Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

 

Dàn Ý Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

I. Mở bài:

  • Từ đề tài tác phẩm liên quan đến người lính trong kháng chiến để dẫn dắt về tác giả Phạm Tiến Duật và bài thơ

  • Nêu đánh giá chung ban đầu

II. Thân bài: thuyết minh bài thơ về tiểu đội xe không kính

  • Tác giả Phạm Tiến Duật

    • Sinh năm 1941 mất năm 2007

    • Quê ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ

    • Năm 1946 ông gia nhập vào quân đội hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn

    • Không biết về hình ảnh của người lính và những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn

    • Giọng điệu thơ sôi nổi trẻ trung tinh nghịch vào chất lính

  • Bài thơ về tiểu đội xe không kính

    • Được sáng tác vào năm 1969 trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra gay go ác liệt

    • Được in trong tập thơ “vầng trăng quầng lửa”

    • Đề tài của tác phẩm là chiến tranh và người lính

    • Có thể chia tác phẩm thành 3 phần

    • Khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kỳ chống Mỹ với tư thế hiên ngang tinh thần lạc quan dũng cảm

    • Thể thơ tự do ngôn ngữ ngang tàn tinh nghịch giàu tính khẩu ngữ

    • Biện pháp nghệ thuật so sánh nhân hóa hoán dụ Điệp Từ liệt kê đối lập đảo ngữ động từ mạnh điệp cấu trúc

  • Khái quát lại giá trị tác phẩm

III. Kết bài

  • Đánh giá chung

  • Cảm nhận cá nhân

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính Ngắn – Bài 1

Hình ảnh những người lính hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn đã trở nên quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Họ là những anh hùng của dân tộc những người không sợ hy sinh để chiến đấu bảo vệ hòa bình cho đất nước. 97 công lao to lớn ấy mà họ đã trở thành hình tượng cao đẹp cho các văn nghệ sĩ mà Phạm Tiến Duật cũng thế. Gắn liền với tên tuổi của ông là bài thơ ” Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 mất năm 2007 quê ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ. Năm 1946 ông gia nhập vào quân đội hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Hai hình tượng nổi bật trong thơ của Phạm Tiến Duật là người lính và những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ của ông có giọng điệu sôi nổi trẻ trung ngang tàn tinh nghịch giàu chất lính.

Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được viết vào năm 1969 trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra gay go ác liệt. Bài thơ được in trong tập thơ ” vầng trăng quầng lửa” của tác giả được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969.

Khi phân tích bài thơ ta có thể chia làm 3 phần. Phần thứ nhất gồm hai khổ thơ đầu với nội dung là tư thế hiên ngang ra trận của người lính, phần thứ hai gồm bốn khổ thơ tiếp theo nêu lên tinh thần dũng cảm lạc quan và phần thứ ba là khổ thơ cuối cùng nêu lên ý chí chiến đấu. Bên cạnh đó cũng có thể chia thành hai ý chính để phân tích là hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe Trường Sơn xuyên suốt bài thơ.

Về nội dung qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính bài thơ đã khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kỳ chống Mỹ với tư thế hiên ngang tinh thần lạc quan dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Để xây dựng thành công nội dung cũng không thể không kể đến sự góp mặt của những nét nghệ thuật đặc sắc. đó là thể thơ tự do ngôn ngữ thơ ngang tàn tinh nghịch giàu tính khẩu ngữ tự nhiên khỏe khoắn và việc sử dụng một loạt các biện pháp nghệ thuật như so sánh nhân hóa hoán dụ điệp từ liệt kê đối lập đảo ngữ động từ mạnh và điệp cấu trúc.

Năm tháng dần trôi những công lao to lớn của các anh đã được ghi chép đầy đủ trong kho tàng lịch sử nước nhà cũng như trong thơ ca. Đọc bài thơ về Tiểu Đội Xe Không Kính càng khơi dậy trong em niềm tự hào về những vị anh hùng của dân tộc đã hi sinh xương máu của mình đến ngày nay chúng ta có được một cuộc sống yên bình và tươi đẹp.

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính Hay – Bài 2

Cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước đầy cam go và oanh liệt của nhân dân đã kết thúc thắng lợi. Trong “mưa bom bão đạn” trên tuyến đường Trường Sơn trước đây có bao kỳ tích xảy ra. Một trong những thần thoại của thế kỷ XX là hình ảnh nhưng đoàn xe không có kính vẫn băng ra trận tuyến, nối đuôi nhau đi lên phía trước, góp phần làm nên những kỳ tích của dân tộc.

Xúc động trước hiện thực lớn lao đó của đồng đội. Phạm Tiến Duật đã sáng tác “bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Trong bài ca người lính độc đáo này, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về những chiến sĩ lái xe, về dân tộc và đất nước :

“……. Những chiếc xe từ trong bom rơi … Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Tìm hiểu bài thơ và đặc biệt ba đoạn thơ trên ta sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp kỳ diệu của thơ ca Việt Nam thời chống mỹ cứu nước.

Nhịp đập ở đây hơi lắng lại. Người chiến sĩ đang nói về đồng đội và cũng đang tự nói về mình. “Từ trong bom rơi” có nghĩa là từ trong ác liệt, từ trong cái chết trở về. Vượt qua tuyến lửa, bom rơi, những chiếc xe bỗng tụ nhau thành tiểu đội thật kỳ khôi, thú vị. Tiểu đội những chiếc xe không kính. Những con người đã qua thử thách trên con đường đi tới bỗng trở thành bạn bè và cái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi “ mới thật tự hào, sảng khoái biết bao!

Hình như, chính ô cửa vỡ ấy khiến họ gần nhau thêm, khiến cái bắt tay của họ thêm chặt hơn và tình đồng đội lại càng thêm thắm thiết. Cái bắt tay qua ô cửa kính vỡ như là sự chia sẻ, cảm thông lẫn nhau của người lính Trường Sơn. Đó là sự mừng vui, là chúc mừng nhau hoàn thành nhiệm vụ, cũng là niềm tin, niềm tự hào của người chiến thắng. Đoàn xe không kính ngày càng ra đi xa. Càng đi sâu vào chiến trường.

Sinh hoạt của người lái xe, cái ăn cái ngủ bình thường của con người, được tóm lược vào trong hai hình ảnh “Bếp Hoàng Cầm” và “võng mắc chông chênh”. Cái gì cũng tạm bợ, cơ động, gian khổ nhưng cách nhìn, cách nghĩ của người chiến sĩ vế chúng thật tươi tắn và cảm động : là gia đình đấy. Chất thơ nghịch ngợm đầy ý vị đã mở ra từ những hình ảnh chân chất đời lính đã ấm lên tình đồng ngũ, nghĩa anh em.

Sức sống thơ cũng chính là ở đây và câu thơ đó đã cất cánh bay cao :” Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”. Hai chữ “lại đi” được lặp lại biểu hiện đoàn xe không ngừng tiến tới, không một sức mạnh bạo tàn nào của giặc Mỹ có thể ngăn nổi. “Trời xanh thêm” là một hình ảnh đầy chất thơ và giàu ý nghĩa. Trời xanh là trời đẹp, bầu trời yên tĩnh, không gian cao xa … Câu thơ đã gợi mở biết bao tâm hồn vẫn sôi nổi lên đường, rộng mở những ngày mai, những ngày vẫn “xanh thêm” niềm tin chiến thắng …

Khổ thơ cuối cùng, vẫn một giọng thơ mộc mạc, gần với lời nói bình thường. Vậy mà nhạc điệu, hình ảnh, ngôn ngữ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng, vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của người chiến sĩ vận tải Trường Sơn:

Bốn câu thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ, thú vị. Hai câu đầu dồn dập, những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống : không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước. Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, êm ru.

Hình ảnh đậm nét. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam.” Vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. đặc biệt, tỏa sáng chói ngời cả đoạn thơ là hình ảnh “trong xe có một trái tim.”

Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tự động kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Phải chăng chính trái tim co người đã cầm lái ? Tình yêu tổ quốc, tình thương đồng bào, đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vững tay lái xe về tới đích ?

Và ẩn sau ý nghĩa “trái tim cầm lái”, câu thơ còn muốn hướng người đọc về một chân lý của thời đại chúng ta :sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ… mà là con người, con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, dũng cảm, niềm lạc quan và mọi niềm tin vững chắc.

Có thể nói, cả bài thơ, hay nhất là câu thơ cuối cùng. Nó là “con mắt của thơ” bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong thơ. Bài thơ được khép lại mà âm hưởng của nó như vẫn vang xa chính là nhờ câu thơ ấy.

Thuyết Minh Về Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính Đặc Sắc – Bài 3

Bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh những chiếc xe không kính và những người lính lái xe ở chiến trường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ. Qua đó, nhà thơ phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến tranh và tinh thần lạc quan, dũng cảm, tư thế hiên ngang, bất khuất, ý chiến chiến đấu ngoan cường của những người lính trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đầu tiên, điểm gây ấn tượng khác lạ và độc đáo ban đầu nơi người đọc qua tác phẩm là cách đặt nhan đề của Phạm Tiến Duật: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Nhan đề khá dài, có vẻ như có chỗ thừa nhưng chính cái điểm ấy mà tạo nên cái độc lạ, thu hút sự chú ý của bạn đọc. Tác giả đã thêm vào nhan đề tác phẩm hai chữ “bài thơ”, điều đó cho thấy được chất thơ trong bài thơ, đồng thời cho thấy được cái nhìn lãng mạn của tác giả trước hiện thực khốc liệt của chiến tranh về những chiếc xe không kính do bom rơi, đạn lạc.

Và với cách đặt nhan đề bài thơ như vậy, Phạm Tiến Duật cũng muốn nhấn mạnh đến những chiếc xe không kính trong khói lửa chiến tranh chỉ có ở chiến trường miền Nam thời kháng chiến chống Mĩ có rất nhiều, rất đông trở thành cả một “tiểu đội xe không kính”.

Từ đó, nhà thơ làm nổi bật lên sự tàn khốc của chiến tranh và tinh thần hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi và trẻ trung của người lính khi lái những chiếc xe không kính bon bon ra chiến trường. Cho nên, ngay nhan đề thơ đã gợi mở chủ đề, tạo được giọng điệu, sắc thái thẩm mĩ riêng cho toàn bộ bài thơ: hóm hình, tươi vui, tinh nghịch, rất lính tráng.

Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu về hình ảnh của những chiếc xe không kính vẫn băng băng tiến ra chiến trường. Tác giả chỉ ra nguyên nhân của những chiếc xe không có kính bằng một câu thơ văn xuôi rất tự nhiên, rất chân thực.

Nhưng tất cả những xe cộ, tàu thuyền ấy khi đi vào thơ đều được lãng mạn hóa, mang một ý nghĩa biểu tượng nào đó. Còn những chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật lại xuất phát từ hình ảnh có thực, thật đến trần trụi, “sống sít”.

Điệp từ “không” được lặp lại ba lần trong một dòng thơ kết hợp với động từ mạnh “giật” , “rung” vừa có ý nghĩa giải thích nguyên nhân xe không có kính, lại vừa có ý nghĩa nhấn mạnh đến sự dữ dội, tàn phá của chiến tranh. Không dừng lại ở đó, trong chiến tranh bom rơi đạn lạc, những chiếc xe không chỉ bị vỡ kính mà còn bị biến dạng trở nên hết sức trần trụi khủng khiếp:

Chủ nhân của những chiếc xe không kính ấy là những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Phạm Tiến Duật đã dùng thủ pháp “đòn bẩy”, những chiếc xe không kính càng trần trụi, khốc liệt bao nhiêu thì phẩm chất của những người lính lái xe lại càng nổi bật lên bấy nhiêu. Qua đó tác giả muốn cho người đọc thấy được: lòng quả cảm, can trường, bất chấp mọi hiểm nguy, thiếu thốn của người lính lái xe nơi chiến trường.

Các câu thơ được viết lên bằng sự trải nghiệm của người trong cuộc nên vô cùng chân thực. Không có kính nên các anh chiến sĩ phải đối diện với biết bao nhiêu là sự nguy hiểm, khó khăn. Nào là “gió vào xoa mắt đắng”, nào là sao trời, cánh chim “như sa, như ùa vào mặt, vào người, vào buồng lái của người lính lái xe. Các động từ mạnh “chạy thẳng, đột ngột, như sa, như ùa” đã cho thấy những cảm giác đầy căng thẳng, thách thức và hiểm nguy mà người lính phải đối diện.

Người lính lái xe không chỉ hiện lên là những chàng dũng sĩ, hiên ngang, bất khuất, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm mà họ còn là những người chiến sĩ trẻ tuổi, trẻ lòng chan chứa tình đồng chí, đồng đội. Có thể nói, khó khăn, thử thách không chỉ tôi luyện cho người lính thêm bản lĩnh, thêm ý chí, nghị lực kiên cường mà còn giúp cho tình bạn, tình đồng chí, đồng đội của họ thêm gắn bó, keo sơn:

Trên dọc đường từ hậu phương ra tiền tuyến có biết bao nhiêu những chiếc xe không kính ào ào ra trận. Họ gặp gỡ nhau và chào hỏi nhau bằng cái bắt tay qua ô cửa kính vỡ. Cái cầm tay, nắm tay là một hành động đẹp, chứa chan tình cảm đồng chí đồng đội. Họ truyền cho nhau hơi ấm của tình thương, động viên và cảm thông với nhau lúc hiểm nguy khó khăn, vất vả.

Những câu thơ được viết ra mang đậm khẩu khí ngang tàn sôi nổi của những người lính kháng Mĩ. Họ hăm hở nhập ngũ lên đường với một mục tiêu cao cả tiêu diệt giặc, bảo vệ quê hương. Mọi khó khăn, gian nan, mọi hiểm nguy, trông gai, những người lính đã chia sẻ, động viên giúp đỡ lẫn nhau cùng vượt qua thử thách. Người đọc như cảm nhận thấy mọi khó khăn ấy đều trở nên nhẹ tựa lông hồng trước tiếng cười lạc quan của anh bộ đội cụ Hồ.

Cuối cùng, động lực mạnh mẽ và sâu xa tạo nên sức mạnh tinh thần lớn lao, bất chấp mọi nguy nan, mọi sự hủy diệt, tàn phá của kẻ thù ở người chiến sĩ đó chính là ý chí chiến đấu vì giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bom, đạn có thể làm chiếc xe trở nên trần trụi, tàn tạ nhưng không thể nào đè bẹp được ý chí chiến đấu của những người lính lái xe. Hình ảnh “trái tim” vừa là hình ảnh hoán dụ, vừa là hình ảnh ẩn dụ cho sức mạnh, lòng dùng cảm, niềm lạc quan và tình thần yêu nước mạnh mẽ của người lính.

Chính “trái tim” của họ là một động cơ hoàn hảo, có thể thay thế cho toàn bộ những cái “không có” bên trên của những chiếc xe hư hỏng, trần trụi. Tất cả vì một mục tiêu cao cả mà người lính lái xe đã xác định cho mình “vì miền Nam” ruột thịt. Hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ là một bức tượng đài rực rỡ và chói sáng, một biểu tượng cao đẹp cho một thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời kì kháng Mĩ cứu nước.

Tóm lại, với một giọng thơ trẻ trung, tinh nghịch, ngạo nghễ, ngang tàng; kết hợp với ngôn ngữ thơ giản dị, sống động, giàu hình ảnh, giàu tính nhạc điệu…Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công những chiếc xe không kính và làm nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ: dũng cảm hiên ngang, lạc quan yêu đời và giàu ý chí chiến đấu, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sắt son.

Dù chiến tranh đã lùi về quá khứ, lịch sử dân tộc đã bước sang trang mới: tự do – độc lập nhưng hình ảnh những chiếc xe bị bom đạn tàn phá cùng những anh chiến sĩ lái xe Trường Sơn chống Mĩ vẫn mãi sống với thời gian và trong lòng dân tộc.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức