Ngữ văn 6 - Bài 9: Thực hành tiếng Việt: Từ mượn - Kết nối tri thức

 Soạn bài 9: Thực hành tiếng Việt: Từ mượn

Từ mượn

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:

Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quần xã, trong những bai-ôm khác nhau. Mỗi quần xã có thể được xem như một thế giới riêng, trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài.

1. Trong đoạn văn trên có nhiều từ là từ mượn, chẳng hạn: động vật, thực vật, tồn tại, bai-ôm,... Theo em, từ nào được vay mượn từ tiếng Hán, từ nào được vay mượn từ tiếng Anh? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết được điều đó?

Các từ vay mượn tiếng Hán: động vật, thực vật, tồn tại. Các từ này có cách độc và hình thức chính tả giống từ thuần Việt, có tính chất khái quát về nghĩa.

Các từ vay mượn tiếng Anh: bai-ôm. Từ có gạch nối giữa các âm tiết. 

2. Tìm thêm những từ phức có yếu tố tồn, phát, cá tương tự các từ sau đây; tồn tại, phát triển, cá thể.

Những từ phức có yếu tố tồn, phát, cá tương tự các từ tồn tại, phát triển, cá thể: tồn vong, phát tài, cá nhân. 

3. Trong số các từ mượn, có rất nhiều từ đã được Việt hóa (khó nhận biết là từ mượn). So sánh các từ động vật, thực vật, tồn tại, bai-ôm với nhau, em thấy từ nào được Việt hóa, từ nào vẫn còn mang vẻ xa lạ?

Trong số các từ mượn, có rất nhiều từ đã được Việt hóa (khó nhận biết là từ mượn).

- Từ được Việt hóa: động vật, thực vật, tồn tại.

- Từ vẫn còn mang vẻ xa lạ: bai-ôm.

4. Thử thay thế một số từ mượn trên đoạn văn trên bằng những từ khác em cho là dễ hiểu và đơn giản hơn mà không làm sai lệch điều tác giả muốn nói.

Thay thế từ bai-ôm thành từ khu sinh học.

5. Qua việc thực hiện các yêu cầu trên, em rút ra nhận xét gì về đặc điểm của vốn từ tiếng Việt?

Qua việc thực hiện các yêu cầu trên, em rút ra nhận xét về đặc điểm của vốn từ tiếng Việt: tiếng Việt có vốn từ đa dạng và phong phú. Trong đó có từ mượn và từ thuần Việt. Từ mượn được vay mượn từ nhiều ngôn ngữ khác, vay mượn nhiều của tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh. Chính sự vay mượn ngôn ngữ này, làm giàu thêm vốn từ tiếng Việt. 

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Thuyết Trình Về Gia Đình

Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức