Xác định cụ thể thời
gian quy định trong phần trình bày của mình để chuẩn bị nội dung cho phù hợp
(trình bày cụ thể, chi tiết hoặc tóm tắt khái quát).
- Tìm ý tưởng cho phần mở đầu và phần kết sao cho hấp dẫn.
Bước 2: Trình bày giải pháp và sản phẩm.
- Để trình bày mạch
lạc cần dựa vào dàn ý hoặc sơ đồ về kế hoạch thực hiện giải pháp mà em đã chuẩn
bị ở trên.
- Trình bày sản phẩm
theo giải pháp mà em đã chuẩn bị (lá thư, bài văn trao đổi, sáng tác văn học,
đoạn phim ngắn truyền thông,...).
- Hãy trình bày cần
chú ý khi sử dụng giọng điệu, cử chỉ, nét mặt để thể hiện cảm xúc, sự tương tác
với người nghe.
Bước 3: Trao đổi.
Trong vai trò người
nói.
- Biết lựa chọn một
số câu hỏi, ý kiến phản biện quan trọng để phản hồi.
- Trao đổi với người
nghe với tinh thần cầu thị để hoàn thiện giải pháp và sản phẩm.
Trong vai trò người
nghe.
- Truyện lắng nghe
và tiếp nhận các ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc.
- Đánh giá tình huống,
giải pháp giải quyết tình huống và sản phẩm từ những góc nhìn khác nhau.
Gợi ý
Chào các bạn, chắc
là tất cả các bạn đã quá rõ về câu chuyện Cô Bé Rắc Rồi vậy nên mình sẽ đi luôn
vào vấn đề chính. Với vấn đề không thấy hứng thú và không biết cách chọn sách của
cô bé thì mình xin đưa ra một số giải pháp như sau:
Trước hết, bạn cần
phải tạo hứng thú đọc sách bằng cách hiểu được vai trò của việc đọc sách. Đọc
sách sẽ cung cấp thông tin cho bạn (như cách bạn lươt web hay chơi game) nhưng
với sô lượng lớn hơn. Đôi khi sách không chỉ giúp bạn có thêm kiến thức mà còn
giúp bạn giải trí.
Bạn có thể nhờ cô
giáo, gia đình,... gợi ý cho một số cuốn sách mà họ biết. Đồng thời tự tìm hiểu
trên mạng về những cuốn sách hay. Sách ở thư viện là một ý tưởng hay vì nó được
chọn lọc phù hợp với lứa tuổi.
Tuy nhiên, khi lựa
chọn sách cần chú ý: nên bắt đầu với dung lượng ngắn, đọc những cuốn thấy hứng
thú về đề tài du lịch và đừng chọn những cuốn đi quá sâu vào chuyên ngành vì
chúng ta mới chỉ là những học sinh lớp 6 thôi. Những cuốn sách về chuyến phiêu
lưu của ai đó mà có chứa yếu tố du lịch cũng là một ý kiến hay.
Khi đọc sách, hãy đọc lướt
xem mục lục có những phần nào, phần nào thú vị nhất,... sau đó mới đọc tỉ mỉ.
Tùy vào mỗi người mà có bạn thích đọc sách trong khi nghe nhạc hay đọc sách
trong phòng im lặng hoàn toàn hoặc đọc sách trong vườn,... Hãy tự lựa chọn điều
phù hợp nhất cho mình.
Đặc biệt, đến khi kết
thúc việc đọc, hãy tự hỏi bản thân xem: Mình có thích cuốn đó không? Cuốn đó viết
về gì? Mình nhận được gì từ cuốn sách đó?...
Như vậy, chỉ cần bạn
xây dựng được hứng thú và làm từ từ từng bước thì sẽ không có vấn đề gì khó cả
khi lựa chọn và đọc sách sau này.
Về cách thức trình bày sự giúp đỡ của mình, chúng tôi dự định sẽ làm một clip dưới dạng như thế này để tạo hứng thú tốt nhất cho Cô Bé Rắc Rối. Thêm vào đó, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp cho cô bé những vấn đề còn chưa rõ, chưa nắm chắc.