Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

 Đề bài: Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

 Bài làm:

      Hàn Mạc Tử là một nhà thơ mới có hồn thơ “điên”, hướng về những thứ mộng mị, hư ảo chìm sâu vào cõi mộng để trốn tránh thực tại khổ đau, là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt. Một trong những bài thơ hay và nổi tiếng của ông mang đến một luồng gió lạ trong phong trào thơ mới, đó là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ là bức tranh phong cảnh của thôn Vĩ trong tâm trí của Hàn Mặc Tử và nó đã cho ta thấy khát vọng sống mãnh liệt nhưng cũng đầy uỷ khuất của tác giả.

      Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được gợi cảm hứng một tấm bưu ảnh chụp phong cảnh sông nước có thuyền và bè kèm mấy lời thăm hỏi mà một người con gái Hàn Mạc Tử yêu đã gửi cho ông khi ông mắc bệnh hiểm nghèo. Mở đầu bài thơ, Hàn Mạc Tử đã đưa ta đến với khung cảnh ban mai thôn Vĩ Dạ tươi mới, tràn ngập sức sống:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên

Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

  Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”  như lời trách nhẹ nhàng, một lời mời gọi thiết tha. Nó vừa như là lời mời và cũng như là lời tự vấn của Hàn Mặc Tử, hay cũng như là một cái cớ vừa nhẹ nhàng, vừa xót xa để tác giả gợi nhớ về thôn Vĩ. Hình ảnh thôn Vĩ được hiện lên đầu tiên qua ánh “nắng hàng cau”,”nắng mới lên”, ánh nắng đầu tiên của buổi sớm mai, nhẹ nhàng, trong trẻo.

Sau một đêm bừng tỉnh, khi sương vẫn còn đọng, ánh nắng sớm mai đã tràn ngập khắp khu vườn, tràn ngập trên những hàng cau nhưng đã là bừng lên sự sống cho cả khu vườn. Điệp từ “nắng” được lặp lại hai lần như để nhấn mạnh vào hình ảnh “nắng”. Ánh nắng lan toả, tràn ngập khắp không gian tạo nên một khung cảnh thanh mát, tươi mới, dịu dàng, thoải mái.

Tính từ “mướt” có sức gợi tả, gợi cảm cao, không chỉ để diễn tả màu sắc còn thể hiện sức sống của sự vật. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng một hình ảnh so sánh đẹp giàu sức gợi tả, gợi cảm “xanh như ngọc” làm khu vườn như bừng lên sắc xanh của cây lá. Một khu vừa vừa tràn ngập sắc xanh cây lá, vừa lấp lánh ánh nắng sớm mai chiếu từ trên những hàng cau xuống đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên của thôn Vĩ đẹp tựa tiên cảnh.

Đại từ phiến chỉ “ai” trong từ “vườn ai” không chỉ rõ một con người cụ thể nào cả, gợi nên một nét đẹp khó nắm bắt mà lại rất xa vời. Bức tranh thiên nhiên ấy như được hoàn thiện hơn khi có sự xuất hiện của con người. Nhưng hình ảnh con người ở đây ẩn hiện khi “mặt chữ điền” bị “lá trúc che ngang”.

Hình  ảnh “mặt chữ điền” ở đây là một hình ảnh đa nghĩa, nó có thể là gương mặt phúc hậu của một người con gái xứ Huế, hoặc có thể đó chính là gương mặt của tác giả Hàn Mặc Tử khi muốn đắm mình vào với cảnh sắc thiên nhiên thôn Vĩ. Dù là ai đi chăng nữa thì hình ảnh con người xuất hiện ở đây đã tạo nên sức hấp dẫn cho cảnh thiên nhiên thơ mộng. Con người giản dị, chỉ hiện, e thẹn, kín đáo sau lá trúc đã tạo nên một nét duyên dáng rất riêng của xứ Huế.

Nếu mở đầu bài thơ, Hàn Mặc Tử đưa chúng ta đến với bức tranh khu vườn thôn Vĩ xanh tươi, căng tràn sức sống thì theo ngay sau đó, là một bức tranh thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng:

“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”

Đó là cảnh thiên nhiên thôn Vĩ trong một đêm trăng thơ mộng, êm đềm. Hình ảnh gió và mây hiện lên như một nghịch cảnh “gió theo lối gió” – “ mây đường mây”. Gió có thổi thì mây mới bay, ấy vậy mà ở đây, gió và mây theo hai lối riêng biệt. Sự chia xa của mây và gió cũng như chính là ám ảnh sự chia xa trong tâm hồn, nỗi lòng của tác giả.

Hình ảnh nhân hoá “dòng nước buồn thiu” một lần nữa, như nhấn mạnh thêm vào nỗi buồn của tác giả. Là dòng nước buồn hay là nỗi buồn của tác giả đã ám lên dòng nước. Sự chuyển động nhẹ nhàng, hiu hắt của “hoa lắp lay” trong một không gian, gió mây, nước như vậy như để khắc hoạ thêm về bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng lại nhuốm nỗi buồn.

Cảnh tuy đẹp nhưng lại lạnh lẽo, hoang sơ, cô đơn, u buồn, ảm đạm, phảng phất tâm trạng thờ ơ cuộc đời của tác giả. Nỗi buồn trong lòng tác giả hoà cùng nhịp buồn xứ Huế rồi vang lên một câu hỏi “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”. Trong cái tâm trạng phảng phất sự thờ ơ với cuộc đời ấy bỗng bật lên một ước mơ, khát khao được níu giữ một thứ gì đó. Câu thơ như thể hiện được niềm tin, khát vọng chờ đợi một điều gì tốt đẹp diệu kỳ sẽ đến với cuộc đời của ông.

Một câu hỏi khác lại vang lên “Có trở trăng về kịp tối nay. Đó là một hình ảnh vừa thực vừa hư, đến đây, đó không còn là ước mơ khát vọng nữa mà đó còn là nỗi lo lắng, mặc cảm của Hàn Mặc Tử trước hiện tại của mình. Từ “kịp” thể hiện một tâm trạng mong ngóng, khao khát, chờ đợi xen lấn chút bấn an và thất vọng.

Cảnh thiên nhiên ở đây đẹp nhưng cũng đượm buồn khi chứa đựng dự cảm của sự chia xa, khát khao gắn bò với cuộc đời trong những giây phút ngắn ngủi còn lại. Mạch cảm xúc ở đây có sự chuyển biến đột ngột từ niềm vui của hi vọng sang trạng thái lo âu, u buồn, thất vọng khi tác giả bất chợt nghĩ và mặc cảm về số phận của mình.

Kết thúc bài thơ là những mong muốn xa vời của tác giả, đó cùng là tình yêu cuộc sống thiết tha, khát vọng yêu thương và gắn bó với cuộc đời:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây xương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà”

Hình ảnh “khách đường xa” được lặp lại hai lần trong câu thơ như để nhấn mạnh vào hình ảnh con người. Có thể nói, hình ảnh người con gái xứ Huế ấy đã in đậm trong tâm trí của Hàn Mặc Tử dù giờ đã trở nên xa vời với khoảng cách về không gian và thời gian. Hình ảnh “em” được hiện lên quá “áo trắng” đến nỗi mà tác giả cũng không thể nhìn rõ được. Tác giả như rơi vào trạng thái buồn, hụt hẫng và xót xa. 

Giờ đây trong không gian sương khói mờ ảo dường như đã làm con người cũng mờ ảo theo không gian bất định ấy. Câu hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà” vang lên như bộc lộ nỗi cô đơn, trống vắng trong tâm hồn thi nhân khi mà ông đang trong thời kì đau thương nhất. Lời thơ đã gợi tả sự bâng khuâng, hi vọng rồi lại tuyệt vọng. Qua đó là khát vọng tha thiết được sống, được yêu thương và gắn bó với cuộc đời.

       Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử đã khắc hoạ cho chúng ta thấy một bức tranh thiên nhiên xứ Huế đẹp nhưng lại ảm đạm, u buồn, nhuốm màu tâm trạng. Đó cũng là sự tha thiết cuộc sống, khát vọng sống mãnh liệt đầy đau thương của tác giả.

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức