Em hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”

Em hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” 

Dàn ý

1. Mở bài

  • Nhân dân ta từ bao đời nay vốn coi trọng đạo lí. Ngay cả trong lĩnh vực học tập cũng thế.
  • Hiện nay, ở hầu hết trường học, mỗi ngày bước qua cổng trường là người học sinh nhìn thấy ngày một hàng chữ lớn: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

2. Thân bài

  • Giải thích câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn”
    • Hiểu đơn giản có nghĩa là: Học lễ trước, học văn sau.
    • “Lễ” là cách cư xử, trên tinh thần tôn trọng con người, kính trên nhường dưới trong các mối quan hệ xã hội. “Lễ” là tính cách là đạo đức của con người trong xã hội.
    • “Văn” là văn chương, hiểu biết, kiến thức, kĩ năng giúp người ta có học vấn ngày xưa là để đỗ đạt làm quan phò vua giúp nước. Ngày nay, “Văn” là kiến thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, kĩ năng cần thiết được giảng dạy trong nhà trường.
  • Học lễ trước, học văn sau có ý nghĩa gì?
    • Đạo đức, hạnh kiểm là yếu tố cần được đặt ra trước để dạy dỗ và rèn luyện.
    • Cái đức của người học sinh là điểu cần yếu nhất không thể thiếu, là cơ bản của con người là nền tảng để tiếp thu kiến thức.
  •  Vì sao “Tiên học lễ, hậu học văn”?
    •  Đạo đức, phẩm chất của người học trò quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của mỗi người.
    •  Cũng chính yếu tố này quyết định việc sử dụng năng lực của con người vào cuộc sống thường ngày.
    • Có “văn”, không có “lễ”, có “tài không có “đức” thì tác hại đối với xã hội sẽ vô cùng to lớn.
  • Thực hiện tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta phải làm gì?
    •  Đặt việc rèn luyện đạo đức tác phong lên hàng đầu, trên cơ sở đó phát huy học tập nâng cao kiến thức văn hóa, trình độ kĩ thuật và kĩ năng thực hành.

3. Kết bài

  •  Phải chú ý công việc học tập vì đây là điều kiện giúp ta trở thành người công dân hữu ích cho xã hội mai này.

Bài làm

      Con người trước khi muốn khai phá kho tri thức, cần phải học hỏi lễ nghĩa mới có thể trở thành một người có ích, như người xưa từng nói: “Tiên học lễ hậu học văn”.

      Nghĩa đen của câu tục ngữ này muốn nói rằng việc đầu tiên cần phải học lễ nghĩa và sau đó mới học văn hóa. Nhưng ý nghĩa sâu xa và hàm ẩn trong đó chính là lời dạy dỗ đầy sâu sắc. Con người trước tiên cần phải học đạo đức, học lễ nghi để làm một người tốt. Sau đó mới học văn hóa, học những tri thức của nhân loại để làm người có ích.

        Bác Hồ đã từng nói “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng chẳng nên”. Vì vậy trong quá trình học tập và rèn luyện, con người không nên nới lỏng bất cứ một việc nào. Rèn luyện đạo đức phải đi đôi với việc học tập văn hóa.

Từ khi biết nhận thức đến khi trở thành một người công dân thực thụ của đất nước, chúng ta cần rèn luyện, luôn có quá trình đánh giá, tự nhận diện về bản thân và xem xét những yếu tố quan trọng nhất giúp mình trở thành một con người toàn diện hơn. Ngoài việc chú trọng học tập chúng ta cũng không nới lỏng việc rèn luyện đạo đức. Cần ý thức rằng có nhân cách tốt, chúng ta mới thực sự trở thành một con người của xã hội hiện đại này. Một xã hội càng hiện đại sẽ cần có những lễ nghi ứng xử cho phù hợp.

Câu tục ngữ trên rất đúng đắn ở mọi thời đại nó là kim chỉ nam để mọi người học tập và noi theo. Không chỉ đúng ở lứa tuổi học sinh mà nó còn đúng với rất nhiều những đối tượng và thành phần khác trong xã hội này. Chính vì vậy, mỗi người hãy coi câu tục ngữ này là nền tảng, là những bí kíp quý báu để học tập và làm theo. Đó là những điều đã được ông cha ta để lại. Cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách và cả những cám dỗ vì vậy nếu chúng ta biết điều chỉnh và hành động đúng đắn chúng ta sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội này.

Có rất nhiều những tấm gương sáng về quá trình rèn luyện đạo đức và học tập văn hóa, nổi bật lên đó là vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam - chủ Tịch Hồ Chí Minh. Người đã rèn luyện đạo đức cá nhân để có thể trở thành một vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam. Khi rèn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng người luôn đề cao tinh thần rèn luyện đạo đức cách mạng, ngoài rèn luyện về tri thức. Bác Hồ luôn luôn coi trọng về đạo đức, người nói “muốn làm một đảng viên tốt trước hết phải là những người có đạo đức tốt”, câu đó quả thật rất đúng đắn chúng ta cần phải rèn luyện bản thân và tu dưỡng đạo đức tốt đẹp trước khi trở thành những người tri thức của thời đại.

Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, ngoài việc học tập chúng ta cũng cần phải rèn luyện bản thân, luôn luôn có thái độ phê phán với những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức bởi đó là những thành phần làm kiềm chế sự phát triển của xã hội.

     Câu tục ngữ trên đã để lại rất nhiều bài học quý báu cho mỗi chúng ta. Mỗi người cần học tập và phát huy những giá trị to lớn mà câu tục ngữ đó đã để lại, để trở thành người toàn diện chúng ta không ngừng rèn luyện và tu dưỡng bản thân để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội hiện đại này.

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức