Đề cương ôn tập học kì 1 công nghệ 7
Đề cương ôn tập học kì 1 công nghệ 7
Câu
1: Hãy nêu thời vụ gieo hạt cây rừng và quy trình gieo hạt cây rừng?
Thời
vụ gieo hạt cây rừng:
Gieo hạt đúng thời vụ để giảm công chăm
sóc và để hạt có tỉ lệ nảy mầm cao.
Miền Bắc: từ tháng 11 → tháng 12
Miền Nam từ tháng 2 → tháng 3
Miền Trung từ tháng 1 → tháng 2
Quy
trình gieo hạt:
Gieo hạt → lấp đất → che phủ → tưới nước
→ phun thuốc trừ sâu, bệnh → bảo vệ luống gieo.
Câu
2: Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ? Cho ví dụ?
-
Luân canh: là
tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một đơn
vị diện tích
+ Luân canh
giữa cây trồng cạn với nhau
VD: Bắp và đậu
+ Luân canh giữa
cây trồng cạn và cây trồng nước
VD: Bắp, đậu
và lúa mùa
-
Xen canh: là
trên cùng một diện tích trồng hai loại hoa màu khác nhau
VD: cao su trồng
xen cây mì
-
Tăng vụ:
là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên cùng một diện tích đất
VD: trước đây
một năm trồng 2 vụ, bây giờ một năm trồng 3 vụ
Câu 3: Thuốc trừ sâu có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường, con người và sinh vật khác?
-
Làm cho môi trường
không khí, đất, nước bị ô nhiễm
-
Các sinh vật sống
trong đất, trong nước cũng bị ảnh hưởng theo
-
Ảnh hưởng đến sức
khỏe con người: con người mắc những căn bệnh như viêm phổi, ung thư
Câu 4: Tác dụng của việc thu hoạch, bảo quản và chế biến
nông sản?
-
Thu hoạch:
Để đảm bảo được số lượng và chất lượng của nông sản phải tiến hành thu hoạch
đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận
-
Bảo quản:
để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản
-
Chế biến:
Là làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản
Câu 5: Hãy nêu quy trình làm đất gieo ươm cây rừng và
cách tạo nền đất gieo ươm cây rừng?
-
Quy trình làm đất:
Đất hoang hay đã qua sử dụng → Dọn cây hoang dại → cày sâu, bừa kĩ, khử chua,
diệt ổ sâu, bệnh hại → đập và san phẳng mặt đất → đất tơi xốp
-
Cách tạo nền đất
gieo ươm cây rừng
+ Lên luống:
Kích thước luống, chọn hướng luống, bón phân lót
+ Bầu đất: Vỏ
bầu có hình ống, hở hai đầu, ruột bầu thường chứa đất tơi xốp
Câu 6: Trồng cây xanh và trồng rừng ở thành phố và các khu
công nghiệp nhằm mục đích gì? Là học sinh em phải làm gì để bảo vệ rừng?
- Trồng cây
xanh và trồng rừng ở thành phố và các khu công nghiệp nhằm mục đích:
+ Giảm tiếng ồn,
hút bụi
+ Chống gió
bão, lũ lụt và cải tạo đất
+ Làm sạch
môi trường không khí
+ Tạo bóng
mát, làm đẹp đường phố
+ Cung cấp
lâm sản cho gia đình, nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu
+ Nghiên cứu
khoa học và sinh hoạt văn hóa
-
Là học sinh em cần
làm những công việc sau để bảo vệ rừng: Trồng cây xanh xung quanh trường, trồng
và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh ở khuôn viên trường, tham gia trồng cây ở gia
đình và địa phương
Câu 7: Hạt giống đem gieo phải kiểm tra được tiêu chí
nào? Hạt giống đem gieo phải đạt các tiêu
chí sau:
+ Tỉ lệ nảy mầm
cao
+ Không có
sâu, bệnh
+ Độ ẩm thấp
+ Không lẫn
giống khác và hạt cỏ dại
+ Sức nảy mầm
mạnh
Câu 8: Hãy cho biết tình hình rừng và nhiệm vụ trồng rừng
ở nước ta? Cho ví dụ về các loại hình trồng rừng ở nước ta?
-
Rừng nước ta trong
thời gian qua bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích và độ che phủ bị giảm nhanh, diện
tích đồi trọc và đất hoang ngày càng tăng
-
Rừng nước ta đã bị
tàn phá nghiêm trọng, do đó nhiệm vụ của toàn dân phải tham gia trồng cây gây
rừng, phủ xanh đồi trọc.
+ Trồng rừng
sản xuất: Rừng cao su, cà phê, rừng tràm, bạch đàn…
+ Trồng rừng
phòng hộ: Rừng phi lao, rừng thông, đước, tràm ở ven biển
+ Rừng đặc dụng:
rừng quốc gia Cúc Phương, Nam Cát Tiên, vườn quốc gia Ba Bể
Câu 9: Điều kiện lập vườn gieo ươm cây rừng?
-
Đất cát pha hay đất
thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại
-
Độ PH từ 6 đến 7
-
Mặt đất bằng hay hơi dốc
-
Gần nguồn nước và nơi
trồng rừng
Câu
1. Đất có độ pH >7,5 là loại đất:
A. Đất chua B. Đất trung tính C. Đất kiềm D. Đất mặn
Câu
2. Khả năng giữ
nước và chất dinh dưỡng của đất tốt nhất là loại đất nào?
A. Đất sét B. Đất cát
C. Đất thịt D. Đất thịt
nhẹ
Câu 3. Loại phân nào sau đây được dùng
để bón thúc?
A. Phân lân B.
Phân chuồng
C. Phân xanh D.
Phân đạm
Câu 4. Hạt giống có chất lượng rất cao nhưng
số lượng ít gọi là:
A. Hạt giống siêu nguyên chủng
B. Hạt giống
thuần chủng
C. Hạt giống nguyên chủng
D. Hạt
giống lai
Câu 5: Phân nào là phân hữu cơ?
A. Phân trâu, bò;
B.
Phân NPK
C. DAP (diamon phốt phát);
D. Supe lân
Câu 6: Loại đất nào dưới đây có khả năng giữ nước, chất dinh
dưỡng kém nhất?
A. Đất cát
B. Đất thịt nhẹ
C. Đất thịt trung bình
D. Đất thịt nặng.
Câu 7: Sản xuất giống cây trồng
bằng hạt thường áp dụng cho loại cây nào?
A. lúa, ngô, sắn
B. các loại cây họ đậu
C. lạc, ngô, khoai
D.
ớt, cà chua, mía
Câu 8: Qui trình sản xuất
giống cây
trồng bằng hạt được trải qua mấy năm?
A. 5 B.
2
C. 3 D.
4
Câu 9.Có mấy phương pháp sản xuất giống
cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính?
A.3 B. 4
C.2 D. 1
Câu 10. Loại phân nào sau
đây được dùng để bón lót :
A. Phân lân, phân chuồng
B.
Phân NPK
C. Phân Kali
D. Phân đạm
Câu 11: Biện pháp phòng trừ
sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:
A. Biện pháp canh tác
B. Biện pháp thủ
công
C. Biện pháp hóa học
D. Biện pháp sinh
học
Câu 12: Ưu điểm của biện
pháp sinh học là:
A. Rẻ tiền, chi phí đầu tư ít
B. Hiệu quả cao, không gây ô
nhiễm môi trường
C. Hiệu quả cao, gây ô nhiễm môi trường
D. Hiệu quả cao, gây ô nhiễm môi
trường
Câu 13: Cày đất là xáo trộn lớp đất
mặt ở độ sâu từ:
A. 20 – 30 cm. B.
30 – 40 cm.
C. 10 – 20 cm. D. 40 – 50 cm.
Câu 14: Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí:
A. Tỷ lệ hạt nãy mầm cao.
B. Không có sâu, bệnh.
C. Kích thước hạt to.
D.
Tất cả đều đúng.
Câu 15: Vụ đông xuân bắt đầu từ tháng mấy?
A. Từ tháng 11 đến 4-5 năm sau
B.
Từ tháng 4 đến 7
C. Từ tháng 6 đến 11
D. Từ tháng 9 đến
12
Câu 16: Vụ hè thu bắt đầu từ tháng
mấy?
A. Từ tháng 11 đến 4-5 năm sau
B. Từ tháng 4 đến 7
C. Từ tháng 6 đến 11
D. Từ tháng 9 đến 12
Câu 17: Vụ mùa bắt đầu từ tháng
mấy?
A. Từ tháng 11 đến 4-5 năm sau
B. Từ tháng 4 đến 7
C. Từ tháng 6 đến 11
D. Từ tháng 9 đến
12
Câu 18: Vụ đông bắt đầu từ tháng
mấy??
A. Từ tháng 11 đến 4-5 năm sau
B. Từ tháng 4 đến 7
C. Từ tháng 6 đến 11
D. Từ tháng 9 đến
12
Câu 19: Phân vi sinh là:
A. NPK
B. Nitragin
C. Bèo dâu
D. Ure
Câu 20: Dùng tay bắt sâu là
phương pháp phòng trừ sâu, bệnh bằng biện pháp:
A. Canh tác
B. Thủ công
B. C. Hóa học
D.
Sinh học
Câu 21: Muốn phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao cần áp
dụng:
A. Biện pháp thủ công
B. Phối hợp kiểm dịch thực vật và canh tác
C. Tổng hợp và vận dụng thích hợp các biện pháp
D. Biện pháp hoá học
Câu
22. Vì sao chúng ta cần
phải sử dụng đất hợp lí?
A. Vì nhu cầu nhà máy ngày càng nhiều
B. Đề dành đất để xay dựng các khu sinh thái, giải
quyết ô nhiễm
C. Diện tích đất trồng có hạn
D. Giữa gìn cho đất không bị thoái hóa
Câu
23. Bón thúc được thực
hiện vào thời gian nào?
A. Trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.
B. Trước khi gieo trồng.
C. Sau khi cây ra hoa.
D. Sau khi gieo trồng.
Câu
24. Vai trò của giống cây
trồng là:
A. Tăng năng suất cây trồng.
B. Tăng năng suất, chất lượng nông sản và thay đổi cơ cấu cây trồng.
C. Tăng chất lượng nông sản.
D. Tăng năng suất, chất lượng nông sản.
Câu
25. Sử dụng một số loài
sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch ... và các chế phẩm sinh học để
diệt sâu hại là biện pháp gì?
A. Biện pháp sinh học.
B.
Biện pháp hoá học.
C. Biện pháp kiểm dịch thực vật.
D.
Biện pháp thủ công.
Câu 26: Khi chăm sóc rừng, chúng ta cần
làm các công việc nào sau đây?
A. Bón phân định kì.
B. Tưới nước thường xuyên.
C. Làm hàng rào, dặm tỉa cây
chết.
D. Làm hàng rào, dặm tỉa, bón phân, phát quang cỏ dại.