Phân tích vẻ đẹp của Thác núi Lư qua hồn thơ tiên Lí Bạch

 Phân tích vẻ đẹp của Thác núi Lư qua hồn thơ tiên Lí Bạch

Dàn ý

1. Mở bài

  •  Giới thiệu khái quát về tác giả Lí Bạch (những nét chính về tiểu sử, đặc điểm sáng tác…)
  •  Giới thiệu về bài thơ “Vọng Lư sơn bộc bố” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài: Phân tích tác phẩm để thấy vẻ đẹp của thác núi Lư qua hồn thơ tiên Lý Bạch.

  • Đỉnh núi Hương Lô

⇒ Quan sát một cách bao quát, toàn diện.

  •  Đỉnh núi Hương Lô được miêu tả dưới những tia nắng mặt trời chiếu rọi, làn hơi nước phản quang với ánh mặt trời ấy tạo nên những làn khói màu tím vừa rực rỡ vừa kì ảo, đó chính là nét đặc trưng của đỉnh núi Hương Lô.

⇒ Câu thơ đầu gợi ra cái nền, cái khung cảnh đẹp huyền ảo của cảnh vật.

  • Thác núi Lư

⇒ Thác núi Lư hiện lên rất đẹp, kì vĩ và mạnh mẽ. Qua đó, giúp chúng ta cảm nhạn được tình yêu thiên nhiên và phần nào đó tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả.

=> Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả ta có thể thấy Lí Bạch là nhà thơ có một tình cảm bao la, cảm xúc sâu lắng phát xuất từ tình yêu thiên nhiên say đắm mãnh liệt cùng với đó là tâm hồn lãng mạn và bay bổng, phóng khoáng, biểu lộ ước vọng mạnh mẽ về lẽ sống của ông.

3. Kết bài

  •  Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
  •  Cảm nhận của bản thân về bài thơ: bài thơ thể hiện rõ những đặc điểm sáng tác của Lí Bạch.

Bài làm

          Nếu như một thời độc giả hồ nghi tiên sinh Tản Đà được Ngọc Hoàng đầy xuống hạ giới để thực hiện xứ mệnh trời giao. Thì chúng ta chẳng có gì bỡ ngờ khi rất nhiều người cho rằng đầu thế kỉ thứ VIII - đời nhà Đường có một ông tiên thơ Lý Bạch được phái xuống trần gian. Do vậy thơ của ông mang phong cách “tiên” vừa phóng khoáng, lãng mạn lại kỳ vĩ tráng lệ. Chất thơ ấy thể hiện sâu sắc qua bài Vọng Lư sơn bộc bố.

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên.

      Dao khan bộc bố quải tiền xuyên Phi lưu trực há tam thiên xích Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

      Dịch thơ:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây

(Tương Như dịch)

      Nhan đề bài thơ là vọng (nhìn từ xa) hơn nữa lại là dao khan (trông từ xa). Từ đó ta thấy cảnh thác núi Lư sơn thật hùng vĩ, hoành tráng, mĩ lệ. Tác giả chọn vị trí từ xa để bao quát cảnh vật, đồng thời cảnh thác nước Lư sơn hiện ra vừa thực, vừa ảo lung linh sinh sắc:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

(Nắng rọi Hương Lô khói, tía bay)

      Núi Lư là một ngọn núi cao, quanh năm mây mù bao phủ. Tác giả dùng hình ảnh ví von đặc biệt: ngọn núi được ví với Lô Hương giữa đất trời, mây bay chập chờn trên đỉnh Lô Hương. Đã thế tác giả lại khắc họa Lô Hương trong một ngày nắng đẹp.

      Mặt trời phản chiếu vào Hương Lô sinh làn khói tía. Vì sao vậy? Khói thì màu trắng, mà tử yên là làn khói khá tươi đẹp, màu khói gợi sự mơ mộng, suy tư. Đến câu thơ thứ hai dòng thác hiện ra uyển chuyển:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

(Xa trông dòng thác trước sông này)

      Từ xa quan sát, thác nước như dải lụa trắng xóa mềm mại treo lên giữa lưng chừng núi và dòng sông. Trên thực tế núi thì cao, nước đổ thẳng xuống, và đương nhiên dòng thác sẽ không thể dội thẳng đứng được mà nó mềm mại như dải lụa được treo lên, mà lại treo lơ lửng. Ai có thể treo được một dòng thác? Đọc đến đây ta không khỏi ngỡ ngàng khi nhận thấy trên đỉnh núi Hương Lô mây bay rực rỡ, nghi ngút khói hương. Từ trong chính chỗ đó phun ra dòng thác trắng xóa bay xuống. Lạ kì thay thác chảy mà như lụa bay lơ lửng trước mắt nhà thơ. Từ quải được xem như là nhãn tự của câu thơ khiến dòng thác kỳ vĩ hơn lung linh hơn.

Phi lưu trực há tam thiên xích

(Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước)

      Bằng những thanh bằng - bằng, trắc - trắc trong cụm từ (phi lưu trực há), ta cảm thấy như dòng thác lướt nhẹ như những thanh bằng. Ngọn thác cao vút đổ xuống ầm ầm bên sườn núi dựng đứng. Vậy thì tiếng thác chảy, bọt nước sẽ tạo thành màn sương và những âm thanh ào ạt, tiếng nước đổ khiến ta cảm thấy là có thật, nhưng làn khói sương mờ mờ ảo ảo ấy tạo thành bức tranh huyễn hoặc. Vì vậy khiến tác giả hồ nghi:

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

(Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây)

      Có nhiều lúc người ta đang chứng kiến một sự thực nhưng lại không tin vào mắt mình. Cái lý trí bị lấn át bởi tình cảm. Trong hoàn cảnh này cũng vậy, dòng thác trước mắt nhà thơ là sản phẩm của sự phối hợp giữa thực và ảo, cái tỉnh và cái mơ, cõi trần gian và nơi thượng giới.

      Ngỡ là tức là bản thân tác giả biết rằng nó không phải thế nhưng vẫn muốn tin là thế. Cảnh đẹp đã chắp cánh làm cho tác giả nghĩ đến dòng sông của thần thoại. Một dòng nước dội xuống từ ba ngàn thước, mà ngỡ như dòng sông Ngân rơi tựa chín tầng mây. Đây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ. Trí tưởng tượng tuyệt vời, ngôn ngữ thơ ca đã nâng ngọn bút và cảm hứng lãng mạn thần tiên lên đến tuyệt đỉnh mới tạo bức tranh đẹp đến như vậy.

      Cùng đề tài này, cùng tả dòng thác Lư sơn, một nhà thơ Đường khác Từ Tử Ngưng đã viết:

Hư không lạc tuyền thiên nhẫn trực

Lôi bôn nhập giang bất tạm tức

Thiên cổ trường như bạch luyện phi

 Nhất diều giới phá thanh sơn sắc.

      Rõ ràng khi so sánh dòng thác trong hai bài thơ này ta thấy rằng dòng thác Lư sơn trong bài thơ của Lý Bạch kỳ vĩ huyền ảo và thơ mộng hơn nhiều. Hay nói cho đúng hơn không còn vần thơ nào tả được hay hơn Lý Bạch.

      Trong đôi mắt thi nhân, cảnh vật khoáng đạt đẹp đẽ biết bao. Với bút pháp điêu luyện hồn thơ bay bổng, tấm lòng say đắm, trí tưởng tượng diệu kỳ và sự sáng tạo độc đáo, tác giả đã dựng nên bức tranh về dòng thác với muôn nghìn sắc màu làm cho người đọc không khỏi bất ngờ và nhớ mãi.

Bài đăng

Ngữ văn 6 Bài 3 : Ký ( Hồi ký và du ký) - Cánh Diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 2 Tự đánh giá: Những điều bố yêu - Cánh Diều

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Ngữ văn 6 Bài 5 Đọc: Cô Tô - Kết nối tri thức

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 2 À ơi tay mẹ - Cánh Diều

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức