Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La

 

Dàn Ý Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La

Mở bài: Giới thiệu chung về nhà tù Sơn La

Thân bài:

  • Giới thiệu khái quát về nhà tù Sơn La:
    • Vị trí địa lí
    • Diện tích
  • Giới thiệu về lịch sử hình thành.
  • Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật.
    • Đặc điểm kiến trúc
    • Chi tiết cảnh quan
  • Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của nhà tù.

Kết bài:

  • Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của nhà tù
  • Nêu cảm nghĩ của bản thân về địa danh lịch sử này.

Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La Ngắn

Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908 trên ngọn đồi Khau Cả nằm bên dòng suối Nậm La thuộc tỉnh Sơn La. Dù bị thực dân Pháp giam giữ và tra tấn hà khắc tại nhà tù Sơn La nhưng các chiến sĩ cộng sản Việt Nam đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng. Nhà tù Sơn La nay trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Được xây dựng vào năm 1908, ban đầu chỉ là nhà tù nhỏ với diện tích 500m2, sau được thực dân Pháp mở rộng lên gấp ba lần, nhà ngục Sơn La đã trở thành nơi giam cầm, đầy ải nhằm thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người cộng sản Việt Nam. Với những căn phòng tối bằng gạch và đá kiên cố, mái lợp tôn, mùa hè nơi đây tựa như một lò nung và mùa đông thực sự là một chiếc tủ lạnh trong gió mùa biên ải khắc nghiệt.

Giống như địa ngục trần gian tại vùng Tây Bắc, nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng một mặt với mục đích tách rời mối quan hệ giữa tù chính trị với nhân dân. Mặt khác, chúng lợi dụng khí hậu khắc nghiệt, cùng chế độ nhà tù đầy hà khắc dễ gây ra bệnh tật hiểm nghèo để giết dần, giết mòn các chiến sĩ cộng sản, những người Việt Nam yêu nước.

Nhưng một điều mà chúng không thể ngờ rằng, chính nơi đây, các chiến sĩ cộng sản đã tổ chức biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, là nơi ươm những hạt giống đỏ để phong trào cách mạng ở nơi này đơm hoa, kết trái sau này.

Nhà tù Sơn La đã giam giữ tổng cộng 1.007 lượt tù nhân cộng sản, trong đó có nhiều đồng chí là thành ủy, xứ ủy, ủy viên Trung ương như Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Cơ Thạch, Xuân Thủy, Song Hào… Đặc biệt, nhà tù Sơn La chính là nơi yên nghỉ của đồng chí Tô Hiệu, người lãnh tụ kiên cường và bất khuất của cách mạng Việt Nam trong thời gian bị giam cầm ở đây.

Nhà tù Sơn La hiện nay chỉ còn là một bãi gạch tan hoang vì trải qua hai trận đánh phá bằng bom của giặc. Lần thứ nhất vào năm 1952. Khi rút khỏi Sơn La, thực dân Pháp cho máy bay thả bom phá nhà tù nhằm xóa dấu vết tội ác của chúng. Lần thứ hai vào năm 1965. Đế quốc Mỹ đánh phá thị xã Sơn La đã thả bom phá hủy phần còn lại của Nhà tù Sơn La…

Và sau ngày hòa bình thống nhất, Bảo tàng Sơn La mới có điều kiện phục chế hai tháp canh và một phần nhà tù, phần còn lại để nguyên trạng vì không sưu tầm được hồ sơ thiết kế, bản vẽ chi tiết…

Đến với nhà tù Sơn La, khách du lịch sẽ được chứng kiến hàng trăm hiện vật, những công cụ tra tấn – những chứng tích sống về tội ác dã man của kẻ thù như còng tay, xích sắt, bàn kẹp sắc nhọn… Hiện nay, nhà tù vẫn còn để nguyên trạng các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại hai giam, trại ba giam cùng những phòng giam đặc biệt chỉ rộng 1,2m2, nơi từng giam hãm những người cách mạng. Ngoài ra, khách du lịch không khỏi xúc động khi đứng trước cây đào mang tên người chiến sĩ cộng sản kiên trung Tô Hiệu.

Hiện nay, mỗi năm, tại di tích lịch sử Nhà tù Sơn La đã đón tiếp hàng vạn lượt du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Mỗi người đến đây không chỉ để được trải nhiệm, hồi tưởng lại cuộc đấu tranh diễn ra hơn một thế kỷ đã qua mà quan trọng hơn là nhắc nhở các thế hệ tiếp nối hãy sống, làm việc và học tập sao cho xứng đáng với sự hy sinh cao cả của các thế hệ cho anh.

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Nhà Tù Sơn La

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La là một biểu tượng, khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam, là nguồn sức mạnh tinh thần không bao giờ vơi cạn.

Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908, là nơi giam giữ hơn 1.000 lượt tù nhân là những chiến sỹ cộng sản. Cũng bởi thế, nơi đây trở thành trường học cách mạng, nơi ươm mầm “hạt giống đỏ” của cách mạng Việt Nam. Ngày nay, Nhà tù Sơn La trở thành một trong những điểm tham quan lịch sử ý nghĩa, là “địa chỉ đỏ” để tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ thêm trân trọng, tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc.

Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Từ 1930 – 1945, thực dân Pháp đã giam giữ 14 đoàn tù chính trị, với tổng số 1.013 lượt tù nhân tại đây. Nhà tù Sơn La đã trở thành nơi đào tạo, bồi dưỡng những chiến sỹ cộng sản xuất sắc, đóng góp chung vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, tiêu biểu như các đồng chí: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn,…

Năm 1962, Nhà tù Sơn La được xếp hạng Di tích Quốc gia và đến năm 2014, được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Trung bình mỗi năm nơi này đón gần 300.000 lượt du khách từ các tỉnh, thành phố trong cả nước và khách quốc tế đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. Những năm qua, Ban quản lý di tích và chính quyền tỉnh Sơn La đã nỗ lực sưu tầm, tập hợp thêm nhiều hiện vật liên quan, đồng thời dành nguồn lực đáng kể để cải tạo, nâng cấp các hạng mục, gìn giữ vẻ đẹp và giá trị lịch sử đặc biệt của di tích.

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La là một biểu tượng, khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam, là nguồn sức mạnh tinh thần không bao giờ vơi cạn, tiếp sức cho các thế hệ trên con đường đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh.

Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La

Năm 2014, Nhà tù Sơn La được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt, mỗi năm đón gần 300.000 lượt du khách từ các tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908. Nơi đây đã giam giữ 1.007 lượt tù nhân cộng sản, là trường học cách mạng, nơi ươm mầm “hạt giống đỏ” của cách mạng Việt Nam.

Năm 1962, Nhà tù Sơn La được xếp hạng Di tích Quốc gia. Đây là một trong những điểm tham quan lịch sử ý nghĩa và là “địa chỉ đỏ” để tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ thêm trân trọng, tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc.

Thực dân Pháp xây dựng Nhà tù Sơn La chủ yếu để giam cầm thường phạm. Trong 15 năm (1930 – 1945) nơi đây đã giam giữ 1.007 lượt tù nhân cộng sản, là trường học cách mạng, nơi ươm mầm “hạt giống đỏ” của cách mạng Việt Nam. Ban đầu nhà tù có diện tích 500m2 nhưng đến năm 1940, thực dân Pháp mở rộng lên 1.700m2.

Nhà tù Sơn La được chuyển thành Nhà ngục Sơn La với mục đích biến nơi đây thành địa ngục để giam cầm, đày ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người chiến sỹ cộng sản Việt Nam. Cái tên “địa ngục trần gian” cũng xuất phát từ đó, đến tận bây giờ vẫn trở thành nỗi ám ảnh với nhân dân ta.

Trải qua 2 lần tàn phá bằng bom của giặc, di tích Nhà tù Sơn La không còn nguyên vẹn, những bức tường nhà ngục đổ nát là minh chứng cho tội ác dã man của kẻ thù. Cây đào Tô Hiệu, biểu tượng gắn với tên tuổi người Bí thư Chi bộ kiên trung của nhà tù vẫn đơm hoa kết trái mỗi độ mùa xuân về…

Nơi đây còn giam giữ nhiều đồng chí là Thành ủy, Xứ ủy, Trung ương Ủy viên như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Hiệu, Nguyễn Đức Tâm, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Xuân Thủy, Lê Thanh Nghị và nhiều đồng chí khác. Đặc biệt, Nhà tù Sơn La chính là nơi yên nghỉ của đồng chí Tô Hiệu, người lãnh tụ kiên cường và bất khuất của cách mạng Việt Nam trong thời gian bị giam cầm ở đây.

Khách du lịch tới đây sẽ được chứng kiến hàng trăm hiện vật, những công cụ tra tấn – những chứng tích sống về tội ác dã man của kẻ thù như còng tay, xích sắt, bàn kẹp sắc nhọn… mà chúng đã dùng để tra tấn những chiến sỹ cộng sản. Hiện nay, Nhà tù vẫn còn để nguyên trạng các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại hai giam, trại ba giam cùng những phòng giam đặc biệt chỉ rộng 1,2m2, nơi từng giam hãm những người cách mạng.

Mỗi năm, tại di tích lịch sử nhà tù Sơn La đã đón tiếp hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập….Trở về với núi rừng Tây Bắc để được trải nghiệm, hồi tưởng lại lịch sử hào hùng diễn ra hơn một thế kỷ đã qua nhắc nhở thế hệ nối tiếp sống và làm theo những tấm gương anh hùng bất khuất, tiếp tục bảo vệ gìn giữ đất nước trọn vẹn mãi về sau.

Thuyết Minh Về Nhà Tù Sơn La Hay 

Nằm trên đồi Khau Cả, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 trên diện tích 500m2 để giam cầm các chiến sĩ cộng sản yêu nước. Ý chí và tinh thần lạc quan cách mạng của đồng chí Tô Hiệu và các chiến sĩ cộng sản trong Nhà ngục Sơn La, cây đào đồng chí Tô Hiệu trồng năm xưa, ngay tại nơi giam cầm như một minh chứng cho sự bất diệt của một dân tộc chưa bao giờ khuất phục trước bất kỳ khó khăn, thử thách nào.

Năm 1940, diện tích nhà tù được mở rộng lên 1.700m2 với hệ thống tường bao kiên cố bằng đá và gạch cao 4m, dày nửa mét. Giường nằm cho tù nhân được láng xi măng trên bề mặt, mép ngoài của giường gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài sàn. Vào mùa hè, các phòng giam ở đây giống như lò nung bởi gió Lào, còn mùa đông lại buốt lạnh vì khí hậu khắc nghiệt miền biên ải.

Thực dân Pháp đã biến nhà tù thành địa ngục để giam cầm, đày đọa, làm tiêu hao sinh lực và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những chiến sĩ cộng sản. Chỉ tính trong giai đoạn 1930-1945, nhà tù đã giam cầm 1.007 chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước. Vượt lên trên gông cùm và tội ác của thực dân Pháp, những người cộng sản Việt Nam đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, biến những phòng giam lạnh lẽo thành tổ ấm, thắm tình đồng chí của những bạn tù.

Cũng chính nơi ngục tù tăm tối này đã tôi luyện cho đất nước những nhà lãnh đạo xuất sắc như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Tô Hiệu, Văn Tiến Dũng, Xuân Thủy, Trần Huy Liệu, Nguyễn Cơ Thạch, Mai Chí Thọ, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Thế Thiện…

Trong tình thế không thể liên lạc được với Trung ương Ðảng và bị cô lập giữa chốn lao tù khổ sai, những người cộng sản vẫn hướng về Ðảng, tổ chức hoạt động bí mật… Vào cuối tháng 12/1939, các đảng viên trong tù đã thảo luận về việc thành lập tổ chức cơ sở Ðảng. Ban chi ủy lâm thời được thành lập gồm 10 đồng chí do đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Bí thư chi bộ. Ðến tháng 2/1940, chi bộ chuyển thành chính thức do đồng chí Trần Huy Liệu làm Bí thư, đồng chí Tô Hiệu làm Ủy viên.

Vào thời điểm đó phong trào cách mạng phát triển rất mạnh trong cả nước trong khi số cán bộ cốt cán còn rất ít, phần lớn đã bị thực dân Pháp giam cầm tại một số nhà ngục. Chi ủy nhà tù nhận được thư của Trung ương cho biết phong trào đang rất thiếu cán bộ, đề nghị tìm cách để đưa cán bộ thoát tù ra hoạt động.

Chi ủy nhà tù quyết định kế hoạch vượt ngục bất chấp việc nhà ngục này là nơi được bảo vệ cẩn mật đến mức thực dân Pháp từng huyênh hoang vỗ ngực: “Đây là mồ chôn chính trị phạm”. Trước đó, 2 chiến sĩ cách mạng đã tìm cách vượt ngục nhưng không thoát, một trong 2 người còn bị giặc chặt đầu bêu ở cổng nhà ngục Sơn La để khủng bố tinh thần chiến sĩ ta. Ý chí của người chiến sĩ cách mạng không khi nào bị bẻ gãy.

Họ đã chứng tỏ “địa ngục” này không phải là nơi “bất khả xâm phạm” bằng cách tổ chức một cuộc vượt ngục tập thể thành công vào giữa năm 1943 sau hơn nửa năm trời chuẩn bị kế hoạch kỹ càng.

Chính người thanh niên dân tộc Thái có tinh thần yêu nước và nhiệt tình cách mạng là anh Lò Văn Giá đã dẫn đường cho các đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Lưu Ðức Hiểu, Trần Ðăng Ninh, Nguyễn Văn Trân vượt ngục thành công. Anh Lò Văn Giá sau khi trở lại Sơn La đã bị Thực dân Pháp bắt và thủ tiêu. Tuy nhiên phong trào cách mạng được chi bộ Nhà tù Sơn La lãnh đạo vẫn không ngừng lớn mạnh.

Trước khi rút khỏi Sơn La vào năm 1952, thực dân Pháp đã ném bom xuống khu vực nhà tù để xóa dấu vết tội ác của chúng. Năm 1965, đế quốc Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc khiến nhà tù Sơn La gần như bị phá hủy hoàn toàn. Với mong muốn giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, một phần nhà tù Sơn La đã được phục dựng lại.

Ngày nay, đến di tích nhà tù Sơn La, du khách sẽ được thăm các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại hai giam, trại ba giam, những phòng giam đặc biệt chỉ rộng 1,2m2 cùng hàng trăm hiện vật là những chứng tích sống động về tội ác dã man của thực dân Pháp như còng tay, xích sắt, bàn kẹp sắc nhọn…

Đến thăm Nhà tù Sơn La hôm nay du khách như thấy vẫn còn vang mãi bản yêu sách “4 phải, 1 không” (Phải thực hiện chế độ tù chính trị. Phải chuyển tù về đồng bằng. Phải cải thiện chế độ ăn uống. Phải cấp thuốc cho người ốm. Không được đánh đập và bắt tù nhân làm việc nặng) của những “phần tử nguy hiểm”, đó là các đồng chí: Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan, Đỗ Ngọc Du, Trường Chinh, Lê Duẩn, tổ chức đấu tranh chống toàn quyền Đông Dương là PatSkie.

Di tích Nhà tù Sơn La được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, ngày 31/12/2014, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận Nhà tù Sơn La là di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Món quà sinh nhật

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức