Ngữ văn 6 - Bài 8: Hai loại khác biệt - Kết nối tri thức

 Soạn bài ngữ văn 6 - Bài 8: Hai loại khác biệt (Giong-mi Mun)

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

- Em cũng muốn thể hiện sự khác biệt với các bạn trong lớp. Đó là một cách để khẳng định những ưu điểm của bản thân. 

Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

- Một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội có thể do bạn đó khiêm tốn, không muốn bộc lộ ra bên ngoài,…. 

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả 

Giong-mi Mun (1964)

- Quốc tịch: Hàn Quốc.

- Là Tiến sĩ Trường Đại học Kinh doanh Ha-vớt (Harvard).

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Khác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh, theo Dương Ngọc Lâm dịch. 

- PTBĐ chính: Tự sự.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Theo dõi: Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?     

Mục đích: “Tạo cơ hội để chúng tôi bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh”. 

2. Theo dõi: Bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp.   

- Số đông sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính. 

- Học sinh mặc quần áo quái lạ, để kiểu tóc kì quặc, làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm. 

- Một số tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý: cưới, hát, nhào lộn,…. 

3. Theo dõi: Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J? 

- J đến trường, ăn mặc như bình thường. Nhưng cậu đã làm điều bất ngờ: Đứng lên trả lời các câu hỏi. 

4. Suy luận: Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J? 

- Bình thường J là người ít nói, không đặc biệt quái dị, cũng không đặc biệt nổi tiếng. Hôm nay cậu đứng lên trả lời câu hỏi. Khi phát biểu, cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây. 

- Cậu nói với giọng hoàn toàn chân thành. 

- Nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”. 

- Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng. 

5. Theo dõi: Cách sử dụng lí lẽ để làm rõ vấn đề?  

- Đưa ra lí lẽ: Sự khác biệt chia làm 2 loại: một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa. Sau đó đưa ra bằng chứng cho từng loại. 

6. Theo dõi: Kết luận nào được người viết rút ra sau khi trình bày lí lẽ và bằng chứng?  

- Sự khác biệt chia làm 2 loại: một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa.

- Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự. 

II. Đọc hiểu văn bản

Hoàn cảnh:

+ Kể qua lời nhân vật "tôi" khi ở độ tuổi Trung học. → Tăng tính chân thực, sức thuyết phục.

+ Thầy giáo ra một bài tập: Trong suốt 24 tiếng đồng hồ, chúng tôi phải trở nên khác biệt.

+ Mục đích của bài tập: Giúp học sinh bộc lộ phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.

+ Quy định: Không được làm điều gì gây hại, làm phiền người khác hoặc vi phạm nội quy nhà trường.

 

Khác biệt vô nghĩa

Khác biệt có nghĩa

Biểu hiện

+ "Tôi": Đến trường với bộ trang phục kì dị, đồ pi-gia-ma kết hợp với áo thun dài tay. 

+ Các cách thể hiện khác:

·       Để kiểu tóc kì quặc.

·       Làm trò quái đản với trang sức và hộp phấn trang điểm.

·       Tham gia những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý.

→ Nhiều bạn làm tương tự: Không còn khác biệt.

J - khác biệt.

+ Đứng lên trả lời câu hỏi.

+ Phát biểu một cách từ tốn, dõng dạc, lễ độ.

+ Nói với giáo viên là "Thưa thầy/cô", gọi bạn là "anh chị".

+ Cuối tiết học, tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.

Kết quả

- Trở nên lố bịch, kì lạ nhưng lại không khác biệt.

- Nhận ra mình chọn cách đơn giản nhất vì không quan tâm tìm kiếm một thứ ý nghĩa hơn, mình là khác biệt vô nghĩa.

- Ban đầu: Các bạn cười khúc khích vì cho là kì quặc.

- Về sau: Nể phục và được mọi người đặc biệt chú ý.

Khẳng định vấn đề qua một câu chuyện gần gũi, hướng tới mọi lứa tuổi.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.

2. Nghệ thuật

Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng xác thực.

* Câu hỏi cuối bài

1. Văn bản có kể một câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

Theo em việc rút ra bài học quan trọng hơn. Vì tác giả đã dành cả một đoạn cuối để nói về những ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện.

2. Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?

- Khác biệt vô nghĩa:

+ "Tôi": Đến trường với bộ trang phục kì dị, đồ pi-gia-ma kết hợp với áo thun dài tay. 

+ Các cách thể hiện khác:

  • Để kiểu tóc kì quặc.
  • Làm trò quái đản với trang sức và hộp phấn trang điểm.
  • Tham gia những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý.

→ Nhiều bạn làm tương tự: Không còn khác biệt.

- Khác biệt có nghĩa: J.

+ Đứng lên trả lời câu hỏi.

+ Phát biểu một cách từ tốn, dõng dạc, lễ độ.

+ Nói với giáo viên là "Thưa thầy/cô", gọi bạn là "anh chị".

+ Cuối tiết học, tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.

3. Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bàn trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.

Tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. Sự lựa chọn này giúp cho vấn đề trở nên dễ hiểu, gần gũi và chân thực hơn.

4. Tác giả phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự "khác biệt vô nghĩa" (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự "khác biệt có ý nghĩa" (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tình với cách phân chia như thế không? Vì sao?

Em đồng tình với cách phân chia đó. Vì trở nên khác biệt là điều không khó nhưng cách thức mỗi người muốn mình trở nên khác biệt lại thể hiện được chính bản thân mỗi người. Những người chọn cách thức khác biệt đi vào chiều sâu, tìm kiếm một ý nghĩa thì sẽ đem lại ấn tượng sâu sắc hơn.

5. Do đâu số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì?

Số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa vì nó đơn giản, người ta không quan tâm tìm kiếm một thứ gì đó ý nghĩa hơn.

Muốn tạo ra sự khác biệt có nghĩa, con người cần có tư duy nhạy bén, sự quan sát lâu dài, hiểu biết sâu rộng, hứng thú khám phá kiến thức,...

6. Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?

Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản có giá trị với mọi lứa tuổi. Vì bất kì lứa tuổi nào cũng cần trở nên khác biệt có nghĩa.

* Viết kết nối với đọc 

Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa..., hãy viết tiếp 5 - 7 câu để hoàn thành một đoạn văn.

Gợi ý

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Tôi không muốn người khác nhìn vào mình và chỉ thấy mình lập dị, khác loài, vô ích,... mà muốn được công nhận như một người đem lại những giá trị trong cuộc sống. Để khác biệt rất đơn giản nhưng để khác biệt có nghĩa lại vô cùng khó khăn. Để làm được điều này, trước hết con người không được thỏa mãn bởi những thứ quá đơn giản và tầm thường. Chúng ta cần tìm kiếm những điều có nghĩa lý hơn với bản thân cũng như xã hội. Ví dụ như nếu bạn học giỏi một cách xuất chúng, bạn sẽ thành ngôi sao. Nhưng nếu bạn chọn cách khác biệt bằng lối sống sa đọa, không lành mạnh, sự chú ý bạn nhận được không phải ngưỡng mộ mà là tức giận hay thương hại. Mỗi người đều có quyền lựa chọn người mà mình muốn trở thành. Với tôi, tôi muốn trở thành người khác biệt có ý nghĩa.

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Món quà sinh nhật

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức