Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD 7


Câu 1: Bài hát “Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ, Bác đi từ ở chiến khu Bác về ... lời bài hát nói về đức tính nào của Bác? 

        - Giản dị         

Câu 2: Sống giản dị là sống phù hợp với ... của bản thân, gia đình và xã hội. Trong dấu “...” đó là gì ?

- Điều kiện và hoàn cảnh.               

Câu 3: Biểu hiện của sống giản dị là gì ?

- Nói ngắn gọn dễ hiểu, lịch sự.                      

Câu 4: Câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nói đến đức tính gì ?

- Giản dị          

Câu 5:Tục ngữ “Cây ngay không sợ chết  đứng” nói về đức tính gì ?

         - Trung thực.                

Câu 6: Biểu hiện nào sao đây nói về đức tính trung thực ?

          - Nhặt được của rơi trả người đánh mất.              

Câu 7: Biểu hiện nào sao đây nói về tính không trung thực ?

- Nói dối mẹ để đi chơi game         

Câu 8: Đâu là biểu hiện của lòng tự trọng?

- Giữ đúng lời hứa.                                 

Câu 9:Tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì?

- Tự trọng.              

Câu 10: Đâu là biểu hiện của lòng khoan dung:

- Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn.               

Câu 11: Đối lập với khoan dung là gì ?

- Hẹp hòi, ích kỷ.                                   

Câu 12: Một lần bạn H để quên cuốn nhật ký trong ngăn bàn, bạn A rất tò mò nên đã mở ra xem. Biết bạn A đọc trộm cuốn nhật ký của mình, H rất giận và đã to tiếng mắng A, còn A thì liên tục xin lỗi H. Để hai bạn H và A làm hòa với nhau, theo em nên làm như thế nào ?

- Đứng ra làm hòa khuyên bạn H tha lỗi cho bạn A, nhắc nhở bạn A lần sau không được xem nhật ký của bạn H nữa.       

Câu 13: Bạn Đức trên đường đi học về đã nhặt được một chiếc ví, trong đó có nhiều tiền và giấy tờ. Nếu em là bạn Đức em sẽ làm gì ? Vì sao ?

Gợi ý làm bài:

- Nếu em là Đức em sẽ mang đến đồn công an gần nhất để trình báo và trả lại người đánh mất.

- Vì : Nhặt được của rơi, trả lại cho người đánh mất thì đó là đức tính trung thực.

Câu 14: Em hãy nêu một số biểu hiện tự trọng?  

Gợi ý làm bài:

4 biểu hiện của lòng tự trọng:

- Cư xử đàng hoàng đúng mực, lời nói có văn hóa.

-Nếp sống gọn gàng, sạch sẽ.

- Biết giữ lời hứa, tôn trọng mọi người.

- Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập không để ai nhắc nhở.  

Câu 15: Là học sinh em cần phải làm gì để rèn luyện đức tính tự trọng ?

Gợi ý làm bài:

Cách rèn luyện đức tính tự trọng:

- Tự trọng trong học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ.

- Phê phán những hành vi thiếu tự trọng trong cuộc sống.

Câu 16: Câu tục ngữ “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” có ý nghĩa như thế nào ?

Gợi ý làm bài:

Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”.

- Thứ nhất ý muốn nói con người ta khi mắc lỗi không biết ăn năn, hối cải vẫn tiếp tục sai lầm.

        - Thứ hai ý muốn nói khi con người ta mắc lỗi biết mình sai, biết nói lời xin lỗi thì phải bao dung, tha thứ.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức