Ngữ văn 6 - Bài 8: Bài tập làm văn - Kết nối tri thức

 Soạn bài 8: Đọc: Bài tập làm văn (trích Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể, Rơ-nê Gô-xi-nhi và Giăng-giắc Xăng-pê)

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Rơ-nê Gô-xi-nhi và Giăng-giắc Xăng-pê.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể.

- PTBĐ chính: Tự sự.

Tóm tắt tác phẩm:

Tôi nhờ bố mình làm hộ bài tập làm văn với đầu bài là “Tình bạn” – hãy miêu tả người bạn thân nhất của em. Khi hai bố con đang làm bài thì ông Blê – đúc đến ông là hàng xóm và ông rất muốn cùng bố giúp tôi làm bài văn để đạt được điểm cao. Vì ông nghĩ hai người cùng làm chắc chắn sẽ nhanh hơn. Bố tôi không đồng ý để ông Blê – đúc làm bài văn của tôi giữa hai người đã cãi nhau rất to. Và tôi quyết định sẽ tự làm bài văn của mình một mình. Kết quả bài kiểm tra đó đạt điểm rất cao. Nhưng bố và ông Blê – đúc không còn nói chuyện với nhau nữa.

Bố cục văn bản:

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...hôm sau người cười): Bố Ni-cô-la giúp đỡ làm bài tập làm văn

- Phần 2 (Tiếp theo đến …ông Blê-đúc rất tức giận): Ông hàng xóm Blê-đúc muốn giúp đỡ bài tập làm văn

- Phần 3 (Còn lại): Bài học Ni-cô-la rút ra được.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Ni-cô-la nhờ sự trợ giúp của bố về bài văn

- Hoàn cảnh: Bố đi làm về, Ni-cô-la muốn bố giúp về bài tập làm văn.

- Lí do mà Ni-cô-la muốn bố giúp:

+ Bố Ni-cô-la thật sự rất khá và còn giỏi về tập làm văn. Các thầy giáo còn nói bố là cả một Ban-dắc.

+ Bài tập làm văn cần viết dàn ý, có bố cục.

- Quá trình:

+ Bố Ni-cô-la khen đầu bài ra rất hay và nói bài phải có bố cục.

→ Một bài văn phải có bố cục.

+ Bố Ni-cô-la đưa ra câu hỏi "Ai là bạn thân nhất của con?" và muốn Ni-cô-la nói cả về đặc điểm của bạn. Như thế thì sẽ lập được dàn ý và viết bài sẽ rất dễ.

→ Trước khi viết bài văn phải có dàn ý.

+ Ni-cô-la đưa ra hàng loạt những cái tên cũng như đặc điểm của các bạn.

→ Điều này khiến bố Ni-cô-la thấy khó vì có quá nhiều cái tên mà đề bài chỉ yêu cầu viết về người bạn thân nhất.

→ Cần xác định rõ đối tượng viết đến trong bài.

+ Cuộc nói chuyện bị ngắt quãng bởi tiếng chuông và sự mâu thuẫn sau đó.

2. Mâu thuẫn bất ngờ giữa bố và ông Blê-đúc

- Hoàn cảnh: Khi bố đang giúp Ni-cô-la, ông Blê-đúc sang muốn đánh cờ cùng bố.

- Diễn biến:

+ Bố từ chối lời đề nghị và nêu lí do là muốn cùng nhân vật làm bài.

+ Ông Blê-đúc muốn giúp để bài tập sẽ làm cực nhanh.

+ Mặc cho bố Ni-cô-la ngăn cản, ông vẫn ngồi xuống, gãi đầu, nhìn ngơ ngẩn rồi hỏi người bạn thân nhất của Ni-cô-la.

+ Bố Ni-cô-la ngắt lời và ông Blê-đúc nói lời khiến bố phật ý.

+ Ni-cô-la bảo vệ bố nhưng câu nói ấy khiến ông Blê-đúc cười rũ và thế là cuộc tranh cãi xảy ra: Bố vẩy mực vào ca-vát ông, ông thì tức giận.

→ Hai người không thể giúp Ni-cô-la làm bài vì mải tranh cãi với nhau.

- Kết quả:

+ Không giúp được gì.

+ Không còn nói chuyện với nhau.

3. Ni-cô-la khi làm bài văn một mình

- Ni-cô-la nhận ra mình nên làm bài tập một mình.

- Ni-cô-la làm được một bài văn ra trò, kể về Ác-nhăng.

- Ni-cô-la được điểm rất cao và được khen là có cá tính, đề tài độc đáo.

→ Bài viết mà tự mình làm ra thì mới có cá tính và độc đáo.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Tác phẩm là câu chuyện vui vẻ về việc hai người cùng muốn giúp Ni-cô-la làm văn kể về người bạn thân nhất nhưng vì mâu thuẫn mà không thể thực hiện được. Qua bài, Ni-cô-la nhận ra, bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tính và độc đáo được.

2. Nghệ thuật

Nghệ thuật tự sự đặc sắc mang lại tiếng cười vui vẻ, triết lí sâu sắc.

* Câu hỏi cuối bài

1. Do đâu khi làm bài tập làm văn, Ni-cô-la phải nhờ đến bố?

Khi làm bài tập làm văn, Ni-cô-la phải nhờ đến bố vì:

- Bố Ni-cô-la thật sự rất khá và còn giỏi về tập làm văn. Các thầy giáo còn nói bố là cả một Ban-dắc.

- Bài tập làm văn cần viết dàn ý, có bố cục.

2. Vì sao bố Ni-cô-la lại tỏ ra sốt sắng giúp cậu con trai làm bài văn?

Bố Ni-cô-la lại tỏ ra sốt sắng giúp cậu con trai làm bài văn vì: Trong khi bố đang yêu cầu Ni-cô-la chọn về người bạn thân nhất để miêu tả và bố sốt sắng muốn biết bạn thân nhất của con là ai, thì có người hàng xóm của bố nhấn chuông cửa. Ông Ble-đúc thích gây sự với bố, muốn cùng bố đánh cờ và tỏ ý muốn cùng bố làm bài tập làm văn giúp con. 

3. Ai là người bạn thân nhất của cậu bé? - đó là điều cả bố của Ni-co-la và ông Ble-đúc cần phải biết khi muốn làm hộ bài tập làm văn. Vì sao vậy?

Ác-nhăng là người bạn thân nhất của cậu bé. Cả bố của Ni-co-la và ông Ble-đúc cần phải biết khi muốn làm hộ bài tập làm văn vì:  

Khi nói với bố, Ni-co-la kể ra nhiều tên những người bạn thân và chưa chọn được người bạn thân nhất.

Khi nói với ông Ble-đúc, Ni-co-la chưa kịp nói thì bố đã ngắt lời không kịp để cậu bé nói.

Chính vì thế, cả hai người đều chưa biết được bạn thân nhất của cậu bé là ai.

4. Vì sao khi Ni-co-la đã kể ra nhiều người bạn thân của mình mà bố vẫn cảm thấy khó viết?

Khi Ni-co-la đã kể ra nhiều người bạn thân của mình mà bố vẫn cảm thấy khó viết vì cậu bé có cả hàng đống bạn thân. Ni-co-la giới thiệu tất cả 6 bạn và bố đã ngạc nhiên, tròn mắt ra nhìn cậu bé.

5. Tôi hiểu rằng bài tập làm văn của tôi thì tốt nhất tôi tự làm một mình - nhân vật trong câu chuyện rút ra kinh nghiệm như thế nào qua những gì đã xảy ra khi nhờ bố làm bài. Em có đồng ý với điều đó không? Vì sao?

Nhân vật trong câu chuyện rút ra kinh nghiệm qua những gì đã xảy ra khi nhờ bố làm bài: Chỉ có khi tự mình thực hiện, tự mình viết thì mới thể hiện được cá tính, nét độc đáo riêng biệt của mình. 

Em đồng ý với điều đó. Vì bài văn là một hình thức sáng tạo nghệ thuật nhỏ. Để có thể biểu hiện được cá tính và độc đáo thì phải tự mình làm vì lời văn và cách tư duy của mỗi người là khác nhau.

6. Nếu gặp một đề văn như của Ni-co-la việc đầu tiên phải làm là gì?

Nếu gặp một đề văn như của Ni-co-la việc đầu tiên em làm là lập dàn ý cho ngắn gọn cho bài văn và viết theo dàn ý đã lập. 

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Món quà sinh nhật

Thuyết Trình Về Gia Đình

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức