Đề cương ôn tập học kì 1 môn vật lý lớp 7
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 (CHƯƠNG I,II) - VẬT LÝ 7
NĂM HỌC:
2021-2022
I/ LÍ THUYẾT
CHƯƠNG I : QUANG
HỌC
1/ Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? TL:
- Nguồn sáng
là vật tự nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng
gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
2/ Tia sáng là gì? Chùm sáng là gì?
TL:
- Đường
truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi tia sáng
- Chùm sáng
gồm nhiều tia sáng hợp thành
Có 3 loại
chùm sáng: Song song, hội tụ, phân kì.
3/ Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm? Gương cẩu lõm có tác dụng gì? TL:
- Ảnh ảo tạo
bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
- Gương cầu
lõm có tác dung biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ
hội tụ vào một điểm ,biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm
tia phản xạ song song.
4/Trên xe ô tô, xe máy người ta lắp một gương cầu lồi phía trước người lái
xe để quan sát phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì? TL:
- Vì vùng
nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng
kích thước, giúp người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở phía sau.
5/Tại sao người ta thường lắp đặt một gương cầu lồi lớn ở
những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất ? TL:
- Vì vùng
nhìn thấy của trong gương cầu lồi rộng nên giúp người lái xe quan sát được
những chỗ bị khuất có xe đi ngược chiều hoặc vật cản, tránh gây tai nạn.
6/ Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? TL:
Trong
môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
7/Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng? TL:
- Ảnh ảo tạo bởi
gương phẳng lớn bằng vật.
- Khoảng cách từ
một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
8/ Tính chất
ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
TL:
- Ảnh ảo tạo bởi
gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
- Vùng nhìn thấy
của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
9/Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu
lồi, gương cầu lõm và gương phẳng có những tính chất gì giống và khác
nhau? TL:
Giống nhau: đều là ảnh ảo vì không
hứng được trên màn chắn.
Khác nhau:
Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi thì nhỏ hơn vật
Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm thì lớn hơn vật
Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng thì lớn bằng vật
10/ Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta
nhìn thấy một vật? TL:
- Ta nhận biết được
ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một
vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
11/ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? TL:
-Tia phản xạ nằm trong mặt
phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới .
-Góc phản xạ bằng góc tới.
12/ Nhật thực là gì? Nguyệt thực xảy ra khi nào? TL :
- Nhật Thực là hiện
tượng Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất.
- Nhật thực toàn
phần quan sát được ở chỗ bóng tối của Mặt Trăng trên Trái Đất.
- Nhật thực một
phần quan sát được ở chỗ bóng nữa tốicủa Mặt Trăng trên Trái Đất.
- Nguyệt Thực xảy
ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.
13/ Bóng tối là gì? – bóng nửa tối là gì? TL :
- Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh
sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng
từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
CHƯƠNG II : ÂM HỌC
14/
Tần số là gì? Đơn vị của tần số, ký hiệu? TL:
- Tần số là
số lần dao động trong một giây. Đơn vị tần số là héc. Kí hiệu là Hz.
15/ Âm thanh truyền được trong môi trường nào?
Không truyền được trong môi trường nào? TL :
- Âm thanh truyền được trong môi trường chất rắn, chất
lỏng, chất khí
- Không truyền được trong môi trường chân không.
- Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất
lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
16/ Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần làm gì? TL :
- Để chống ô nhiễm
tiếng ồn ta cần làm giảm độ to của tiềng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm,
làm cho âm truyền theo hướng khác.
17/ Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? TL :
- Nguồn âm
là vật phát ra âm.
- Các vật
phát ra âm đều dao động
18/ Biên độ dao động là gì? Biên độ dao động và độ to của
âm tỉ lệ như thế nào so với nhau? Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì? TL:
- Biên độ
dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng .
- Biên độ
dao động càng lớn, âm càng to.
- Độ to của
âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB)
19/ Vật như thế nào phản xạ âm tốt? Vật như thế nào
phản xạ âm kém?
- Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
- Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ
âm kém).
20/ Âm phản xạ là gì?
Khi nào nghe được tiếng vang?
-Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn.
- Có tiếng vang khi nghe thấy âm phản xạ cách âm trực tiếp khoảng thời gian
là 1/15 giây.
II-TRẮC NGHIỆM: (Học
sinh trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.)
Câu 1: : Đứng trên mặt đất, trường hợp nào ta thấy nguyệt thực?
A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không
nhận được ánh sáng Mặt Trời.
B. Ban đêm, khi Mặt Trăng
không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
C. Mặt Trời che khuất Mặt Trăng,
không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
D.
khi mặt trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.
Câu 2: Đứng
trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?
A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của
Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt trời không đến được nơi ta đứng.
B. Ban ngày, khi
Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất
nơi ta đứng.
C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.
D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt trăng.
Câu 3. Nguồn sáng có đặc điểm gì
?
A. Truyền ánh sáng đến mắt ta.
B. Phản chiếu
ánh sáng.
C. Tự nó phát sáng.
D.
Cả A, B
và C đều đúng.
Câu 4.Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thế nào ?
A. Nhỏ hơn vật.
B. Lớn hơn vật.
C. Bằng vật.
D.
Cả A, B và C đều đúng
Câu 5.Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng thế nào ?
A. Gấp đôi vật.
B. Lớn hơn vật.
C. Bằng vật.
D. Nhỏ hơn vật
Câu 6.Quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp
gương phẳng như thế nào?
A. Góc phản xạ bằng góc tới.
B. Góc
phản xạ lớn hơn góc tới.
C. Góc tới lớn hơn góc phản xạ.
D. Góc tới gấp đôi góc phản xạ.
Câu 7.Chiếu một tia sáng lên gương
phẳng ta thu được một tia tới tạo với đường pháp tuyến một góc 60o. Góc phản xạ có giá trị nào
sau đây?
A. 15o
B. 30o
C. 45o
D. 60o
Câu 8.Thế nào là vùng bóng tối?
Â.A. Là vùng không nhận
được ánh sáng từ nguồn sáng tới.
B.B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C.C. Là vùng nhận toàn bộ ánh sáng truyền tới.
D.D. Là vùng không tự phát ra ánh sáng.
Câu 9. Chiếu một chùm
sáng phân kì lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất?
A. Song song
B. Hội tụ
C. Phân kỳ
D. Vừa song song vừa hội tụ.
Câu 10. Góc phản xạ luôn luôn…………góc tới.
A.A. Lớn hơn.
B. B. Nhỏ hơn.
C. C. Bằng.
D. D. Không bằng.
Câu 11. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm là:
A. Gấp đôi vật.
B. Lớn hơn vật.
C. Nhỏ hơn vật.
D. Bằng vật.
Câu 12. Góc phản xạ là góc tạo bởi:
A. Tia tới và đường pháp tuyến.
B. Tia tới và mặt gương.
C. Tia phản xạ và đường pháp tuyến.
D. Tia phản xạ và mặt gương.
Câu 13: Gương
cầu lồi là?
A.A. Mặt cầu phản xạ tốt
ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.
B.B.
Mặt cầu phản xạ
tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.
C.C. Mặt
cầu lồi trong suốt.
D.D. Mặt
cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng.
Câu 14: Nếu nhìn vào gương thấy ảnh lớn hơn vật thì
kết luận đó là:
A. Gương cầm lõm.
B. Gương phẳng.
C. Gương cầu lồi.
D. Gương ảo.
Câu
15:Hãy
chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy.
B. Mặt trời.
C. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.
D.
Đèn ống đang cháy.
Câu 16: Nếu nhìn vào gương thấy ảnh lớn bằng vật thì
kết luận đó là:
A. Gương cầm lõm.
B. Gương phẳng.
C. Gương cầu lồi.
D. Gương ảo.
Câu 17: Góc tới là góc tạo bởi:
A. Tia tới và đường pháp tuyến.
B. Tia tới và mặt gương.
C. Tia phản xạ và đường pháp tuyến.
D. Tia phản xạ và mặt gương.
Câu 18: Thế nào là vùng
bóng nửa tối?
A.A.
Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sang tới.
B.B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C.C.
Là vùng nhận toàn bộ ánh sáng truyền tới.
D.D.
Là vùng không tự phát ra ánh sáng.
Câu 19: Vật nào dưới đây không phải là vật
sáng?
A. Ngọn nến đang cháy.
B. Mảnh giấy
trắng đặt dưới ánh nắng mặt trời.
C. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng mặt trời.
D. Mặt trời.
Câu 20: Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì ?
A. Bản thân bông hoa có màu đỏ.
B. Bông hoa
là một vật sáng
C. Bông hoa là một nguồn sáng.
D. Có ánh sáng từ bông hoa đỏ truyền
đến mắt ta.
Câu 21: Chiếu một tia sáng vuông góc với một
mặt gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?
A. r = 90o
B. r = 45o
C. r = 180o
D. r = 0o
Câu
22: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, tia phản xạ thu
được nằm trong mặt phẳng nào?
A. mặt gương.
B. mặt phẳng vuông góc với tia tới và mặt gương.
C. mặt phẳng vuông góc với
tia tới
D.mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến với gương ở điểm tới.
Câu 23: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một
tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40o. Góc tới có giá trị nào sau
đây?
A. 20o
B. 80o
C. 40o
D. 60o
Câu 24. Trong môi trường trong suốt, đồng tính ánh
sáng truyền theo đường nào ?
A. Theo đường gấp khúc.
B.
Theo đường cong.
C. Theo nhiều đường khác nhau.
D. Theo
đường thẳng.
Câu 25. Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật ?
A. Khi có ánh sáng
truyền từ vật đến mắt ta.
B. Khi mắt ta
phát ra những tia sáng đến vật.
C. Khi mắt ta hướng vào vật.
D. Cả A, B
và C đều đúng.
Câu 26. Âm
thanh được tạo ra nhờ:
A. nhiệt.
B. điện .
C. ánh sáng.
D. dao động
Câu 27. Vật
phát ra âm cao hơn khi nào ?
A. khi vật dao động mạnh hơn.
B. khi vật dao động chậm hơn.
C. khi vật lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn
D. khi tần số dao động
lớn hơn
Câu 28 .Vật phát ra âm to hơn khi nào?
A. Khi vật dao động nhanh hơn.
B. Khi vật dao động mạnh hơn.
C. Khi tần số dao động lớn hơn.
D. Cả
3 trường hợp trên.
Câu 29 Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. Khoảng chân không.
B. Tường bê tông.
C. Nước biển
D.
Tầng khí quyển bao quanh trái đất.
Câu 30 : Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?
A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ.
B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ.
C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
D. Cả 3 trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang.
Câu 31 : Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn ?
A. Tiếng sấm rền.
B.Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy.
C. Tiếng sóng biển ầm ầm.
D.Tiếng máy móc
làm việc phát ra to, kéo dài.
III- TỰ LUẬN:
Câu 1: Hãy
vẽ ảnh của điểm sáng S và vật sáng AB đặt trước gương phẳng?
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
Câu 2: Trên
hình vẽ, một tia sáng SI chiếu lên gương phẳng, góc tạo bởi tia SI với mặt
phẳng gương bằng 30o. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc tới và góc
phản xạ?
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
Câu 4: Cho hình vẽ sau, hãy vẽ tia phản xạ và tính góc tới và góc phản xạ?
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
Câu 5: Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác
định độ sâu của biển.Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó
từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền
siêu âm trong nước là 1500m/s?
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
Câu 6:
Hãy tính độ sâu của đáy biển khi tàu thu được
sóng siêu âm trong thời gian 4 giây. Biết vận tốc truyền âm trong khí là 1500
m/s.
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
---------------------------------HẾT--------------------------------