Đề thi giữa kì 2 - Khoa học lớp 6 - Cánh Diều
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh Diều
Năm học 2021 - 2022
Bài
thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời
gian làm bài: 45 phút
(Đề số 1)
Câu 1: Vi khuẩn là:
A. Nhóm
sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. Nhóm
sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo
tế bào, kích thước hiển vi.
D. Nhóm
sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
Câu 2: Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?
A. Sốt,
rét run, đổ mồ hôi.
B. Đau bụng,
đi ngoài, mất nước, nôn ói.
C. Da
tái, đau họng, khó thở.
D. Đau tức
ngực, đau họng, đau cơ.
Câu 3: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các
ngành thực vật?
A. Vì
chúng có hệ mạch.
B. Vì
chúng có hạt nằm trong quả.
C. Vì
chúng sống trên cạn.
D. Vì
chúng có rễ thật.
Câu 4: Loài côn trùng nào sau đây có khả năng bay “điệu nghệ” nhất?
A. Ong.
B. Ruồi.
C. Ve sầu.
D. Chuồn chuồn.
Câu 5: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Tôm,
muỗi, lợn, cừu.
B. Bò,
châu chấu, sư tử, voi.
C. Cá
voi, vịt trời, rùa, thỏ.
D. Gấu,
mèo, dê, cá heo.
Câu 6: Đa dạng sinh học không biểu
thị ở tiêu chí nào sau đây?
A. Đa dạng
nguồn gen.
B. Đa dạng
hệ sinh thái.
C. Đa dạng
loài.
D. Đa dạng
môi trường.
Câu 7: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?
A. Nấm
hương.
B. Nấm mỡ.
C. Nấm
men.
D. Nấm
linh chi.
Câu 8: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:
A. có
kích thước hiển vi.
B. có cấu
tạo tế bào nhân sơ.
C. chưa
có cấu tạo tế bào.
D. có
hình dạng không cố định.
Câu 9: Trong các sinh vật dưới dây, sinh vật nào không phải
là nguyên sinh vật?
A. Hình (1).
B. Hình (2).
C. Hình
(3).
D. Hình (4).
Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Nấm là
sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.
B. Nấm
hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi.
C. Chỉ có
thể quan sát nấm dưới kính hiển vi.
D. Tất cả
các loài nấm đều có lợi cho con người.
Câu 11: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
A. Giảm bụi
và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
B. Giảm bụi
và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
C. Giảm bụi
và khí độc, giảm hàm lượng O2.
D. Giảm bụi
và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của các ngành giun?
A. Bộ xương
ngoài bằng kitin, các chân phân đốt, khớp động với nhau.
B. Cơ thể mềm, không phân đốt, có
vỏ cứng bao bên ngoài.
C. Cơ thể
dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân.
D. Cơ thể
đối xứng tỏa tròn, ruột hình túi.
Câu 13: Cho các ý sau:
(1) Giảm
khả năng bị săn bắt và khai thác triệt để các loài động, thực vật.
(2) Cung
cấp môi trường sống phù hợp cho từng loài.
(3) Động
vật không cần tự đi kiếm ăn.
(4) Động
vật bị thương được chăm sóc y tế kịp thời.
(5) Bảo tồn
các nguồn gen quý hiếm.
(6) Cung
cấp địa điểm tham quan cho con người.
Ý nào không phải
là nguyên nhân chính để xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên?
A. (1),
(4).
B. (3),
(6).
C. (2),
(5).
D. (3),
(4).
Câu 14: Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói
mòn đất?
A. Vì đất
ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn.
B. Vì lượng mưa ở
khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác.
C. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực
chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất.
D. Vì nước
sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm
Câu 15: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh
nào dưới đây do virus gây ra?
A. Viêm
gan B, AIDS, sởi.
B. Tả, sởi,
viêm gan A.
C. Quai bị,
lao phổi, viêm gan B.
D. Viêm
não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da.
Câu 16: Dạng năng lượng được sinh ra do chuyển động của vật mà có là
A. thế
năng.
B. động
năng.
C. nhiệt
năng.
D. quang
năng.
Câu 17:Trong những dạng năng lượng sau thì dạng nào không phải
là năng lượng tái tạo?
A. Năng
lượng Mặt Trời.
B. Năng
lượng từ dầu mỏ.
C. Năng
lượng thủy triều.
D. Năng
lượng sóng biển.
Câu 18:Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Khi đó mũi
tên có năng lượng ở dạng nào?
A. Thế
năng hấp dẫn và động năng.
B. Nhiệt
năng.
C. Năng
lượng âm.
D. Thế
năng đàn hồi.
Câu 19:Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
“ Khi quả
bóng được giữ yên trên cao, nó đang tích lũy năng lượng dạng (1) … . Khi thả
rơi, (2) … của nó chuyển hóa thành (3) …” .
A. (1) thế
năng – (2) thế năng – (3) động năng.
B. (1) động
năng – (2) động năng – (3) thế năng.
C. (1) thế
năng – (2) động năng – (3) thế năng.
D. (1) động
năng – (2) thế năng – (3) động năng.
Câu 20: Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng
hạt nhân thuộc nhóm năng lượng nào?
A. Nhóm
năng lượng lưu trữ.
B. Nhóm
năng lượng gắn với chuyển động.
C. Nhóm
năng lượng nhiệt.
D. Nhóm
năng lượng âm.
Câu 21: Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi
mới dừng hẳn là do
A. thế
năng xe luôn giảm dần.
B. động
năng xe luôn giảm dần.
C. động
năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
D. động
năng xe đã chuyển hóa thành thế năng.
Câu 22: Chọn đáp án sai?
A. Một số
quá trình biến đổi tự nhiên không nhất thiết phải cần tới năng lượng.
B. Đơn vị
của năng lượng trong hệ SI là Jun (J).
C. Năng
lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
D. Năng
lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh lực nâng diều
lên càng cao.
Câu 23: Bàn là (bàn ủi) khi hoạt động đã có sự chuyển hóa từ
A. điện
năng chủ yếu sang động năng.
B. điện
năng chủ yếu sang nhiệt năng.
C. nhiệt
năng chủ yếu sang động năng.
D. nhiệt
năng chủ yếu sang quang năng.
Câu 24: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Khi năng
lượng … thì lực tác dụng có thể …”
A. càng
nhiều, càng yếu.
B. càng
ít, càng mạnh.
C. càng
nhiều, càng mạnh.
D. tăng,
giảm.
Câu 25: Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất
quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì
A. quả
bóng bị Trái Đất hút.
B. quả
bóng đã thực hiện công.
C. thế
năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
D. một phần
cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí.
Câu 26:Dạng năng lượng được dự
trữ trong que diêm, pháo hoa là
A. nhiệt năng.
B. quang năng.
C. hóa năng.
D. cơ năng.
Câu 27: Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện
năng khi chúng được biến đổi thành
A. cơ năng.
B. nhiệt năng.
C. năng lượng hạt nhân.
D. A hoặc B.
Câu 28: Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận
vào thành nhiệt năng?
A. Điện thoại.
B. Máy hút bụi.
C. Máy sấy tóc.
D. Máy vi tính.
Câu 29: Thế năng đàn hồi của vật là
A. năng lượng do vật chuyển động.
B.năng lượng do vật có độ cao.
C. năng lượng do vật bị biến dạng.
D. năng lượng do vật có nhiệt độ.
Câu 30: Khi máy tính đang hoạt động, ta thấy vỏ máy tính nóng lên. Năng lượng làm
vỏ máy tính nóng lên là gì? Là năng lượng có ích hay hao phí?
A. Nhiệt năng – có ích.
B. Quang năng – hao phí.
C. Nhiệt năng – hao phí.
D. Quang năng – có ích.
Đáp án đề 1
1. A |
2. B |
3. B |
4. D |
5. D |
6. A |
7. C |
8. C |
9. D |
10. A |
11. B |
12. C |
13. B |
14. C |
15. A |
16. B |
17. B |
18. A |
19. A |
20. A |
21. C |
22. A |
23. B |
24. C |
25. D |
26. C |
27. D |
28. C |
29. C |
30. C |
(Đề số 2)
Câu 1: Điều gì xảy ra nếu
số lượng nguyên sinh vật có trong chuỗi thức ăn dưới nước bị suy giảm?
A. Các sinh vật khác phát triển mạnh mẽ
hơn.
B. Các sinh vật trong cả khu vực đó bị
chết do thiếu thức ăn.
C. Có nguồn sinh vật khác phát triển thay
thế các nguyên sinh vật.
D. Các sinh vật ăn các nguyên sinh vật
giảm đi vì thiếu thức ăn.
Câu 2: Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.
B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.
D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.
Câu 3: Fomaldehyde là một
được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, và xốp cách điện… và là
một trong các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà. Khi hít phải sẽ đau đầu,
cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Có thể sử dụng thực vật để hấp thụ lượng
fomaldehyde trong nhà. Hãy xác định tên loài thực vật có thể hấp thụ
fomaldehyde.
A. Cây dương xỉ.
B. Cây xương rồng.
C. Cây lan ý.
D. Cây hồng môn.
Câu 4: San hô là đại diện
của ngành động vật không xương sống nào?
A. Ruột khoang.
B. Thân mềm.
C. Chân khớp.
D. Các ngành Giun.
Câu 5: Loài cá nào dưới
đây không phải là đại diện của lớp cá sụn?
A. Cá mập.
B. Cá đuối.
C. Cá voi.
D. Cá nhám.
Câu 6: Cho các vai trò
sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con
người.
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng,
vô tận.
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí
của con người.
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi
khí hậu.
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài
mới phục vụ cho nhu cầu của con người.
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng
sinh học đối với con người?
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (5).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (4), (5).
Câu 7: Tập hợp các loài
nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Tôm, muỗi, lợn, cừu.
B. Bò, châu chấu, sư tử, voi.
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ.
D. Gấu, mèo, dê, cá heo.
Câu 8: Loại nấm nào dưới
đây là nấm đơn bào?
A. Nấm hương.
B. Nấm mỡ.
C. Nấm men.
D. Nấm linh chi.
Câu 9: Biện pháp nào hữu
hiệu nhất để phòng bệnh do virus là?
A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi
trường sinh thái cân bằng và trong sạch.
B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng,
tập thể dục, sinh hoạt điều độ.
C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
D. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp.
Câu 10: Thuốc kháng sinh
penicillin được sản xuất từ?
A. Nấm men.
B. Nấm mốc.
C. Nấm mộc nhĩ.
D. Nấm độc đỏ.
Câu 11: Loài nào dưới
đây không thuộc ngành Thân mềm?
A. Sứa.
B. Ốc sên.
C. Mực.
D. Hàu.
Câu 12: Đặc điểm của đa số
các loài lưỡng cư có độc là gì?
A. Kích thước lớn.
B. Sống ở những nơi khí hậu khắc nghiệt.
C. Cơ thể có gai.
D. Có màu sắc sặc sỡ.
Câu 13: Sinh cảnh nào dưới
đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?
A. Thảo nguyên.
B. Rừng mưa nhiệt đới.
C. Hoang mạc.
D. Rừng ôn đới.
Câu 14: Loài thực vật nào
dưới đây thuộc ngành Dương xỉ?
A. Bèo tấm.
B. Kim giao.
C. Bèo vảy ốc.
D. Bao báp.
Câu 15: Bệnh kiết lị do
tác nhân nào gây nên?
A. Trùng kiết lị.
B. Trùng giày.
C. Trùng sốt rét.
D. Trùng roi.
Câu 16: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?
A. Đun nóng vật.
B. Làm lạnh vật.
C. Chiếu sáng vật.
D. Cho vật chuyển động.
Câu 17: Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa
A. động năng thành điện năng.
B. điện năng thành hóa năng.
C. nhiệt năng thành điện năng.
D. điện năng thành động năng.
Câu 18: Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là
A. Jun (J).
B. calo (cal).
C. kilocalo (kcal).
D. kilooat giờ (kWh).
Câu 19: Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ
nhiên liệu bằng cách ?
A. Di chuyển nhiên liệu.
B. Tích trữ nhiên liệu.
C. Đốt cháy nhiên liệu.
D. Nấu nhiên liệu.
Câu 20: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?
A. Tảng đá nằm yên trên mặt đất.
B. Tảng đá ở một độ cao so với mặt đất.
C. Con thuyền đang chạy trên mặt nước.
D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống đất.
Câu 21: Năng lượng nào sau đây là năng lượng không tái tạo?
A. Năng lượng sinh khối.
B. Năng lượng địa nhiệt.
C. Năng lượng khí tự nhiên.
D. Năng lượng nước.
Câu 22: Vật nào sau đây không có thế năng hấp dẫn, nếu chọn mốc
thế năng tại mặt đất?
A. Người ở trên câu trượt.
B. Quả táo ở trên cây.
C. Chim bay trên trời.
D. Con ốc sên bò trên đường.
Câu 23: Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái
tạo?
A. Bóng đèn điện.
B. Xe máy.
C. Ô tô.
D. Đèn dầu.
Câu 24: Dạng năng lượng được tích trữ trong acquy là
A. động năng.
B. hóa năng.
C. thế năng.
D. quang năng.
Câu 25: Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng khí đốt.
B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng thủy triều.
D. Năng lượng Mặt Trời.
Câu 26: Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng biến đổi chủ yếu thành dạng năng
lượng nào?
A. năng lượng ánh sáng.
B. nhiệt năng.
C. động năng.
D. hóa năng.
Câu 27: Ở nhà máy nhiệt điện thì
A. động năng chuyển hóa thành điện năng.
B. nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.
C. hóa năng chuyển hóa thành điện năng.
D. quang năng chuyển hóa thành điện năng.
Câu 28: Năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối
được gọi là năng lượng tái tạo. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chúng an toàn nhưng khó khai thác.
B. Chúng hầu như không giải phóng các chất
gây ô nhiễm không khí.
C. Chúng có thể được thiên nhiên tái tạo
trong khoảng thời gian ngắn hoặc được bổ sung liên tục qua các quá trình thiên
nhiên.
D. Chúng có thể biến đổi thành điện năng
hoặc nhiệt năng.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ
sau?
A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành
nhiệt năng.
B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa
thành nhiệt năng và quang năng.
C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành
nhiệt năng.
D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành
điện năng và nhiệt năng.
Câu 30: Vật liệu nào không phải nhiên liệu?
A. Than đá.
B. Hơi nước.
C. Gas.
D. Khí đốt.
Đáp án đề 2
1. D |
2. B |
3. A |
4. A |
5. C |
6. C |
7. D |
8. A |
9. D |
10. B |
11. A |
12. D |
13. C |
14. C |
15. A |
16. D |
17. D |
18. A |
19. C |
20. A |
21. C |
22. D |
23. A |
24. B |
25. A |
26. C |
27. B |
28. A |
29. B |
30. B |
(Đề số 3)
Câu 1: Loại cây nào dưới đây có thể khiến con người tử vong nếu ăn phải?
A. Cây trúc đào.
B. Cây cà độc dược.
C. Cây thuốc lá.
D. Cây đinh lăng.
Câu 2: Biện pháp nào dưới
đây không có tác dụng bảo vệ cây xanh?
A. Trồng rừng ngập mặn.
B. Dựng giá đỡ cho các cây xanh mới trồng.
C. Khắc tên lên các thân cây ở các khu du
lịch.
D. Không ngắt hoa, bẻ cành các loài cây
trong công viên.
Câu 3: Loài chim nào dưới
đây có khả năng bơi và lặn tốt nhất?
A. Chim thiên nga.
B. Chim sâm cầm.
C. Chim cánh cụt.
D. Chim mòng biển.
Câu 4: Ở dương xỉ, các
túi bào tử nằm ở đâu?
A. Mặt dưới của lá.
B. Mặt trên của lá.
C. Thân cây.
D. Rễ cây.
Câu 5: Loài nguyên sinh
vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?
A. Trùng roi.
B. Tảo.
C. Trùng giày.
D. Trùng biến hình.
Câu 6: Trong các thực vật
sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?
A. Cây bưởi.
B. Cây vạn tuế.
C. Rêu tản.
D. Cây thông.
Câu 7: Đặc điểm cơ bản
nhất để phân biệt nhóm động vật không xương sống với nhóm động vật có xương
sống là?
A. Hình thái đa dạng.
B. Không có xương sống.
C. Kích thước cơ thể lớn.
D. Sống lâu.
Câu 8: Tập hợp các loài
nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Tôm, muỗi, lợn, cừu.
B. Bò, châu chấu, sư tử, voi.
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ.
D. Gấu, mèo, dê, cá heo.
Câu 9: Đa dạng sinh
học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?
A. Đa dạng nguồn gen.
B. Đa dạng hệ sinh thái.
C. Đa dạng loài.
D. Đa dạng môi trường.
Câu 10: Nhóm động vật nào
sau đây có số lượng loài lớn nhất?
A. Nhóm thân mềm.
B. Nhóm chân khớp.
C. Nhóm ruột khoang.
D. Nhóm giun.
Câu 11: Loại cây nào dưới
đây không phải một trong bốn loại cây lương thực chính của
Việt Nam?
A. Lúa nước.
B. Ngô.
C. Khoai tây.
D. Sắn.
Câu 12: Loại nấm nào sau
đây được dùng làm thuốc?
A. Nấm đùi gà.
B. Nấm kim châm.
C. Nấm thông.
D. Nấm linh chi.
Câu 13: Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?
A. Mọc thêm roi.
B. Hình thành bào xác.
C. Xâm nhập qua da.
D. Hình thành lông bơi.
Câu 14: Virus gây ra nhiều
bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?
A. Viêm gan B, AIDS, sởi.
B. Tả, sởi, viêm gan A.
C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B.
D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da.
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò
của vi khuẩn.
A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng
trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất
vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và
đời sống con người.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ
thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Câu 16: Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng:
A. nhiệt năng.
B. hóa năng.
C. thế năng hấp dẫn.
D. thế năng đàn hồi.
Câu 17: Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng
hẳn là do
A. thế năng xe luôn giảm dần.
B. động năng xe luôn giảm dần.
C. động năng xe đã chuyển hóa thành dạng
năng lượng khác do ma sát.
D. động năng xe đã chuyển hóa thành thế
năng.
Câu 18: Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi
điện năng thành nhiệt năng?
A. Quạt điện.
B. Bàn là điện.
C. Máy khoan..
D. Máy bơm nước.
Câu 19: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
“Xăng, dầu và các chất đốt được gọi là (1)
… Chúng giải phóng (2) … tạo ra nhiệt và (3) … khi bị đốt cháy”.
A. (1) nhiên liệu – (2) năng lượng - (3)
ánh sáng.
B. (1) vật liệu – (2) năng lượng - (3) ánh
sáng.
C. (1) nhiên liệu – (2) ánh sáng - (3)
năng lượng.
D. (1) vật liệu – (2) ánh sáng - (3) năng
lượng .
Câu 20: Nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất trong số những nguồn sau
là:
A. năng lượng gió.
B. năng lượng địa nhiệt.
C. năng lượng từ khí tự nhiên.
D. năng lượng thủy triều.
Câu 21: Trong các hành động sau, hành động nào thể hiện việc tiết kiệm năng lượng?
A. Tắt các thiết bị điện trong lớp học khi
ra về.
B. Để điều hòa không khí ở mức dưới 250C
vào những ngày hè nắng nóng.
C. Bật tất cả bóng đèn ở hành lang lớp học
trong các giờ học.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 22: Nhiên liệu là gì?
A. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy
tạo ra nhiệt lượng.
B. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy
phát ra ánh sáng.
C. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy
tạo ra năng lượng nhiệt và ánh sáng.
D. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy
phát ra âm thanh.
Câu 23: Cho các nguồn năng lượng: khí tự nhiên, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời,
sóng, thủy điện, dầu mỏ, gió, than đá. Có bao nhiêu trong số các nguồn năng
lượng này là nguồn năng lượng tái tạo?
A. 3.
B. 4.
C.
5.
D. 6.
Câu 24: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng?
A. Động năng.
B. Thế năng.
C. Nhiệt năng.
D. Hóa năng.
Câu 25: Biện pháp nào dưới đây gây lãng phí năng lượng trong trường học?
A. Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần,
bóng điện trong lớp vẫn hoạt động.
B. Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa
tay … .
C. Tắt các thiết bị điện khi ra về.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 26: Động năng của vật là
A. năng lượng do vật có độ cao.
B. năng lượng do vật bị biến dạng.
C. năng lượng do vật có nhiệt độ.
D. năng lượng do vật chuyển động.
Câu 27: Cho các dạng năng lượng sau: động năng, năng lượng gió, năng lượng điện,
quang năng. Các năng lượng đó thuộc nhóm năng lượng nào?
A. Nhóm năng lượng lưu trữ.
B. Nhóm năng lượng gắn với chuyển động.
C. Nhóm năng lượng nhiệt.
D. Nhóm năng lượng âm.
Câu 28: Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?
A. Năng lượng ánh sáng.
B. Năng lượng âm thanh.
C. Năng lượng hóa học.
D. Năng lượng nhiệt.
Câu 29: Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma
sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?
A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.
B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
C. Chỉ có động năng và thế năng.
D. Chỉ có động năng.
Câu 30: Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không
phải là năng lượng hao phí?
A. Năng lượng nhiệt làm nóng động cơ của
tủ lạnh.
B. Năng lượng âm thanh phát ra từ tủ lạnh.
C. Năng lượng nhiệt làm lạnh thức ăn đưa
vào tủ khi còn quá nóng.
D. Năng lượng nhiệt duy trì nhiệt độ ổn
định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn.
Đáp án đề 3
1. A |
2. C |
3. C |
4. D |
5. B |
6. A |
7. B |
8. D |
9. A |
10. B |
11. C |
12. D |
13. B |
14. A |
15. C |
16. B |
17. C |
18. B |
19. A |
20. C |
21. A |
22. C |
23. C |
24. C |
25. D |
26. D |
27. B |
28. D |
29. A |
30. D |