Ngữ văn 6 - Bài 7: Đọc: Con là... (Y Phương) - Chân trời sáng tạo
Soạn bài 7: Đọc: Con là... (Y Phương)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Y Phương (1948)
- Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước.
- Quê quán: huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích Đàn then, 1996.
- Thể loại: Thơ tự do.
- PTBĐ chính: Biểu cảm.
Bố cục:
Có thể chia văn bản thành 3 đoạn:
- Khổ 1: Con là nỗi buồn của cha.
- Khổ 2: Con là niềm vui của cha.
- Khổ 3: Con là sự gắn kết giữa cha và mẹ.
Tóm tắt
tác phẩm Con là
Tình cảm người cha dành cho con trong văn bản trên được thể hiện một cách rõ ràng và sinh động. Đó là tình yêu thương vô cùng lớn, con là vừa là nỗi buồn vừa là niềm vui vừa là hạnh phúc, đủ thấy cha yêu con biết nhường nào.
II. Đọc hiểu văn bản
- Sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc "Con là...." để định nghĩa về
người con:
+ Là nỗi buồn.
+ Là niềm vui.
+ Là sợi dây hạnh phúc.
- Điệp từ, cấu trúc "Dù cho....", kết hợp nghệ thuật đối
"to" - "nhỏ", "niềm vui" - "nỗi buồn",
so sánh bằng "bằng" thể hiện ý nghĩa của con đối với cha:
+ Khi con là nỗi buồn:
- Được
miêu tả "to bằng trời".
- Cũng
được "lấp đầy".
→ Dù nỗi buồn có nhiều như thế nào nhưng vì có con cũng sẽ được an ủi, lấp
đầy, sẽ biến mất.
+ Khi con là niềm vui:
- So
sánh "nhỏ bằng hạt vừng".
- Không
bao giờ hết.
→ Niềm vui con mang lại cho cha không bao giờ có giưới hạn. Với cha, có
con luôn là niềm vui bất tận.
→ Tình cảm cha con thiêng liêng.
- Sử dụng lối so sánh hơn "Mảnh hơn sợi tóc" thể hiện ý nghĩa của
con đối với mối quan hệ của cha mẹ:
+ Con là "sợi dây hạnh phúc", sợi dây kết nối.
+ Buộc đời cha với mẹ.
→ Con là sợi dây kết nối giữa cha và mẹ, tạo nên một gia đình đầm ấm, hạnh
phúc, hoàn chỉnh.
→ Tình cảm gia đình thiêng liêng.
➩ Đối với người cha, con là những điều vừa to lớn vừa nhỏ bé nhưng lại có
ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời người cha. Con chính là sợi dây kết nối giúp cho
gia đình hạnh phúc.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài thơ Con là... của Y Phương thể hiện tình cảm người
cha dành cho con và ý nghĩa của người con trong cuộc sống của cha.
2. Nghệ thuật
Thể thơ tự do kết hợp với các biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu
trúc.
IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
1. Chỉ ra
những đặc điểm của thơ qua văn bản trên.
Những đặc điểm của thơ ta có thể thấy qua văn bản trên là: được chia
thành 3 đoạn rõ ràng mỗi đoạn 3 câu, một câu có 4 - 7 từ.
2. Nêu ít
nhất một nét độc đáo của bài thơ qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh hoặc biện
pháp tu từ .
Nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua:
- Từ ngữ: cụm từ "con là" được lặp lại ở mỗi dòng đầu của 1 khổ,
giúp nhấn mạnh con rất quan trọng đối với cha.
- Biện pháp tu từ: so sánh con với nỗi buồn, niềm vui và hạnh phúc. Đó là
những thứ có giá trị vô cùng to lớn với người cha.
- Hình ảnh: độc đáo như trời, hạt vừng, sợi tóc. Những hình ảnh được sử dụng
đại diện cho sự rộng lớn, nhỏ bé và mong manh. Tưởng như nó mâu thuẫn với nhau
nhưng lại diễn tả tình yêu thương của người cha dành cho con là vô bờ bến.
3. Nêu cảm
nhận của em về tình cảm cha dành cho con được thể hiện trong văn bản.
Tình cảm người cha dành cho con trong văn bản trên được thể hiện một cách rõ ràng và sinh động. Đó là tình yêu thương vô cùng lớn, con là vừa là nỗi buồn vừa là niềm vui vừa là hạnh phúc, đủ thấy cha yêu con biết nhường nào.