Ngữ văn 6 - Bài 8: Thực hành đọc: Tiếng cười không muốn nghe - Kết nối tri thức

 Soạn bài 8: Thực hành đọc: Tiếng cười không muốn nghe (Minh Đăng)

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Minh Đăng.

2. Tác phẩm

- PTBĐ chính: Nghị luận.

- Xuất xứ: Tạp chí Hồng Linh, 2020.

Tóm tắt tác phẩm

Mọi người sẽ thấy ấm lòng khi được nghe những tiếng cười mang ý nghĩa trao gửi tin yêu hay lời cảm ơn, lời hài hước, dí dỏm. Nhưng sẽ chẳng ai muốn nghe những tiếng cười cợt chế nhạo, chê bai người khác. Trên đời này không có ai là hoàn hảo, ai cũng có khiếm khuyết. Trước lời cười nhạo, mỗi người phản ứng một cách khác nhau. Nhân vật tôi nhớ tới chú Nam, vì chú bị dị tật nên hay bị cười nhạo và trêu chọc, nhưng sau này chú đã trở thành người biểu diễn đàn bầu có hạng khiến ai cũng thán phục. Chúng ta nên dùng lòng nhân ái, sự cảm thông để góp ý với người khác thay vì chế nhạo họ.

Bố cục văn bản

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...hôm sau người cười): Giới thiệu vấn đề

- Phần 2 (Tiếp theo đến …thái độ thán phục): Chứng minh vấn đề

- Phần 3 (Còn lại): Khẳng định vấn đề

II. Đọc hiểu văn bản

Mở bài

- Giới thiệu nhiều âm sắc, hàm ý của tiếng cười.

- Nhắc đến câu tục ngữ "Cười người chớ vội cười lâu/ Cười người hôm trước hôm sau người cười" để nhắc đến kiểu cười khiến phiền lòng, khó chịu.

Thân bài

- Phân tích tục ngữ:

+ Nêu ra bài học: Không nên mải cười cợt người khác, bởi biết đâu bản thân mình rồi cũng có lúc lộ ra những nét đáng chê cười.

+ Ý nghĩa điệu cười mà câu tục ngữ nhắc đến: mỉa mai, dè bỉu, chê bai.

- Lí lẽ:

+ Lí do để cười: muôn hình vạn trạng.

+ Khẳng định ý kiến: Mọi người đều không hoàn hảo, quan trọng là nhận ra và khắc phục. Cười cợt về điểm yếu của người khác để hả hê, tự đề cao mình là không hay. Cps thể sẽ bị rơi vào tình huống tương tự.

+ Giá trị của khác biệt: Tạo ra sự đa dạng, phong phú cho cộng đồng. Cái khác, cái riêng là bản chất chứ không phải nhược điểm. Hơn thế, nó còn là yếu tố quyết định giá trị mỗi con người.

+ Phản ứng của mỗi người khi bị cười cợt: Khác nhau (Có người mặc kệ, có người lặng lẽ sửa nhưng cũng có người hành vi tiêu cực).

+ Thái độ đúng đắn trước sai lầm, khuyết điểm của người khác: Nói rõ sự thật, góp ý chân thành.

- Dẫn chứng: Chú Nam. Bị cười cợt nhưng không từ bỏ, sau này đã thành công. Mọi người từ cười cợt đã biến thành thán phục.

Kết bài

- Đối thoại người đọc: Bạn đã bao giờ cười chê một người khiếm khuyết chưa?

- Chê bai người khác là một nhược điểm trong tính cách con người nhưng có thể "chữa trị" được.

- Cách "chữa trị": Lòng nhân ái.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Tiếng cười không muốn nghe là bài văn nghị luận phê phán những nụ cười nhạo báng, mỉa mai, chê bai người khác. Đồng thời nhấn mạnh thái độ đúng đắn trước những khiếm khuyết của người khác và coi lòng nhân ái là "phương thuốc" trị "căn bệnh" chê bai người khác.

2. Nghệ thuật

Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực.

* Những vấn đề cần chú ý: 

1. Sự vô lí của hành động cười nhạo.    

- Người cười cảm thấy mình ở một vị trí rất cao, tự cho mình cái quyền phán xét, cợt nhạo kẻ khác. 

- Lí do để cười thì muôn hình vạn trạng: 1 sai phạm, 1 lỗi lầm, 1 dị tật, 1 tính cách, 1 sở thích,… của người nào đó. Hay đơn giản cười vì người khác có những điều không giống ta. 

2. Mục đích chính mà văn bản hướng tới.    

“Tiếng cười không muốn nghe” là bài văn nghị luận phê phán những nụ cười nhạo báng, mỉa mai, chê bai người khác. Đồng thời nhấn mạnh thái độ đúng đắn trước những khiếm khuyết của người khác và coi lòng nhân ái là "phương thuốc" trị "căn bệnh" chê bai người khác.

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức