Ngữ văn 6 – Bài 9: Và tôi nhớ khói - Chân trời sáng tạo
Ngữ văn 6 – Bài 9: Và tôi nhớ khói
(Đỗ Bích Thúy)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Quê quán: Hà Giang.
- Là thành viên Hội nhà văn Việt Nam.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích Tôi đã trở về trên núi cao (2018).
- PTBĐ chính: Tự sự.
* Trải nghiệm cùng văn bản
II. Đọc hiểu văn bản
1. Ngọn khói gắn với bếp lửa, mâm cơm
- Ngọn khói quẩn quanh mái bếp:
+ Ngọn khói như gọi người trở về.
+ Miêu tả: Ngọn khói màu xanh, nhẹ bẫng như tơ, quấn
trên mái lá.
+ Sự di chuyển: Ngọn khói che phủ cả làng, len qua đầu hồi,
vương vít mãi trên ngọn cây hồng, bị gió thổi cho loãng di, tan đi.
+ Mùi khói: Quẩn mãi, mùi của hạt ngô sót lại bị cháy, của gộc
củi gỗ dẻ, tinh dầy vỏ cam, vỏ cây sẹ bị tước, mùi của lông mèo sém,...
→ Cảm nhận bằng nhiều giác quan: thị giác, khứu giác,
thính giác.
- Ngọn khói bắt lên từ những gộc củi:
+ Gộc củi to, gỗ chắc, cứ ngun ngún, ấm cúng.
+ Gộc củi cứ nằm yên cả ngày, lặng lẽ ủ một tảng than hồng.
+ Là nơi người đi ra khỏi nhà sau cùng nhớ vén
tro xung quanh bếp cho gọn để lửa không bùng.
+ Là nơi con mèo già sưởi mình.
- Ngọn khói mang theo ước mơ về mâm cơm:
+ Các công đoạn: Gác thanh củi nhỏ xếp xung quanh gộc vủi lớn
→ Nhặt ít phoi bào nhồi vào giữa → Dùng ống thổi bằng nứa nổi để
lửa bùng lên → Xuất hiện ngọn lửa màu lam, khói.
+ Ước mơ bình dị: Bữa cơm ấm cùng bên bếp lửa. Một đĩa cá
kho cháy cạnh với riềng, một bát canh măng, một đĩa dưa cải.
2. Ngọn khói gắn với cánh đồng, với dân
làng
- Ngọn khói gọi đám trẻ chăn trâu mải chơi về nhà:
+ Khói làm nhớ cơm, thèm cơm, lùa trâu xuống đường mòn.
+ Khói gắn với tiếng mõ, tiếng đục.
- Ngọn khói chứng kiến những năm mất mùa: Lũ lớn kéo về ngập
mọi con suối cuốn tất cả khiến toàn bộ cánh đồng ngập trong màu phù sa. Người
buồn, nặng trĩu âu lo.
- Ngọn khói chung vui với dân làng: Cũng có khi khói
vui hơn niềm vui con người khi làng có đứa bé chào đời.
- Ngọn khói quẩn quanh bên con người:
+ Bếp chỉ nguội khi người không còn.
+ Ngọn khói rộn ràng khi nhà có khách.
+ Khói im lìm ủ kín trong tro nóng khi người đi vắng.
+ Ngọn khói gợi nhắc con người về những kỉ niệm đẹp.
➩ Nghệ thuật:
+ Kể kết hợp miêu tả, biểu cảm.
+ Biện pháp tu từ so sánh, liệt kê,...
III. Tổng kết
1. Nội dung
Tôi nhớ khói là những hồi ức của tác giả về làn
khói với căn bếp, cánh đồng, người dân quê. Điều này thể hiện tình yêu quê
hương với một tâm hồn nhạy cảm.
2. Nghệ thuật
- Kể kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Biện pháp tu từ so sánh, liệt kê,...
* Suy ngẫm và phản hồi
1. Hình ảnh ngọn khói quê nhà đã được người viết
cảm nhận bằng những giác quan nào? Cách cảm nhận về khói như thế cho thấy quê
hương có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả?
Hình ảnh ngọn khói được tác giả cảm nhận bằng khứu giác và
thị giác.
Cách cảm nhận đó cho thấy quê hương có ý nghĩa rất quan trọng
đối với tác giả. Đó là miền kí ức mà người viết không thể quên được, đó là quê
hương nơi sinh ra và trưởng thành của con người, đó là nơi có gia đình thân
yêu.
2. Nỗi nhớ về ngọn khói quê hương cho ta thấy
nhân vật "tôi" là người có tâm hồn như thế nào?
Nỗi nhớ về ngọn khói cho thấy nhân vật tôi là người có tâm hồn
lãng mạn, bay bổng. Khi tác giả nhớ tới khói bằng các giác quan của mình, nhớ lại
và miêu tả khói một cách bay bổng, như cái gì đó đẹp mà thân thuộc, lãng mạn mà
gắn bó.
3. Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa gì với việc
nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại?
Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa rất lớn đối với việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại. Nó chính là một phần tâm hồn của chúng ta, nó theo chúng ta lớn lên rồi đi xa, để khi nhớ về nó thì mới nhận ra rằng đó chính là cuộc đời của chúng ta, là cái nôi của tâm hồn.