Ngữ văn 6 - Bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản - Kết nối tri thức
Soạn bài 9: Tóm tắt bằng sơ đồ nội
dung của một văn bản đơn giản
Tóm tắt nội dung một văn bản đã đọc
bằng sơ đồ là việc làm cần thiết để từng bước nâng cao, hoàn thiện kĩ năng đọc.
Nếu thường xuyên thực hiện việc tóm tắt, người đọc sẽ rèn luyện được khả năng nắm
bắt nhanh những thông tin chủ yếu của văn bản, bao quát tốt mối quan hệ giữa
các bộ phận (các đoạn) trong văn bản. Những sơ đồ hợp lí có thể giúp ta nhớ lại
khá dễ dàng nội dung cốt lõi của những văn bản từng đọc.
Yêu cầu của việc tóm
tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản
- Làm nổi bật được nội dung chủ yếu
của văn bản.
- Làm sáng tỏ được những mối liên
hệ bên trong giữa các bộ phận chính của văn bản.
- Bảo đảm tính trực quan, thẩm mĩ,
gây được ấn tượng tích cực về mặt thị giác để có thể hỗ trợ cho trí nhớ.
Tham khảo sơ
đồ tóm tắt nội dung văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống
Thực hành tóm tắt văn bản bằng sơ đồ
1. Trước khi
tóm tắt
- Xác định đúng nội dung cốt lõi của
văn bản và hệ thống ý triển khai nội dung đó.
- Lựa chọn từ khóa phản ánh nội
dung cốt lõi và các ý triển khai đã xác định được.
- Xác định mối liên hệ giữa các từ
khóa.
Ví dụ: Khi tóm tắt quan niệm của vua sư tử Mu-pha-sa về "vòng
đời bất tận" (trong đoạn đầu văn bản Các loài chung sống với nhau như thế
nào?), em cần thực hiện các bước sau:
a) Xác định nội dung cốt lõi của
đoạn văn: những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các loài trong cuộc sống, tạo
thành một "vòng đời bất tận".
b) Xác định các từ khóa: chúng ta,
linh dương, chết, có.
c) Xác định mối liên hệ giữa các từ
khóa: chúng ta ăn linh dương; chúng ta chết; chúng ta trở về với cỏ; linh dương
ăn cỏ.
2. Tóm tắt
- Vẽ các hình cụ thể chứa các từ
khóa.
- Sắp xếp các hình (chứa từ khóa)
theo trật tự thích hợp.
- Vẽ các đường cong, thẳng hoặc
mũi tên nối các hình (chứa từ khóa) với nhau.
3. Chỉnh sửa
- Kiểm tra xem sơ đồ đã phản ánh
đúng cách hiểu của bản thân về nội dung văn bản chưa.
- Xóa hay chỉnh sửa những chi tiết
khiến người đọc sơ đồ có thể hiểu sai lệch điều bản thân muốn thể hiện hay chia
sẻ về nội dung văn bản.
- Xem xét tính chính xác, phù hợp
của việc xếp đặt vị trí các hình và việc thiết lập đường nối giữa chúng.
Gợi ý:
Sơ đồ bài Các loài chung sống với nhau như thế nào?