Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức
Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe
I. Tìm hiểu chung
- Thể loại: Truyện cổ tích.
- PTBĐ chính: Tự sự.
- Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1 (Từ đầu đến Vua chích chòe): Sự kiêu căng của
nàng công chúa.
+ Phần 2 (Tiếp đến giật
tay lại): Nàng công chúa được uốn nắn, trải qua khó khăn.
+ Phần 3 (Còn lại): Nàng công chúa được hạnh phúc.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Công chúa kiêu ngạo, chế giễu
mọi người
- Thân phận: Công chúa, con gái duy nhất của một nhà vua. →
Cao quý, được cưng chiều.
- Hình dáng: Xinh đẹp tuyệt trần.
- Tính cách: Kiêu ngạo và ngông cuồng, không ai vừa mắt nàng. Không những từ chối hết người này đến người khác còn chế giễu, nhạo báng họ.
- Cuộc tuyển chọn phò mã:
+ Hoàn cảnh: Vua mời các chàng trai ở khắp các nước xa gần tới
thết tiệc linh đình để chọn phò mã. Khách đứng thành hàng theo ngôi thứ.
+ Ai cũng bị công chúa giễu cợt:
- Người thì
nàng cho là mập quá, nàng đặt tên là Thùng tô-nô.
- Người thì
mảnh khảnh quá, nàng chê mảnh khảnh thế thì gió sẽ thổi bay.
- Người thì
lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm.
- Người thì
mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối.
- Người thứ
năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ.
- Người thứ
sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy lò cong cớn.
- Người có
cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác gì chim chích chòe có
mỏ nên đặt tên là Vua chích chòe.
→ Nhà vua quá tức giận trước cách hành xử của công chúa nên tuyên bố: sẽ gả công chúa cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.
2. Công chúa trải qua thử thách
- Hoàn cảnh:
+ Lời ban truyền của nhà vua. → Hành động dứt khoát, muốn trừng trị
con gái.
+ Vua chích chòe - người đã bị công chúa chế giễu có chiếc cằm hơi nhô ra như mỏ con chim chích chòe nhưng yêu nàng đã đóng giả thành người hát rong.
- Những thử thách mà công chúa phải trải qua:
+ Ban đầu:
- Công chúa luôn
thể hiện sự tiếc nuối khi biết được khu rừng, thảo nguyên, thành phố mĩ
lệ,... khi biết nó là của vua chích chòe. → Nghệ thuật: Điệp cấu trúc.
- Công chúa không
thể chấp nhận sự thật: "Người hầu của anh đâu?".
- Công chúa không
biết làm gì cả: không biết nhóm bếp, không biết đan sọt, không biết dệt
sợi, bán sành sứ lại bán đầu chợ.
→ Thiếu kĩ năng sinh sống, được cưng chiều từ nhỏ đã quen.
+ Sau đó, người hát rong đã yêu cầu công chúa làm những việc:
Làm việc
nhà.
- Dậy sớm
nhóm bếp, nấu ăn, làm việc nhà.
- Đan sọt,
dệt vải (nhưng người hát rong lại nghĩ những ngón tay mềm mại của công
chúa sẽ bị chảy máu).
- Buôn bán
nồi và bát đĩa (công chúa bày một đống hàng sành sứ ngồi ngay đầu chợ nên
đã bị anh chàng phi ngựa lao thẳng vào, vỡ ra hàng nghìn mảnh vụn).
- Làm chị phụ
bếp.
→ Mục đích những yêu cầu này: Trừng phạt tính kiêu căng, ngông cuồng, uốn
nắn tín kiêu ngạo của công chúa, để công chúa nhận ra những điều sai trái của
mình và biết sửa sai. Đồng thời vẫn thể hiện tình yêu của Vua chích chòe với
công chúa.
→ Công chúa đã có những thay đổi tích cực về thái độ.
3. Kết thúc có hậu cho công chúa
- Khi nhận ra nhà vua chích chòe:
+ Từ chối, cố sức gạt ra.
+ Cảm thấy từ chối khi bị mọi người chế nhạo.
→ Hiểu được cảm xúc của người từng bị mình chế giễu. Chung thủy, cảm thấy không xứng đáng.
- Khi được vua chích chòe giải thích: Bật khóc nức nở "Em đã làm những
điều sai trái, thật không xứng đáng là vợ của anh.".
→ Nhận lỗi, cảm thấy mình không xứng đáng.
→ Sau khi đã nhận ra được sự kiêu ngạo của mình, công chúa đã được hưởng
hạnh phúc: Kết hôn cùng Vua chích chòe.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Vua chích chòe khuyên con người không nên
kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao
dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.
2. Nghệ thuật
Truyện cổ tích cùng những chi tiết hoang đường, kì ảo và biện
pháp điệp cấu trúc.
* Sau khi đọc
1. Trong bữa tiệc kén chọn phò
mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của
nhân vật?
Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã chẳng tha ai, ai
cũng có lý do để công chúa giễu cợt:
- Người thì nàng cho là mập quá, nàng đặt tên à Thùng tô-nô.
- Người thì mảnh khảnh quá, nàng chê gió sẽ thổi bay.
- Người thì lùn, nàng lại chê lùn mà mập nữa thì vụng về lắm.
- Người thì mặt mày xanh xao, bị nàng đặt tên Nhợt nhạt như chết
đuối.
- Người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi là Xung đồng đỏ.
- Người thứ sáu dáng hơi cong cong, nên nàng gọi là Cây non sấy
lò cong cớn.
- Người có cằm hơi cong như mỏ chích chòe, nàng nói chẳng khác
gì chim chích chòe có mỏ.
Ai công chúa cũng thích giễu cợt, nhạo báng và lấy làm khoái chí
khi chế giễu mọi người. Có thể thấy, công chúa có tính cách kiêu ngạo, hống
hách, ngông cuồng.
2. Nhà vua đã dùng hình phạt nào cho công chúa? Hình phạt này đã dẫn đến sự thay đổi gì trong cuộc đời công chúa?
Nhà vua đã nổi cơn thịnh nộ và ban truyền sẽ gả công chúa cho
người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung. Công chúa đã phải lấy người hát rong
đúng như lời vua đã truyền. Điều đó đã khiến công chúa phải trải qua một cuộc
sống hoàn toàn khác với cuộc sống xa hoa, lộng lẫy bây giờ.
3. Ai đã đóng giả thành người
hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích
của những việc yêu cầu đó?
Vua chích chòe - người đã bị công chúa chế giễu có chiếc cằm hơi nhô ra như mỏ con chim chích chòe đã đóng giả thành người hát rong. Người hát rong đã yêu cầu công chúa làm những việc:
- Nhóm bếp, nấu ăn, làm việc nhà.
- Đan sọt, dệt vải (nhưng người hát rong lại nghĩ những ngón tay
mềm mại của công chúa sẽ bị chảy máu).
- Buôn bán nồi và bát đĩa (công chúa bày một đống hàng sành sứ
ngồi ngay đầu chợ nên đã bị anh chàng phi ngựa lao thẳng vào, vỡ ra hàng nghìn
mảnh vụn).
- Làm chị phụ bếp.
Mục đích những yêu cầu này của người hát rong để trừng phạt tính
kiêu căng, ngông cuồng, uốn nắn tính kiêu ngạo của công chúa, để công chúa nhận
ra những điều sai trái của mình và biết sửa sai.
4. Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì?
Chủ đề chính của truyện là thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ nhận được những bài học thích đáng.
5. Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới.". Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?
Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới.". Theo em, điều này hợp lý. Tác giả tưởng tưởng tác giả và mọi người đều sẽ chứng kiến câu chuyện và rút ra cho mình được bài học về thói kiêu căng, ngông cuồng sẽ bị trừng phạt. Người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn, sẽ được trân trọng. Giống như công chúa, khi nhận ra được lỗi sai của mình sẽ được kết hôn cùng Vua chích.