Phân tích hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong bài Tụng giá hoàn kinh sư
Phân tích hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong bài Tụng giá hoàn kinh sư
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ: "Phò giá về kinh" là một tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần hào khí Đông A của triều đại nhà Trần. Bài thơ được Trần Quang Khải sáng tác sau cuộc kháng chiến Mông - Nguyên thắng lợi.
2. Thân bài
- Tái hiện lại những cuộc chiến oanh liệt của dân tộc với hào khí chiến thắng vang dội:
- Trận Chương Dương thắng lợi
- Trận Hàm Tử quân giặc thảm bại
-> Hai trận chiến oanh liệt , hào hùng, không khí sục sôi->thắng lợi vang dội non sông
- Khát vọng thái bình, thịnh trị của quân dân nhà Trần:
- Xây dựng, củng cố sức mạnh khi hòa bình
- Non nước vững bền ngàn năm
3. Kết bài
- Cảm nghĩ của bản thân về bài thơ: Đọc bài thơ, em như được sống lại với những năm tháng hào hùng, oanh liệt của dân tộc và thấy được ý nghĩa lớn lao của tự do, hoà bình.
Bài làm
"Phò giá về kinh" là một tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, hào khí Đông A của triều đại nhà Trần. Bài thơ được Trần Quang Khải sáng tác sau cuộc kháng chiến Mông - Nguyên thắng lợi. Bài thơ được viết theo thể thơ tứ tuyệt, ngắn gọn, cô đúc là một trong những bài thơ bất hủ về tư tưởng yêu nước, mang những tầng ý nghĩa lớn.
Thứ nhất, Phò giá về kinh đã tái hiện lại những cuộc chiến oanh liệt của dân tộc với hào khí chiến thắng vang dội.
" Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù"
Hai trận chiến vô cùng gay go và quyết liệt được diễn ra, tháng 4 năm 1825 trận chiến trên bến " Chương Dương" nằm ở hữu ngạn Sông Hồng do Trần Nhật Duật cầm quân đã thắng lợi, sau đó chưa đầy hai tháng một kết quả hào hùng của quân đội nhà Trần đó Trần Quang Khải lãnh đạo trên cửa Hàm Tử đã bắt quân thù phải chịu thua trận một lần nữa. Hai trận chiến vang dội, ghi vào lịch sử dân tộc một cách đầy tự hào, vẻ vang nhất được tái hiện một cách khí thế. Trong tư thế chủ động, quân ta tiến đánh một cách nhanh chóng, thần tốc, các động từ mạnh "cướp" ,"bắt" đã cho thấy sức mạnh mẽ và dứt khoát, chiến đấu hết mình giành thế thắng trên chiến trường. Giọng điệu hào sảng như tăng thêm không khí sục sôi của chiến trận và chứa chan niềm tự hào, phấn khởi trước cục diện chiến trận. Chương Dương và Hàm Tử giờ đây trở thành một nhân chứng hùng hồn cho sự thắng lợi của quân dân ta và thất bại nhục nhã, thảm hại của lũ giặc cướp nước, ghi danh mình chói lọi trong những trang sử hào hùng của dân tộc.
Thứ hai, Phò giá về kinh còn mang khát vọng thái bình thịnh trị cho đất nước, muôn dân.
" Thái Bình từ trí lực
Non nước ấy ngàn thu"
Khi có giặc ngoại xâm, không gì khác ngoài phải đấu tranh. Khi hoà bình, thịnh trị cần phải xây dựng mạnh mẽ hơn nữa. Chiến thắng chỉ là tiền đề, để tiếp tục vững bước trên con đường độc lập thì phải xây dựng một lực lưỡng vững chắc, những người hiền tài, hào kiệt. Không chỉ có sức mạnh mà phải có đầu óc, biết nghĩ, biết làm, biết nhìn xa trông rộng. Không bao giờ được kiêu ngạo, huênh hoang trên chiến thắng mà phải tập trung rèn luyện, xây dựng mỗi ngày để vững mạnh, thịnh trị. Non nước muốn được lâu dài ngàn năm, muốn tương lai huy hoàng tươi sáng phải nỗ lực, xây dựng, dựng nước và giữ nước phải song hành cùng nhau.
Có thể thấy trải qua bao đau thương thì ai cũng càng trân quý hoà bình. Vì vậy, nỗi khao khát thái bình đất nước không chỉ là của riêng Trần Quang Khải mà là tiếng lòng của muôn triệu nhân dân.
Bài thơ làm sống dậy ở người đọc tình yêu nước, tinh thần dân tộc mà mang đến cảm nhận chân thực về những năm tháng hào hùng, oanh liệt của dân tộc và thấy được ý nghĩa lớn lao của tự do, hoà bình. Hơn ai hết, là những thế hệ trẻ của tương lại, em sẽ nỗ lực và phấn đấu hết mình để tiếp tục góp phần vào xây dựng đất nước, tiếp nối lời dạy, niềm nhắn nhủ của cha ông xưa" các vua hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước".