ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC LỚP 7 HỌC KỲ I

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC LỚP 7

HỌC KỲ I

 

Câu 1 : Lấy ví dụ chứng minh vai trò của Giáp xác


- Làm thực phẩm cho con người: Tôm, cua, cáy, ghẹ ...

- Nguyên liệu để làm mắm: Tôm, tép, ruốc, cáy ...

- Có giá trị xuất khẩu: Tôm, cua, cua bể, ghẹ ...

- Làm thức ăn cho động vật khác: rận nước, chân kiếm tự do ...

- Có hại cho giao thông thủy: Con sun

- Kí sinh gây hại cá: Chân kiếm kí sinh

Câu 2: Trình bày vòng đời của sán lá gan.

 Sán trưởng thành ở gan bò  ->  Trứng   ->   Ấu trùng có lông  ->   Ấu trùng trong ốc ruộng   ->   Ấu trùng có đuôi   ->   Kết kén (bám vào cỏ, bèo)   ->   Sán trưởng thành ở trâu bò.

Câu 3: Em hãy giải thích vai trò của giun đất.


- Làm thức ăn cho một số động vật khác.

- Làm cho đất tơi xốp, thoáng khí giúp cho đất và rễ hút nước.

- Phân của giun đất làm tăng độ phì nhiêu và màu mỡ cho đất.


Câu 4: Vì sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi và đề ra biện pháp phòng tránh?


- Đồng bào miền núi thường có trình độ dân trí chưa cao, chưa có hình thành thói quen mắc màn khi đi ngủ, điều kiện sống còn khó khăn, vấn đề môi trường không được đảm bảo.

- Điều này tạo cơ hội để bệnh sốt rét lây truyền nhanh ở miền núi.

   * Cách phòng tránh bệnh sốt rét:

- Ngủ trong mùng (màn)

- Thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang cây cỏ quanh nhà.

Câu 5: Trình bày vòng đời giun đũa

Trứng -> ấu trùng trong trứng -> thức ăn -> ruột non (lần thứ nhất) -> máu, tim, gan, phổi -> ruột non (lần thứ hai) -> giun đũa -> trứng.

Câu 6: Lấy ví dụ chứng minh vai trò của Sâu bọ

- Làm thuốc chữa bệnh: Ong mật.

- Làm thực phẩm: Tằm.

- Thụ phấn cho cây trồng: Ong, bướm.

- Thức ăn cho động vật khác: Châu chấu.

- Diệt sâu bọ có hại: Bọ ngựa

- Làm sạch môi trường: Bọ hung

- Kí sinh gây hại cây trồng: Bọ rầy, bọ nâu ...

- Kí sinh gây hại ở động vật: Chấy, rận

Câu 7: Trình bày cấu tạo ngoài của châu chấu.

- Cơ thể gồm 3 phần

+ phần đầu: 1 đôi râu, đôi mắt kép, cơ quan miệng.

+ phần ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh.

+ phần bụng: gồm nhiều đốt, mỗi đốt có ống thở.

Câu 8:  Đặc điểm chung nào của động vật nguyên sinh?

- Cơ thể có kích thước hiển vi

- Cơ thể chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.

- Sinh sản vô tính chủ yếu bằng cách phân đôi

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức