Viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 năm 2022 : "Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu"
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 năm 2022 có chủ đề là: "Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu" (Write a letter to someone influential explaining why and how they should take action on the climate crisis).
Dưới đây là gợi ý bài mẫu viết thư UPU lần thứ 51 để các bạn học sinh tham khảo
….……, Ngày ... tháng ... năm 2022
Kính gửi bác... Thủ tướng Chính phủ!
Cháu là... học sinh trường THCS trên địa bàn thành phố X. Hôm nay
cháu xin gửi tới bác bức thư này để trình bày một vấn đề đặc biệt quan trọng
liên quan tới cuộc sống của tất cả chúng ta.
Thưa bác, vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi
và nhức nhối, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân.
Và nó hiện đang trở nên căng thẳng hơn khi thiên tai, dịch bệnh diễn ra ngày
càng nhiều và khó ứng phó hơn.
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng
nặng nề của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, lượng
mưa dự báo sẽ tiếp tục tăng trên phạm vi toàn quốc. Theo kịch bản trung bình,
lượng mưa trung bình/năm vào đầu thế kỷ này có xu thế tăng ở hầu hết cả nước,
phổ biến từ 5% - 10%; vào giữa thế kỷ có mức tăng từ 5% - 15%; trong đó, một số
tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên
20%. Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ, mức tăng nhiều nhất có thể lên tới
trên 20% và được phân bố ở Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần Nam Bộ và Tây
Nguyên.
Về mực nước biển dâng trung bình ở Việt Nam có khả năng cao hơn mức
trung bình toàn cầu. Theo kịch bản trung bình, đến năm 2050 là 22cm; năm 2100
là 53cm. Theo kịch bản cao, các số liệu của các thời điểm tương ứng lần lượt là
25cm và 73cm. Dự báo, nếu mực nước biển dâng 1m và không có các giải pháp ứng
phó, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,5% diện tích các tỉnh ven biển
miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận), 17,8% diện tích thành phố Hồ Chí
Minh, 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập chìm trong nước.
Cháu biết rằng những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi biến đổi khí
hậu là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với quốc gia, dân tộc, từ đó tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương, lực lượng tích cực, chủ động ứng
phó trên mặt trận này và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Cháu mong rằng, thời gian tới Chính phủ Việt Nam sẽ quan tâm hơn nữa đến
việc triển khai thực hiện các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính cũng như đẩy mạnh việc nghiên cứu, đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đến một số lĩnh vực, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động ứng
phó thường xuyên.
Cùng với đó là năng lực dự báo, cảnh báo, tổ chức thực hiện cùng điều
kiện, phương tiện phòng, chống thiên tai ở các khu dân cư, nhất là tại các vùng
có nguy cơ cao về thiên tai.
Các chương trình, dự án về tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mới,
tái tạo (năng lượng gió, mặt trời, nhiên liệu sinh học) cùng các hoạt động giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính cần được triển khai tốt hơn nữa.
Việc thực hiện chương trình giảm mất và suy thoái rừng nhằm giữ khả
năng hấp thụ khí nhà kính của hệ sinh thái rừng cũng cần được quan tâm nhiều
hơn nữa.
Cuối cùng, cháu xin cảm ơn bác vì đã đọc hết bức thư này!
Công dân nhỏ của nước ta.
2. Bài mẫu
viết thư UPU lần thứ 51 gửi Tổng thư ký Liên Hợp quốc
…, Ngày… tháng… năm 2022
Kính gửi bác Tổng thư ký Liên Hợp quốc!
Cháu tên là Trần A*, học sinh lớp 9 của một trường THCS ở Việt
Nam
Mới đây cháu đã xem một chương trình truyền hình nói về sự ảnh
hưởng khủng khiếp của biến đổi khí hậu tới toàn cầu. Những thông tin đó đã khiến
cháu suy nghĩ rất nhiều và đi đến quyết định viết một lá thư gửi tới bác.
Cháu nhận ra rằng biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất đối
với môi trường sống hiện nay cũng như tương lai của con người. Theo giới chuyên
gia, tốc độ biến đổi khí hậu đang xảy ra nhanh hơn 20 - 50 lần so với bất kỳ
giai đoạn biến đổi khí hậu nào trong lịch sử Trái đất. Kể từ năm 2015, nền nhiệt
Trái đất đã ấm lên trung bình 1 độ C, khiến các đợt nắng nóng gây hạn hán và chết
người xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng
trở nên tàn khốc hơn. Ngày càng có nhiều nước và vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương
hơn và khả năng vượt qua yếu hơn trước tác động của biến đổi khí hậu.
Hiện nay, khủng hoảng khí hậu cũng đang từng bước đe dọa
phá vỡ hệ thống lương thực toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh
lương thực và ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của người dân.
Đặc biệt Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng
nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại,
năng lượng… và nhiều hoạt động kinh tế khác trực tiếp hay gián tiếp của đất nước
cũng như đời sống người dân.
Cháu đã phải chứng kiến người dân phải chịu cảnh lũ lụt sạt lở qua
các phóng sự trên truyền hình. Hàng trăm, hàng ngàn người dân đã sống cảnh
màn trời chiếu đất, không nhà cửa khi lũ về. Và cháu cũng chẳng thể
quên hình ảnh những chú bộ đội cứu hộ cho nhân dân miền Trung đã hi
sinh vì sạt lở.
Những cơn lũ từ trên thượng nguồn đổ xuống nhưng không hề có
những cánh rừng để cản lại sức mạnh của nó. Hàng ngàn hành vi xấu của con người
xảy đến nối tiếp nhau càng làm tình trạng nóng lên toàn cầu thêm trầm
trọng. Nếu không sớm hành động, cả thế giới này sẽ sống ra sao?
Do đó, với bức thư này, cháu mong rằng bác sẽ nỗ lực dùng tầm
ảnh hưởng của mình để đoàn kết các quốc gia, cùng nhau hành động để làm chậm lại
quá trình biến đổi khí hậu trên Trái đất.
Bên cạnh đó, cần hành động khẩn trương để bảo vệ các quốc
gia, cộng đồng và người dân trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng khí hậu.
Cộng đồng quốc tế cần có sự đột phá về khả năng thích ứng và phục hồi, điều đó
đồng nghĩa cần nâng mức đầu tư hơn nữa vào các giải pháp cho vấn đề này.
Các quốc gia cần tăng cường các hành động bảo vệ môi trường,
bao gồm: Đầu tư vào việc làm bền vững; không hỗ trợ cho các đối tượng gây ô nhiễm;
chuyển từ đánh thuế thu nhập đối với người nộp thuế sang đánh thuế khí thải
carbon đối với đối tượng gây ô nhiễm môi trường; chấm dứt trợ giá cho nhiên liệu
hóa thạch, nhất là than đá; cân nhắc mọi nguy cơ đối với khí hậu khi ra quyết định
và công bố những rủi ro tài chính liên quan tới biến đổi khí hậu....
3. Mẫu viết thư UPU 51 gửi Tổng thống Mỹ
..., ngày... tháng... năm.....
Kính gửi Ngài Tổng thống Mỹ!
Tên cháu là Nguyễn Văn X.
Thưa Ngài, với tư cách là một công dân toàn cầu, hôm nay cháu
viết lá thư này vì muốn trình bày với Ngài một vài điều cấp bách liên quan tới
vấn đề khí hậu trên hành tinh chúng ta.
Có lẽ, Ngài cũng biết năm qua các nhà khoa học không có
nhiều điều tích cực để công bố về vấn đề khí hậu toàn cầu. Bởi lẽ, nồng độ khí
CO2 trong khí quyển sau khi phá kỷ lục của 3 triệu năm qua vẫn tiếp tục tăng
liên tục trong những tháng nửa đầu năm 2020.
Đấy là trong khi phát thải CO2 do con người gây ra đã giảm đến
17% trong cùng kỳ. Mức giảm này gần như chắc chắn sẽ không thể nào giữ được khi
các nước dỡ bỏ lệnh giãn cách, phong toả vì đại dịch COVID - 19 và nền kinh tế
thế giới hoạt động trở lại. Loài người vẫn còn rất xa với mức giảm nồng độ khí
CO2 3%/năm để giới hạn nhiệt độ tăng thêm dưới 2°C từ nay đến 2030.
Cũng theo thống kê của các nhà khoa học thì thời gian từ
năm 2016- 2020 là giai đoạn thế giới nóng nhất trong lịch sử ngành khí tượng.
Những hiện tượng thời tiết cực đoan dị thường như lũ lụt và hạn hán sẽ xảy ra với
tần suất nhiều hơn, đẩy nhiều loài động vật đến đà tuyệt chủng. Ngay cả loài
người cũng đang bị đặt vào vòng nguy hiểm, với bằng chứng là nạn đói đã tàn phá
khu vực Bắc Phi trong suốt hơn một năm nay.
Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu
và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan. Đây là một
trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI vì biến đổi
khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc
sống của con người.
Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng
khí CO2 tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái,
nguồn cung cấp nước ngọt, không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và
sức khỏe.
Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương.
Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nền nông nghiệp của nhiều quốc gia.
Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy
cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự
mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và
do nước biển ấm lên.
Và đương nhiên con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng.
Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư
trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc
nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.
Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến
mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng, đây là những yếu tố gây xung đột và chiến
tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ.
Rồi nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán
đang trở thành mối đe dọa với sức khỏe dân số toàn cầu. Trong khi một số nơi
trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi khác lại hứng chịu
những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt
và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước.
Đại dịch COVID-19 đang khiến thế giới chao đảo, nhưng loài
người đã có thể chống đỡ với nó tốt hơn nếu chúng ta không phải cùng lúc đứng
trước mối hiểm họa khôn lường của biến đổi khí hậu.
Những thảm họa có quy mô tương tự hay thậm chí còn lớn hơn thế
nữa chắc chắn sẽ còn xảy ra trong tương lai. Cách tốt nhất để phòng chống hay
giảm nhẹ tác động của chúng chỉ có thể là cộng đồng thế giới cần lập tức bắt
tay ngay vào công việc khắc phục biến đổi khí hậu để loài người có thể có cơ
may thoát xa khỏi bờ vực thẳm.
Cháu mong trên cương vị của mình, Ngài hãy cùng Liên Hợp quốc
thiết lập lại mạng lưới theo dõi khí hậu toàn cầu, nghiêm khắc nhắc nhở các
nước về sự thiếu hợp tác trước những thảm họa liên tiếp diễn ra. Và Ngài
hãy hành động quyết liệt hơn nữa để mỗi người trên thế giới đều có ý thức
gìn giữ môi trường sống, chống lại khủng hoảng khí hậu để bảo vệ hành tinh
xanh.
Cháu đặt nhiều kỳ vọng vào Ngài,
Nguyễn Văn X