Ngữ văn 6 - Bài 8: Củng cố, mở rộng - Kết nối tri thức
Soạn bài ngữ văn 6 - Bài 8: Củng cố, mở rộng
1. Qua việc học
các văn bản trong bài, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Vì sao việc khẳng định cái riêng
của mỗi người luôn là điều cần thiết?
Cái
riêng của mỗi người luôn là điều cần thiết. Bởi vì chính cái riêng, sự độc đáo
trong mỗi một con người sẽ làm cho một tập thể, cộng đồng trở nên phong phú,
đóng góp được cho tập thể cái là của chính mình.
b) Vì sao
trong cuộc sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ?
Trong cuộc
sống, giữa mọi người cần có sự thấu hiểu, chia sẻ vì chính những sự thấu hiểu,
chia sẻ đó làm cho người trở nên gần gũi với nhau hơn, sát lại gần nhau hơn, và
càng làm cho mỗi con người tự hoàn thiện mình hơn.
2. Sau đây là hai đoạn văn có mục đích giao tiếp khác nhau. Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền các thông tin thể hiện sự khác nhau giữa hai đoạn văn.
a) Thế rồi ông ấy ngồi xuống cái bàn
nhỏ cùng với chúng tôi, ông gãi gãi cái đầu, ông nhìn ngơ ngẩn ra phía trước,
và ông nói: “Xem nào, xem nào, xem nào”, rồi ông hỏi ai là bạn thân nhất của
tôi. Tôi đang định trả lời thì bố đã ngắt lời không đề tôi kịp nói. Bó nói với
ông Blê-đúc rằng hãy để chúng tôi yên, rằng chúng tôi không cần gì ông cả.
b) Bị cười, không phải mọi người đều
phản ứng giống nhau. Có người tỏ thái độ mặc kệ, bắt cần, ai cười, người ấy
nghe. Có người, nhân bị thiên hạ cười mà nghiêm túc soi xét bản thân, lặng lẽ sửa
mình. Nhưng cũng có những người, bị tiếng cười của đám đông nhằm tới, do thiếu
bản lĩnh, nên hoảng hốt, lo âu và tưởng rằng khiếm khuyết của mình là rắt
nghiêm trọng. Rơi vào bế tắc, họ tìm lối thoát trong hành vi tiêu cực. Như vậy,
sự cười nhạo chẳng phải đã vô tình làm hại người ta đó sao?
Những vấn đề cần xác định |
Đoạn (a) |
Đoạn (b) |
Nội dung của
đoạn văn |
Bố
Ni-co-la cho rằng không cần sự giúp đỡ gì từ người hàng xóm, nên đã ngắt lời
câu trả lời của cậu bé. |
Các
cách ứng xử khác nhau khi bị người khác cười nhạo. |
Mục đích của
đoạn văn (kể chuyện, bộc lộ cảm xúc, miêu tả, thuyết phục, thuyết minh) |
Bộc lộ
thái độ, cảm xúc không thích ông hàng xóm xen vào câu chuyện của hai bố con. |
Thuyết
minh vấn đề các cách ứng xử khác nhau khi bị người khác cười nhạo. |
Kiểu văn bản
có chứa đoạn văn (tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh) |
Văn bản
tự sự. |
Văn bản
nghị luận. |
3. Văn bản
nghị luận thường bàn về những hiện tượng (vấn đề) gì của cuộc sống? Hãy nêu hai
hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết.
Hai hiện
tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết:
- Xem
người ta kìa!: Cái riêng biệt của mỗi người cần được hòa nhập với cái chung của
mọi người.
- Tiếng
cười không muốn nghe: Nhạo báng, chê bai người khác là một thói hư, tật xấu cần
được sửa chữa trong xã hội.
4. Trong các
đề tài sau, theo em, những đề tài nào phù hợp với yêu cầu viết bài văn nghị luận?
Vì sao?
a) Trải nghiệm
một chuyến đi biển cùng bố mẹ.
b) Cây bàng
trong sân trường kể chuyện về mình.
c) Bàn về ý
nghĩa của việc trồng cây.
d) Kỉ niệm về
người bạn thân nhất.
e) Vai trò của
tình bạn.
Trong
các đề tài sau, theo em, những đề tài phù hợp với yêu cầu viết bài văn
nghị luận là:
a) Trải
nghiệm một chuyến đi biển cùng bố mẹ.
c) Bàn về
ý nghĩa của việc trồng cây.
e) Vai
trò của tình bạn.
Các đề tài này đều là những vẫn đề của xã hội, được xã hội quan tâm. Qua bài viết, phản ánh được thái độ, cách nhìn của người viết về vấn đề được đặt ra.