Giới thiệu về đôi dép lốp trong kháng chiến

 Giới thiệu về đôi dép lốp trong kháng chiến

Dàn bài

1. Mở bài: Giới thiệu chung về đôi dép lốp.

2. Thân bài:

  • Cách chế tạo:
    • Người ta sẽ cắt một phần của lốp ô tô ra để làm đế dép.
    • Phần đế này thường được lấy từ phần chính giữa của chiếc lốp.
    • Để xỏ quai người ta đục trên diềm của đế khoảng từ sáu đến tám cái lỗ nhỏ.
    • Quai của dép lốp thì được cắt ra từ những chiếc săm ô tô cũ.
  • Về người đầu tiên phát minh, chế tạo ra đôi dép lốp, nhiều người cho rằng đó chính là đại tá Hà Văn Lâu. 
  • Ngày nay tuy dép lốp không còn được sử dụng phổ biến nữa.
  • Trong xã hội xưa đôi dép lốp biểu tượng cho sự sung túc nhưng rất giản dị đơn sơ.
  • Nó mang những biểu tượng mạnh mẽ thể hiện được tinh thần chiến đấu.

3. Kết bài: Giá trị, tầm quan trọng của đôi dép lốp trong kháng chiến và trong cuộc sống.

Bài văn

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam, những người chiến sĩ Cách mạng đã phải trải qua các cuộc chiến ác liệt, một mất một còn vô cùng khốc liệt. Cuộc chiến đấu gian nan là thế nhưng cuộc sống sinh hoạt lại vô cùng thiếu thốn, hành trang mang theo bên người chỉ có chiếc võng, chiếc bát ăn cơm, balo con cóc, chiếc mũ tai bèo. Và một trong những hành trang không thể thiếu của mỗi người lính- đó là đôi dép lốp.

Dép lốp là loại dép được làm ra từ những chiếc xăm, lốp. Loại dép này được sử dụng khá phổ biến ở nước ta trong thời kì kháng chiến, khi kinh tế còn nghèo nàn, cuộc sống vật chất còn nhiều thiếu thốn. Những đôi dép lốp được sử dụng phổ biến vào thời kì đó bởi nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm, hơn nữa nó còn có độ bền cao. Có thể theo chân những người lính từ dốc này qua đèo nọ mà không bị hỏng.

Cách chế tạo những đôi dép lốp cũng khá đơn giản, người ta sẽ cắt một phần của lốp ô tô ra để làm đế dép và phần đế này thường được lấy từ phần chính giữa của chiếc lốp vì nó bằng phẳng, không gây đau, bất tiện cho đôi chân. Phần ngoài của lốp thì được đặt phía dưới, khi di chuyển thì phần này sẽ ma sát với mặt đường.

Để xỏ quai người ta đục trên diềm của đế khoảng từ sáu đến tám cái lỗ nhỏ. Quai của dép lốp thì được cắt ra từ những chiếc săm ô tô cũ, chiều rộng của những chiếc quai này khoảng từ một đến một phẩy năm xen ti mét, chiều dài tùy ý sao cho hợp với đôi chân người đi. Quai được xỏ vào lỗ bằng cách dùng một thanh kim loại nhỏ, giúp luồn dây qua đế một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Về người đầu tiên phát minh, chế tạo ra đôi dép lốp, nhiều người cho rằng đó chính là đại tá Hà Văn Lâu. Tuy nhiên, khi được hỏi thì ông cũng thừa nhận mình chỉ sử dụng và bắt chước lại những người phụ xe dùng mo cau hay vỏ ruột xe kéo làm những đôi dép. Từ đó ông mới bắt đầu nảy sinh ý tưởng làm những đôi dép như của những người phu xe, nhưng bằng một chất liệu mới, đó là từ lốp ô tô cũ.

Tên gọi của dép lốp cũng có nhiều cách gọi khác nhau như: Dép cao su, dép râu, dép Bình Trị Thiên. Dép lốp sử dụng nhiều trong chiến tranh nên nó đã trở thành một biểu tượng của những người chiến sĩ Cách mạng và vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cũng thường xuyên sử dụng loại dép này. Vì vậy mà dép lốp còn là một biểu tượng về sự giản dị của Bác.

Ngày nay tuy dép lốp không còn được sử dụng phổ biến nữa do sự ra đời của rất nhiều loại giày dép, với mẫu mã đa dạng, giá thành lại không cao. Tuy nhiên, dép lốp ngày nay cũng được cách tân đi rất nhiều, chất liệu thì không phải từ lốp và săm xe nữa mà nó thường được làm bằng cao su. Loại dép này vẫn là một bộ phận được ưa chuộng và sử dụng, đặc biệt là những người bộ đội về hưu, những người cựu chiến binh khi xưa.

Đôi dép lốp xuất hiện trong cuộc sống của mỗi chúng ta ngày càng khan hiếm nhưng nó đã từng là những kỉ vật có giá trị của mỗi con người, và đặc biệt trong xã hội xưa đôi dép lốp biểu tượng cho sự sung túc nhưng rất giản dị đơn sơ, nó được làm bằng cao su, và bám sát vào chân đi trên chân có cảm giác êm nhưng hơi có cảm giác lặng, nó không chỉ để lại cho con người những giá trị vật chất quan trọng, giá trị mạnh mẽ mà đôi dép lốp để lại cho muôn đời đó là công dụng của nó vô cùng quan trọng và cần thiết cho mỗi người, nó là phương tiện được sử dụng để đi lại và mang những ý nghĩa rất cần thiết và may mắn trong mỗi con người. Hình tượng người lính xuất hiện trong mỗi con người Việt Nam không ai có thể không được biết đến đôi dép có ý nghĩa và giá trị to lớn này.

Nó mang những biểu tượng mạnh mẽ thể hiện được tinh thần chiến đấu, mặc dù nó không hiện đại và đắt tiền nhưng giá trị của nó đến hôm nay phải được coi là một điều có ý nghĩa và trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta, trong những năm tháng gian nan nó là người bạn đường của mỗi người chiến sĩ cách mạng chúng ta đều được biết đến qua hình ảnh cụ Hồ, người luôn dùng đôi dép này, nó giản dị và rất mộc mạc.

        Mỗi người chúng ta đều cần phải trân trọng những giá trị đáng quý của dân tộc đó là những sản phẩm đem lại những giá trị to lớn và cần thiết nhất dành cho mỗi người.

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức