Ngữ văn 6 - Bài 10: Gặp gỡ tác giả - Đọc văn bản Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi - Kết nối tri thức
Soạn bài 10: Đọc: Gặp gỡ tác giả - Đọc văn bản Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Minh Khoa.
2. Tác phẩm: Theo báo điện tử Giáo dục Việt Nam, 12/2020.
Tóm tắt tác phẩm :
Lí do khiến thơ của Lò
Ngân Sủn đều mang âm vọng của núi là bởi xuất thân từ bé sinh ra và lớn lên ở Bản
Qua, Bát Xát, Lào Cai. Nơi mặt đất và bầu trời đã mở rộng, muôn dặm non sông đã
ùa vào tâm hồn mộc mạc ấy. Những sườn non, dốc núi, những miền thác đổ réo sôi,
vắt vẻo như dây leo của quê hương vẫn là con đường quyến rũ nhất. Nếu không có
tình yêu tha thiết với núi rừng, với quê hương,… chắc hẳn không thể có nhà thơ
Lò Ngân Sủn.
Bố cục:
Có thể chia văn bản thành
3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến …mãnh
liệt ấy trong thơ ông?): Giới thiệu vấn đề
- Phần 2 (Tiếp theo đến …thuần
khiết của mình): Chứng minh Lò Ngân Sủn là người con của núi
- Phẩn 3 (Còn lại): Sau
khi cúng xong.
II. Đọc hiểu văn bản
*Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Theo dõi: Vấn đề được nêu ra
để bàn luận.
- Điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng
và mãnh liệt của núi trong thơ Lò Ngân Sủn.
2. Theo dõi: Những bằng chứng để
làm rõ vấn đề.
- Nhà thơ sinh ra và lớn
lên ở Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và từ nhỏ đã đắm mình trong hơi thở
của núi rừng.
- Khi lớn lên, thế giới của
nhà thơ rộng mở hơn nhưng vùng đất Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, miền biên cương phía
Bắc của Tổ quốc vẫn là mảnh đất mẹ, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn nhà
thơ,….
Chủ đề:
Lò Ngân Sủn - người con của núi
- Luận điểm 1:
Núi không chỉ là hình ảnh thường được nói đến mà con hiện lên như một phần hồn
thơ. Những bài thơ tiêu biểu của ông đều mang âm vọng của núi, mênh mang lời của
núi.
(Dẫn chứng: Chiều
biên giới, Trời và đất, Đi trên chín khúc Bản Xèo, Ngôi nhà rông,...).
- Luận điểm 2: Quá
trình trưởng thành đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt:
+ Sinh ra và lớn lên ở Bản
Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Là Cai. Từ nhỏ đã đắm mình trong hơi thở của thiên
nhiên.
(Dẫn chứng: Đỉnh
núi xa vùng mãnh liệt).
+ Khi lớn lên thế giới
không chỉ giới hạn ở bản làng biên giới. Nhưng vùng đất Hoàng Liên Sơn vẫn là mảnh
đất mẹ nuôi dưỡng, bồi đắp chất hào sảng, trầm hùng, mãnh liệt.
(Dẫn chứng: Chiều
biên giới).
- Luận điểm 3:
Sự gắn bó của ông với quê hương đất nước:
+ Con đường quê hương vẫn
là con đường quyến rũ nhất.
(Dẫn chứng: Đi
trên chín khúc Bản Xèo).
+ Sáng tác của ông đã phần
nào đáp ứng được mong mỏi cất tiếng bằng thơ của núi rừng.
+ Nhà thơ có thể viết những
câu thơ khiến trái tim độc giả bồi hồi chính vì tình yêu thiết tha với núi rừng,
quê hương.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Nhà thơ Lò
Ngân Sủn - người con của núi là văn bản nghị luận về hồn thơ núi rừng của Lò Ngân Sủn. Hồn thơ ấy xuất
phát từ chính nơi sinh thành cũng như tình yêu của tác giả với vùng đất quê
hương mình.
2. Nghệ thuật
Văn bản nghị luận với luận
điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
* Hướng dẫn trả lời câu hỏi
a. Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác
giả bài viết gọi là “người con của núi”?
Nhà thơ Lò Ngân Sủn được
tác giả bài viết gọi là “người con của núi” vì những bài thơ của Lò Ngân Sủ khiến
người đọc như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt.
b. Xác định câu văn nêu vấn đề chính được
bàn luận trong bài.
Câu văn nêu vấn đề chính
được bàn luận trong bài: Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng
và mãnh liệt ấy trong ông?
c. Những câu thơ được dẫn đóng vai trò
gì trong bài viết?
Những câu thơ được dẫn
đóng vai trò minh họa rõ nét thể hiện chủ đề chính được nói đến trong
bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn thật sự là “người con của núi”.
d. Câu cuối cùng của bài viết có mối
quan hệ như thế nào với những câu mở đầu?
Câu cuối cùng của bài viết giải thích lý do cho những câu mở đầu.