Ngữ văn 6 - Bài 8: Khác biệt và gần gũi - Đọc: Tri thức ngữ văn

Bài 8: Khác biệt và gần gũi

Đọc: Tri thức ngữ văn 

1. Văn bản nghị luận: Là loại văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.

2. Các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: Để văn bản thực sự có sức thuyết phục, người viết (người nói) cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng. Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình. Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ.

3. Trạng ngữ: Là thành phần phụ của câu, có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu, nhưng phổ biến là ở đầu câu. Trạng ngữ được dùng để nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức,... của sự việc được nói đến trong câu. Ngoài ra, trạng ngữ còn có chức năng liên kết câu trong đoạn.

4. Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản: Để thể hiện một ý, có thể dùng từ ngữ khác nhau, những kiểu cấu trúc câu khác nhau. Khi tạo lập văn bản, người viết thường xuyên phải lựa chọn từ ngữ hoặc cấu trúc câu phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất điều muốn nói.

Bài đăng

Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Tả cảnh bình minh ở Thành phố

Thuyết Minh Về Bài Thơ Ánh Trăng

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thạch Sanh - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức