Mở bài kết bài Quê Hương - Ngữ Văn 8

 

Mở bài kết bài Quê Hương Ngữ Văn 8

Mở bài trực tiếp Quê Hương

       Tế Hanh là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới. Nhưng có một điểm đặc biệt trong thơ ông đó là không mang nặng nỗi đau đời hay sự day dứt, thở than tuyệt vọng với tình yêu như các nhà thơ cùng thời. Vẻ đẹp trong thơ Tế Hanh là vẻ đẹp của những tình cảm bình dị với quê hương đất nước, với những con người chân chất mộc mạc. Tiêu biểu cho phong cách ấy là bài thơ “Quê hương” được tác giả viết năm 1938 khi mới 17 tuổi.

Mở bài gián tiếp Quê Hương

      Con người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về. Đó chính là quê hương nơi chứa đựng những kí ức nhỏ bé mà thân thương, kí ức tuổi thơ đẹp nhất, trân quý nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Và Tế Hanh đã tái hiện những cảm xúc bình dị ấy qua bài thơ “Quê hương” viết về những kỉ niệm về quê hương miền biển với nắng, với gió, với những con người và cuộc sống vất vả nhưng đáng quý biết bao.


Mở bài nâng cao Quê Hương

      Trong suốt chiều dài lịch sử của nền văn học Việt Nam, đề tài Quê hương luôn là một trong những đề tài quen thuộc nhưng chưa bao giờ là cũ bởi mỗi vùng miền lại có những nét đẹp riêng. Tế Hanh cũng đã bày tỏ tình yêu quê hương miền biển của mình qua bài thơ “Quê hương”. Bài thơ là những kí ức của tác giả về cuộc sống lao động vất vả, bình dị mà thấm đượm tình người. Thể hiện nỗi nhớ da diết của nhà thơ dành cho quê hương.

Mở bài Quê Hương hay nhất

      “Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày, quê hương mỗi người chỉ một như là chỉ một mẹ thôi, quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người…” những câu thơ, câu hát thấm thía ấy hẳn đã làm nức lòng bao người con xa quê muốn được trở về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Vậy mới thấy đề tài quê hương tuy không lạ nhưng luôn có một sức hấp dẫn đặc biệt trong lòng bạn đọc. Và Tế Hanh với bài thơ “Quê hương” được viết khi nhà thơ mới chỉ 17 tuổi cũng đã khơi gợi được biết bao cảm xúc của độc giả. 

Kết bài trực tiếp Quê Hương

      Tóm lại, với một tâm hồn bình dị mà trẻ trung phơi phới, Tế Hanh đã xuất hiện trong phong trào Thơ mới với một con đường hoàn toàn riêng biệt, đặc sắc, đó là dấu hiệu của một tâm hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc. “Quê hương” với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

Kết bài gián tiếp Quê Hương

      Bài thơ với lời thơ dung dị mộc mạc, hình ảnh thơ chân thành quen thuộc nhưng vẫn giàu tính sáng tạo, sức gợi hình gợi cảm. Tất cả làm nên một bài ca đượm tình cảm nhớ thương trân trọng mà tác giả cất lên, chạm vào trái tim bạn đọc. Còn gì đáng quý hơn khi người ta có đi bốn bể năm châu vẫn nhớ về quê hương với sự bình dị ấy, vất vả, mộc mạc ấy.

Kết bài hay Quê Hương

      Bài thơ chỉ vỏn vẹn 20 dòng thơ với ngôn từ mộc mạc, chân thành nhưng chính điều đó lại làm nên sức hấp dẫn cho bài thơ, thể hiện tài năng của tác giả trong việc sắp xếp câu chữ, gieo vào lòng bạn đọc một hình dung cụ thể về quê hương và sự cần cù, chăm chỉ của người dân miền biển. Đó chắc hẳn là những thứ tác giả yêu, nhớ và tự hào nhất về nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức