Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2022

Ngữ văn 6 - Bài 8: Thực hành tiếng Việt - Chân trời sáng tạo

  Soạn bài 8: Thực hành tiếng Việt 1. Trong các từ sau, đâu là từ mượn tiếng Hán, đâu là từ mượn các ngôn ngữ khác? Nhân loại, thế giới, video, nhận thức, cộng đồng, xích lô, cô đơn, nghịch lí, mê cung, a-xit, ba-zơ. - Từ mượn tiếng Hán là: nhân loại, thế giới, nhận thức, cộng đồng, cô đơn, nghịch lí, mê cung. - Từ mượn các ngôn ngữ khác: video, xích lô, a-xit, ba-zơ.

Ngữ văn 6 – Bài 8: Bàn về nhân vật Thánh Gióng (Hoàng Tiến Tựu) - Chân trời sáng tạo

Hình ảnh
  Ngữ văn 6 – Soạn bài 8: Bàn về nhân vật Thánh Gióng (Hoàng Tiến Tựu)   Chân trời sáng tạo * Chuẩn bị đọc Em đã đọc truyện  Thánh Gióng  trong bài  Lắng nghe lịch sử nước mình  hãy chia sẻ với các bạn ấn tượng về nhân vật Thánh Gióng. - Thánh Gióng là một nhân vật trong truyền thuyết. - Ban đầu cậu nuôi mãi không lớn nhưng sau giặc Ân xâm lược, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi xông pha ra trận đánh giặc.  - Sau khi chiến thắng, Thánh Gióng đã bay về trời và để lại câu chuyện truyền thuyết cho tới tận bây giờ.

Ngữ văn 6 – Bài 8: Học thầy, học bạn - Chân trời sáng tạo

  Ngữ văn 6 – Soạn bài 8: Học thầy, học bạn (Nguyễn Thanh Tú) Chân trời sáng tạo * Chuẩn bị đọc Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè có ý nghĩa gì đối với chúng ta? - Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè giúp chúng ta nâng cao tinh thần ham học hỏi, hơn nữa giúp chúng ta nâng cao sự đoàn kết, gắn bó, gần gũi hơn với bạn bè, thầy cô. * Trải nghiệm cùng văn bản Trong đoạn này, tác giả kể câu chuyện về thời tuổi trẻ của Lê-ô-na-rơ Đa Vin-chi nhằm mục đích gì? - Trong đoạn tác giả có kể về câu chuyện thuở nhỏ của danh họa nổi tiếng Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi nhằm chỉ ra rằng vai trò của người thầy rất quan trọng.  - Dù ông có thiên bẩm về tài nang hội họa, nhưng không có sự dẫn dắt của người thầy ông không thể thành công trong sự nghiệp của mình như vậy.

Ngữ văn 6 - Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống - Tri thức ngữ văn - Chân trời sáng tạo

Hình ảnh
  Ngữ văn 6 - Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống Đọc: Tri thức ngữ văn Tri thức đọc hiểu Văn nghị luận  là loại văn bản có mục đích chính nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề. Trong cuộc sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng ý kiến trong cuộc họp, bài bình luận, xã luận,... Trong bài văn nghị luận, người viết trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm, sử dụng lí lẽ, bằng chứng để củng cố cho ý kiến của mình. Lí lẽ  là cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết. Bằng chứng  là những minh chứng làm rõ cho lí lẽ, có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu từ thực tế,... Trong văn nghị luận, ý kiến, lí lẽ, bằng chứng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các lí lẽ, bằng chứng giúp củng cố ý kiến. Xem ví dụ dưới đây:

Ngữ văn 6 - Bài 7: Ôn tập trang 39 - Chân trời sáng tạo

  Soạn bài 7: Ôn tập trang 39 1. Đọc lại ba văn bản N hững cánh buồm, Mây và sóng, Con là...  và điền thông tin vào bảng sau: Văn bản Nội dung chính Nhận xét về cách thể hiện tình cảm gia đình qua ba văn bản. Những cánh buồm Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha. Cả ba văn bản đều là cách thể hiện tình cảm vô cùng độc đáo, mỗi văn bản thể hiện theo một cách riêng nhưng luôn đẻ người đọc cảm nhận được tình cảm gia đình là vô cùng trân quý đối với mỗi con người. Mây và sóng Bài thơ ngợi ca tình mẫu từ thiêng liêng sâu sắc, những triết lí giản dị mà sâu sắc, đúng đắn về hạnh phúc của gia đình trong cuộc đời. Con là... Bài thơ...

Ngữ văn 6 - Bài 7: Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất - Chân trời sáng tạo

Hình ảnh
  Soạn bài 7: Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất Em đã học về cách tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất ở bài 1  Lắng nghe lịch sử nước mình  (Ngữ văn 6 tập 1). Bài học này giúp em ôn lại và củng cố kỹ năng thảo luận nhóm. Chủ đề thảo luận : Làm thế nào để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau hơn?  Bước 1: Chuẩn bị. Sau khi thành lập nhóm và phân công công việc, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung thảo luận theo phân công của nhóm trưởng. Các em có thể sử dụng bảng sau để chuẩn bị ý kiến của mình:

Ngữ văn 6 - Bài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ - Chân trời sáng tạo

Soạn bài 7: Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Em đã có kĩ năng viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát ở bài  Vẻ đẹp quê hương  (Ngữ văn 6, tập một). Với bài học này, em sẽ tiếp tục sử dụng những kĩ năng đó để trình bày cảm xúc về một bài thơ và rèn luyện thêm cách liên kết giữa các câu để tăng tính mạch lạc cho đoạn văn. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ: - Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn. - Trình bày cảm xúc về một bài thơ. - Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc. - Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn. - Cấu trúc gồm có 3 phần: + Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề). + Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ. + Kết đoạn:  Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản...

Ngữ văn 6 - Bài 7: Đọc: Con là... (Y Phương) - Chân trời sáng tạo

Hình ảnh
  Soạn bài 7: Đọc: Con là... (Y Phương) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Y Phương (1948) - Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước. - Quê quán: huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. - Là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.  2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích  Đàn then , 1996. - Thể loại: Thơ tự do. - PTBĐ chính: Biểu cảm. Bố cục: Có thể chia văn bản thành 3 đoạn: - Khổ 1: Con là nỗi buồn của cha. - Khổ 2: Con là niềm vui của cha. - Khổ 3: Con là sự gắn kết giữa cha và mẹ. Tóm tắt tác phẩm Con là     Tình cảm người cha dành cho con trong văn bản trên được thể hiện một cách rõ ràng và sinh động. Đó là tình yêu thương vô cùng lớn, con là vừa là nỗi buồn vừa là niềm vui vừa là hạnh phúc, đủ thấy cha yêu con biết nhường nào.

Ngữ văn 6 - Bài 7: Thực hành tiếng Việt - Chân trời sáng tạo

  Soạn bài 7: Thực hành tiếng Việt 1. Đọc các câu sau: - Sau trận mưa đêm rả rích Cát càng mịn, biển càng trong. - Trong lớp này, Lan là học sinh giỏi nhất. a) Giải thích nghĩa của các từ " trong  ” ở hai ví dụ trên. Từ " trong " ở câu thơ thứ nhất mang nghĩa là trong veo, trong vắt có thể nhìn thấy vật ở khác. Từ " trong " ở câu thơ thứ hai nghĩa là ở trong một tập thể, một cộng đồng. b) Nghĩa của các từ “ trong ” ở hai ví dụ trên có liên quan với nhau không? Nghĩa của các từ " trong " ở hai câu thơ trên không liên quan đến nhau. c) Từ “ trong ” ở hai ví dụ trên là hai từ đồng âm hay một tử đa nghĩa? Từ " trong " ở hai câu thơ trên là từ đồng âm. 2. Đọc các từ ngữ  “cánh buồm”, “cánh chim”, “cánh cửa", “cánh tay”  và thực hiện các yêu cầu: a) Giải thích nghĩa của từ “cánh” trong các từ ngữ trên. " Cánh " trong " cánh buồm " nghĩa là: bộ phận của con thuyền giúp nó có thể di chuyển được tr...

Ngữ văn 6 - Bài 7- Đọc: Chị sẽ gọi em bằng tên - Chân trời sáng tạo

Hình ảnh
  Soạn bài 7- Đọc: Chị sẽ gọi em bằng tên (Giắc Can-phiu & Mác Vích-to Hen-xen) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Jack Canfield & Mark Victor Hansen. - Jack Canfield sinh năm 1944 ở Texas, Hoa Kỳ.  - Mark Victor Hansen sinh năm 1948 tại Illinois, Hoa Kỳ.  - Hai người là đồng tác giả tập  Hạt giống tâm hồn (Chicken Soup for the Soul) . 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích  Tình yêu thương gia đình , bộ sách  Hạt giống tâm hồn .  - PTBĐ chính: Tự sự. Bố cục: Có thể chia văn bản thành 3 phần: - Phần 1 (Từ đầu đến  ... mọi chuyện lại đâu vào đấy ): Người chị cư xử lạnh lùng, chán ghét với người em. - Phần 2 (Tiếp theo đến  ... mối quan hệ của chúng tôi ): Buổi trò chuyện thú vị của hai chị em. - Phần 3 (Còn lại): Người chị hiểu, nhận ra tình cảm của người em dành cho mình.

Ngữ văn 6 - Bài 7: Đọc: Mây và sóng - Chân trời sáng tạo

Hình ảnh
  Soạn bài 7: Đọc: Mây và sóng (Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go) * Chuẩn bị đọc Chắc hẳn em đã từng chơi một trò chơi nào đó với người thân trong gia đình (cha mẹ, anh chị,..). em có cảm xúc như thế nào về những giây phút ấy. - Em đã dành những thời gian rảnh chơi với gia đình. - Khi đó em cùng mọi người chơi những trò chơi như đoán chữ, trốn tìm,.... để thêm gắn bó và hiểu nhau hơn.  - Những giây phút ấy đối với em vô cùng quý giá, nó tràn ngập sự vui vẻ, hạnh phúc và tự tin khi ở bên cạnh những người mình yêu thương.

Ngữ văn 6 - Bài 7: Những cánh buồm - Chân trời sáng tạo

Hình ảnh
  Soạn bài 7: Đọc: Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông) * Chuẩn bị đọc Gia đình là nơi chúng ta gắn bó và có nhiều kỉ niệm. Hãy nhớ lại một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân để chia sẻ vớ các bạn trong lớp. - Đó là lần sinh nhật thứ 10 của em.  - Hôm đó, em ngủ dậy với tâm trạng háo hức nhận những món quà, lời chúc từ người thân và bạn bè. Nhưng tất cả mọi người vẫn bình thường dường như không có gì đặc biệt so với ngày thường.  - Em đã rất buồn và nghĩ mọi người đều đã quên đi sinh nhật của mình.

Ngữ văn 6 - Bài 7: Gia đình thương yêu - Đọc: Tri thức ngữ văn - Chân trời sáng tạo

  Bài 7: Gia đình thương yêu Đọc: Tri thức ngữ văn Tri thức đọc hiểu Thơ  thuộc loại tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt. Thơ cách luật có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần,... Thơ tự do không có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần,... như thơ cách luật. Bài thơ tự do có thể liền mạch hoặc chia thành các khổ thơ. Số dòng trong một khổ thơ và số chữ trong một dòng cũng không theo quy tắc. Yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ  làm cho bài thơ thêm gợi tả, hấp dẫn. Yếu tố miêu tả góp phần làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng. Yếu tố tự sự được dùng để thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần. Cả hai yếu tố đều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ thêm sâu sắc, độc đáo. Ngôn ngữ thơ  hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết. Vì vậy, tìm hiểu một bài thơ cũng chính là khám phá những tình cảm, cảm xúc mà tác giả gửi ...

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều