Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2022

Mở bài kết bài Quê Hương - Ngữ Văn 8

Hình ảnh
  Mở bài kết bài Quê Hương Ngữ Văn 8 Mở bài trực tiếp Quê Hương        Tế Hanh là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới. Nhưng có một điểm đặc biệt trong thơ ông đó là không mang nặng nỗi đau đời hay sự day dứt, thở than tuyệt vọng với tình yêu như các nhà thơ cùng thời. Vẻ đẹp trong thơ Tế Hanh là vẻ đẹp của những tình cảm bình dị với quê hương đất nước, với những con người chân chất mộc mạc. Tiêu biểu cho phong cách ấy là bài thơ “Quê hương” được tác giả viết năm 1938 khi mới 17 tuổi. Mở bài gián tiếp Quê Hương       Con người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về. Đó chính là quê hương nơi chứa đựng những kí ức nhỏ bé mà thân thương, kí ức tuổi thơ đẹp nhất, trân quý nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Và Tế Hanh đã tái hiện những cảm xúc bình dị ấy qua bài thơ “Quê hương” viết về những kỉ niệm về quê hương miền biển với nắng, với gió, với những con người và cuộc sống vất ...

Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Hình ảnh
  Đề bài: Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ   Bài làm:       Hàn Mạc Tử là một nhà thơ mới có hồn thơ “điên”, hướng về những thứ mộng mị, hư ảo chìm sâu vào cõi mộng để trốn tránh thực tại khổ đau, là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt. Một trong những bài thơ hay và nổi tiếng của ông mang đến một luồng gió lạ trong phong trào thơ mới, đó là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ là bức tranh phong cảnh của thôn Vĩ trong tâm trí của Hàn Mặc Tử và nó đã cho ta thấy khát vọng sống mãnh liệt nhưng cũng đầy uỷ khuất của tác giả.       Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được gợi cảm hứng một tấm bưu ảnh chụp phong cảnh sông nước có thuyền và bè kèm mấy lời thăm hỏi mà một người con gái Hàn Mạc Tử yêu đã gửi cho ông khi ông mắc bệnh hiểm nghèo. Mở đầu bài thơ, Hàn Mạc Tử đã đưa ta đến với khung cảnh ban mai thôn Vĩ Dạ tươi mới, tràn ngập sức sống:

Phân tích tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu

Hình ảnh
  Đề bài:  Phân tích tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu. I. Dàn ý 1. Mở bài  - Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm  Chiếc thuyền ngoài xa + Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại với nhiều cống hiến, luôn trăn trở về cuộc đời con người cũng như về sứ mệnh người nghệ sĩ. + Truyện ngắn  Chiếc thuyền ngoài xa  chứa đựng những giá trị nhân văn, những triết lý sâu sắc về đời người bằng ánh nhìn đa diện, nhiều chiều của tác giả, về mối liên quan chỉ cách nhau một ranh giới thật mỏng manh là hiện thực cuộc đời và nghệ thuật.

Ngữ văn 6 - Bài 6: Đọc hiểu văn bản: Bài học đường đời đầu tiên - Cánh diều

Hình ảnh
  Ngữ văn 6 Bài 6: Đọc hiểu văn bản: Bài học đường đời đầu tiên. I. Tìm hiểu chung    + Tác giả Tô Hoài (1920 - 2014) -  Tên khai sinh : Nguyễn Sen. -  Quê quán : Hà Nội. -  Giải thưởng : 1996 Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.    + Tác phẩm -  Xuất xứ : trích chương I truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" (1941). -  Thể loại : Truyện dài. -  Phương thức biểu đạt : Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Tóm tắt tác phẩm Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng nhưng có tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn có người bạn hàng xóm tên là Dế Choắt với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện bởi vậy Dế Mèn rất xem thường và hay bắt nạt Dế Choắt. Một lần, Dế Mèn trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế M...

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Hình ảnh
Ngữ văn 6 Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (nhân vật, cốt truyện, người kể ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của truyện đồng thoại; truyện của Pu-skin và An-đéc-xen. - Mở rộng được chủ ngữ trong viết và nói. - Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ. - Trân trọng những ước mơ đẹp đẽ và cảm thông với người có số phận bất hạnh; biết ân hận về những việc làm không đúng; không tham lam, bội bạc. 

Ngữ văn 6 – Ôn tập cuối học kì II - Chân trời sáng tạo

  Ôn tập cuối học kì II 1. Chỉ ra yếu tô miêu tả và tự sự trong đoạn thơ sau: Ngày Huế đồ máu, Chú Hà Nội về, Tình cờ chú cháu, Gặp nhau Hàng Bè. Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh, Ca-lô đội lệch, Môm huýt sáo vang, Như con chim chích, Nhảy trên đường vàng... - “Cháu đi liên lạc, Vui lắm chú à, Ở đồn Mang Cá, Thích hơn ở nhà! ”                 (Tố Hữu,  Lượm )

Ngữ văn 6 - Bài 11: Nói và nghe : Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm sáng tạo cho Góc truyền thống của trường? - Chân trời sáng tạo

Hình ảnh
Ngữ văn 6 - Bài 11: Nói và nghe Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm sáng tạo cho Góc truyền thống của trường?    Gợi ý Kính chào thầy cô và các bạn! Trước khi vào với bài Nói và nghe của mình, xin mời các bạn cùng theo dõi clip sau đây:

Ngữ văn 6 – Bài 11: Đọc: Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm sáng tạo cho Góc truyền thống của trường? - Chân trời sáng tạo

Hình ảnh
 Ngữ văn 6 – Bài 11:  Đọc: Tình huống 3 Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm sáng tạo cho Góc truyền thống của trường? Câu hỏi trang 104 Nếu em là thành viên câu lạc bộ, em sẽ giải quyết như thế nào? Trả lời: - Nếu em là thành viên câu lạc bộ, trước hết em gửi lời cảm ơn tới người gửi đã đóng góp ý tưởng cho hoạt động.  - Từ tấm hình được sưu tập các thành viên có thể lấy đó làm cảm hứng sáng tác một câu chuyện, một bài thơ hay một bài hát tuyên truyền cho hoạt động lần này. -  Nó có thể gần gũi với các bạn hơn vì nó được gửi từ chính một trong số các bạn và lan tỏa thông điệp một cách tích cực hơn.

Ngữ văn 6 – Bài 11: Nói và nghe: Làm thế nào để bày tỏ tình cảm với ba mẹ - Chân trời sáng tạo

 Ngữ văn 6 – Bài 11: Nói và nghe: Làm thế nào để bày tỏ tình cảm với ba mẹ Tham khảo các hướng dẫn về nói và nghe ở tình huống 1 để thực hiện tình huống này Gợi ý Kính chào thầy cô và các bạn, trước khi tiến đến phần trình bày của mình, tôi xin hỏi các bạn một chút: Có ai cảm thấy thật khó khăn khi thể hiện tình cảm với bố mẹ chưa? Có ai hồi nhỏ thấy thật dễ dàng để ôm hôn, nói yêu bố mẹ,... mà bây giờ lại thật khó khăn chưa? *Giao lưu khán giả* Vâng và đó cũng chính là vấn đề mà bạn Siêu Nhân nhờ chúng tôi giải quyết ngày hôm nay. Bạn đã đưa ra một vài lựa chọn mà bạn muốn làm như vẽ tranh, sáng tác bài hát hay làm một bài thơ, một câu chuyện. Theo các bạn thì còn cách nào khác không ạ? *Giao lưu khán giả* Chúng tôi xin đưa ra một vài đóng góp cho bạn như sau: Thứ nhất, để thực hiện được bất kì loại hình nào mà bạn đang đề ra thì mình cần phải có kiến thức cũng như kĩ năng trong cái môn đó. Ví dụ bạn giỏi vẽ thì bạn nên vẽ, bạn viết văn hay thì sáng tác thơ, truyện,....

Ngữ văn 6 – Bài 11: Đọc: Làm thế nào để bày tỏ tình cảm với ba mẹ - Chân trời sáng tạo

Hình ảnh
 Ngữ văn 6 – Bài 11: Đọc: Tình huống 2 Làm thế nào để bày tỏ tình cảm với ba mẹ Câu hỏi trang 101 Nếu em là Lớp Trưởng Thông Thái, em sẽ giúp bạn Siêu Nhân giải quyết tình huống này như thế nào? Trả lời:  - Nếu em là Lớp Trưởng Thông Thái, em sẽ nói với bạn rằng: + Thường thì chúng ta dễ bày tỏ tình cảm với ba mẹ khi còn nhỏ, lớn lên chúng ta sẽ ngại ngùng không dám bày tỏ tình cảm mọt cách trực tiếp.  + Nhưng chúng ta có thể bày tỏ qua những lời nói quan tâm, hỏi han hay những hành động hằng ngày.  + Bạn Siêu Nhân phân vân không biết nên chọn món quà nào cho mẹ thì bạn có thể vẽ một bức tranh gia đình tặng cho mẹ. Với mẹ, bạn là món quà vô giá trong cuộc đời, bức tranh sẽ giúp bạn thể hiện tình cảm với mẹ mình.  + Bạn có thể bày tỏ theo suy nghĩ riêng của mình nhưng quan trọng nhất là tấm lòng, tình cảm mà bạn đặt vào món quà đó. Bạn hãy tự tin bày tỏ tình cảm với ba mẹ mình nhé! Hướng dẫn giải quyết tình huống

Ngữ văn 6 – Bài 11: Nói và nghe: Trình bày giải pháp và sản phẩm - Chân trời sáng tạo

 Ngữ văn 6 – Bài 11:  Nói và nghe Trình bày giải pháp và sản phẩm  Em hãy chia sẻ giải pháp giải quyết tình huống và sản phẩm với các bạn trong nhóm (lớp) và lắng nghe các ý kiến đánh giá, góp ý. Bước 1: Chuẩn bị. - Xác định không gian trình bày (lớp học, sân trường, phòng học bộ môn, thư viện,...) và những điều kiện vật chất (máy tính, máy chiếu,...) để chuẩn bị nội dung và cách thức trình bày phù hợp. - Xác định cụ thể thời gian quy định trong phần trình bày của mình để chuẩn bị nội dung cho phù hợp (trình bày cụ thể, chi tiết hoặc tóm tắt khái quát). - Tìm ý tưởng cho phần mở đầu và phần kết sao cho hấp dẫn.

Ngữ văn 6 – Bài 11: Làm thế nào để giúp Cô Bé Rắc Rối lựa chọn sách? - Chân trời sáng tạo

Hình ảnh
  Ngữ văn 6 – Bài 11: Bạn sẽ giải quyết việc này như thế nào? Đọc: Tình huống 1  Làm thế nào để giúp Cô Bé Rắc Rối lựa chọn sách? Câu hỏi trang 98, sgk Tiếng Việt lớp 6: Nếu em là một thành viên của Câu lạc bộ Đại sứ văn hóa đọc thì em sẽ giúp Cô Bé Rắc Rối cũng như các bạn rơi vào tình huống tương tự giải quyết vấn đề này như thế nào? Trả lời: - Nếu em là một thành viên của Câu lạc bộ Đại sứ văn hóa đọc thì đầu tiên em sẽ hướng dẫn cô bé cách chọn lựa những quyển sách phù hợp với thế mạnh của cô bé.  - Nếu cô bé thích làm hướng dẫn viên du lịch thì chọn những cuốn sách khám phá về các nước trên thế giới, bên cạnh đó đan xen những quyển sách về cuộc sống hoặc về cách làm tốt trong công việc của mình.  - Sau đó, e sẽ cùng cô bé, học cách đọc sách đúng, khi đọc hết mỗi cuốn sách cô bé rút ra được những gì và bài học cho chính cuộc sống của cô bé.  Như vậy cô bé sẽ thấy việc đọc sách không khó và nhàm chán như bản thân từng nghĩ. Hướng dẫn giải qu...

Ngữ văn 6 – Bài 10 : Ôn tập - Chân trời sáng tạo

  Ngữ văn 6 – Bài 10 : Ôn tập 1. Hãy tóm tắt nội dung chính của hai văn bản sau dựa vào bảng dưới đây: Văn bản Nội dung chính Thiên nhiên - Mẹ của muôn loài. Trái Đất là một hàng tinh xanh được mẹ thiên nhiên kiến tạo và nuôi dưỡng trong hàng triệu năm, tạo ra muôn loài sinh vật kể cả con người chúng ta. Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro. Lễ cúng Thần Lúa là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro thể hiện sự gắn bó, lòng biết ơn của con người với những món quá quý giá mà thiên nhiên ban tặng.

Ngữ văn 6 – Bài 10 : Nói và nghe : Tóm tắt nội dung trình bày của người khác - Chân trời sáng tạo

Hình ảnh
Ngữ văn 6 – Bài 10 :Nói và nghe Tóm tắt nội dung trình bày của người khác Khi tham dự các cuộc họp, thảo luận, thuyết trình,... việc ghi tóm tắt nội dung trình bày của người khác là rất quan trọng. Tóm tắt nội dung trình bày của người khác là lắng nghe và ghi chép những nội dung cơ bản, cốt lõi mà người nói đã trình bày nhằm mục đích trao đổi, thảo luận hoặc làm tư liệu tham khảo. Thực hành Nhân dịp tìm hiểu chủ đề Ngày Môi trường thế giới, lớp em tổ chức thuyết trình về chủ đề Điều kì diệu của thế giới tự nhiên. Hãy lắng nghe phần trình bày của các bạn và tóm tắt lại các nội dung trình bày theo các bước đã học trong bài  Điểm tựa tinh thần .

Thi giữa kì 2 - Toán 6 - Kết nối tri thức

Hình ảnh
  Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Toán lớp 6 Thời gian làm bài:…. phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 1) I. Trắc nghiệm (2 điểm): Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Phân số  đọc như thế nào? A. Hai phần ba B. Âm hai phần ba C. Ba phần hai D. Ba phần âm hai

Đề thi giữa kì 2 - Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Hình ảnh
  Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút   (Đề số 1) Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Câu 1.  Sau kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương. Ông đổi tên nước thành A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Nam Việt. D. An Nam. Câu 2.  Hiện vật nào tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật chế tác đồ đồng của con người thời kì Văn Lang, Âu Lạc? A. Đồ gốm.  B. Rìu đá Bắc Sơn.  C. Công cụ đá. D. Trống đồng. Câu 3.  Trang phục thường ngày của nam giới thời Văn Lang – Âu Lạc như thế nào? A. Đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất. B. Mặc khố dài, mình trần, đội mũ cắm lông chim. C. Đóng khố ngắn, mặc áo ngắn, đi guốc mộc. D. Mặc khố dài, áo ngắn, đội mũ gắn lông chim. Câu 4.  Người Việt cổ xăm mình để A. xua đuổi tà ma. B. tránh bị thủy quái làm hại. C. dễ dàng săn bắt thú rừng. D. hóa trang thành các vị thần.

Đề thi giữa kì 2 - Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 - Cánh diều

Hình ảnh
 Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề số 1) Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Câu 1. Khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, địa bàn chủ yếu ở lưu vực các dòng sông lớn thuộc khu vực A. Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay. B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay. C. Nam Bộ của Việt Nam hiện nay. D. Trung Bộ của Việt Nam hiện nay. Câu 2. Hình ảnh sau đây gợi cho em liên tưởng tới phong tục tập quán nào của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc? A. Làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ, tết. B. Xăm mình để tránh bị thủy quái làm hại. C. Nhuộm răng đen. D. Sử dụng trầu cau trong dịp cưới hỏi. Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bộ máy tổ chức của nhà nước Văn Lang? A. Vua Hùng đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành. B. Giúp việc cho Vua Hùng là Lạc hầu, Lạc tướng. C. Cả nước chia...

Đề thi Học kì 2 - Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Cánh diều

Hình ảnh
 Đề thi Học kì 2 - Cánh diều Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề số 1) Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Câu 1. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời Bắc thuộc do ai lãnh đạo? A. Bà Triệu.  B. Hai Bà Trưng. C. Lý Bí.  D. Mai Thúc Loan.  Câu 2. Sự ra đời nước Vạn Xuân gắn liền với cuộc khởi nghĩa của A. Hai Bà Trưng.  B. Lý Bí. C. Mai Thúc Loan. D. Phùng Hưng. Câu 3. Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa do người Việt phát động trong thời Bắc thuộc là giành A. quyền dân sinh. B. chức Tiết độ sứ. C. quyền dân chủ. D. độc lập, tự chủ. Câu 4. Về ngôn ngữ, trong thời Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những yếu tố của tiếng Việt truyền thống, đồng thời tiếp thu thêm A. nhiều lớp từ Hán và chữ Hán.  B. chữ La-tin.  C. chữ Phạn.  D. chữ Chăm cổ.

Đề thi giữa kì 2 - Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Kết nối tri thức

Hình ảnh
  Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề số 1) Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Câu 1.  Người đứng đầu các chiềng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì? A. Lạc hầu. B. Bồ chính. C. Lạc tướng. D. Xã trưởng. Câu 2.  Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ III TCN đến năm 43. B. Từ năm 208 TCN đến năm 43. C. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN. D. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN. Câu 3.  Kinh đô của nhà nước Văn Lang là A. Phong Châu (Phú Thọ). B. Phú Xuân (Huế). C. Cấm Khê (Hà Nội) . D. Cổ Loa (Hà Nội). Câu 4.  Nội dung nào dưới đây  không  phản ánh đúng đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc? A. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính. B. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa. C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa… D. Thường xuyên tổ chức các lễ hội gắn với nền nông nghiệp.

Đề thi giữa kì 2 - Khoa học lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Hình ảnh
 Đề thi Giữa kì 2 -   Chân trời sáng tạo   Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề số 1) Câu 1:  Cho các vai trò sau: (1) Cung cấp thực phẩm. (2) Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học. (3) Gây hư hỏng thực phẩm. (4) Phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ. (5) Sản xuất các loại rượu, bia, đồ uống có cồn. (6) Gây bệnh cho người và các loài sinh vật khác. Những vai trò nào  không  phải là lợi ích của nấm trong thực tiễn? A. (1), (3), (5). B. (2), (4), (6). C. (1), (2), (5). D. (3), (4), (6). Câu 2:  Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào? A. Nơi khô ráo. B. Nơi ẩm ướt. C. Nơi thoáng đãng. D. Nơi nhiều ánh sáng. Câu 3:  Ngành động vật nào dưới đây có số lượng lớn nhất trong giới động vật? A. Ruột khoang. B. Chân khớp. C. Lưỡng cư. D. Bò sát. Câu 4:  Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có độ đa dạng thấp nhất? A. Hoang mạc. B. Rừng ...

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều