Ngữ văn lớp 6 Bài 7 Thạch Sanh - Kết nối tri thức

Bài 7 Thạch Sanh 

Tóm tắt

Bố cục

Có thể chia văn bản thành 5 đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến ...mẹ con Lý Thông): Hoàn cảnh xuất thân của Thạch Sanh

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến …Quận công): Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ và bị cứớp công.

- Đoạn 3 (Tiếp theo đến …Thạch Sanh bị bắt vào ngục): Thạch Sanh giết đại bàng, cứu công chúa.

- Đoạn 4 (Tiếp theo đến …hóa kiếp thành bọ hung): Thạch Sanh giải oan cho mình.

- Đoạn 5 (Còn lại): Thạch Sanh chiến thắng quân sĩ 18 nước chư hầu và lên làm vua. 

Nội dung chính

“Thạch Sanh” là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

- Học sinh tưởng tượng, vẽ một số con vật như: con chim, con rắn, con ếch, …

Câu 2 (trang 25 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Học sinh tưởng tượng, vẽ một số đồ vật như: cây đàn, chiếc bút, cái nồi, chiếc gậy, chiếc mũ, …  

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Theo dõi: Chú ý thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện. 

Thời gian: ngày xưa. 

- Không gian: túp lều cũ dựng dưới gốc đa, rừng. 

2. Dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra tiếp sau đó?   

- Lý Thông kết nghĩa anh em với Thạch Sanh thực chất là lợi dụng Thạch Sanh có sức khỏe để về làm việc cho hắn. 

3. Theo dõi: Chú ý hành động của Thạch Sanh và Lý Thông sau khi Thạch Sanh bị Lý Thông lừa. 

- Thạch Sanh thật thà tin ngay, vội từ giã mẹ con Lý Thông ra đi. Chàng lại trở về với túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân. 

- Lý Thông hí hửng đem đầu của con yêu quái vào kinh nộp cho nhà vua. 

4. Tưởng tượng: Thế giới do vua Thủy Tề cai trị có những đặc điểm gì? 

­- Thế giới vua Thủy Tề cai trị ở dưới nước với những dinh thự, cung điện nguy nga, nhiều vàng bạc, châu báu, … 

5. Tưởng tượng: Cảnh mấy vạn tướng sĩ các nước chư hầu ngồi ăn cơm quanh chiếc niêu bé xíu. 

- Quân sĩ 18 nước ăn mãi, ăn mãi nhưng nồi cơm bé xíu vậy mà cứ ăn hết lại đầy. 

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

“Thạch Sanh” là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Em rất thích truyện “Thạch Sanh” vì truyện có nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn; Nhân vật Thạch Sanh là một dũng sĩ lập được nhiều chiến công, cuối cùng được làm vua, mẹ con Lý Thông độc ác bị trừng trị thích đáng,… 

Câu 2 (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Gia cảnh Thạch Sanh: 

+ nhà nghèo, sống trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa, hàng ngày lên rừng đốn củi kiếm ăn. 

+ sống lủi thủi 1 mình (mồ côi, không người thân thích) 

Câu 3 (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Trong truyện “Thạch Sanh”, có những con vật kỳ ảo: Trăn tinh, đại bàng. Chúng có đặc điểm khác thường:

- Trăn tinh ở miếu thờ: là một con trăn khổng lồ.

- Đại bàng khổng lồ quắp công chúa vào hang. 

Câu 4 (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Nếu công chúa không bị câm thì có thể nàng sẽ nói cho nhà vua biết toàn bộ sự thật và câu chuyện sẽ đi theo một kết cục khác. Tuy nhiên, đó không phải là dụng ý của tác giả dân gian. Chức năng giải mã bí mật, phơi bày sự thật, vạch mặt kẻ giả mạo trong câu chuyện này không được đặt ở nhân vật công chúa. 

Câu 5 (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Truyện “Thạch Sanh” có nhiều đồ vật kì ảo. Đó là: 

- Cây đàn thần: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và yêu chuộng hòa bình.

- Niêu cơm thần: niêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Câu 6 (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Thạch Sanh

Lý Thông

Tin lời đi canh miếu thay.

+ Tin lời trăn tinh của vua.

+ Tin lời xuống hang cứu công chúa.

→ Cả tin, thật thà

+ Lừa Thạch Sanh thế mạng cho mình.

+ Lừa để cướp công giết trăn tinh.

+ Lừa để cướp công giết đại bàng, cứu công chúa.

→ Lừa lọc, xảo quyệt

+ Bị Lý Thông hãm hại rất nhiều lần nhưng không trả thù, cho về quê làm ăn.

→ Vị tha, nhân hậu

+ Lợi dụng tình anh em kết nghĩa bóc lột sức lao động của Thạch Sanh. 

+ Cướp công và hãm hại Thạch Sanh nhiều lần.

→ Tàn nhẫn, vô lương tâm

+ Giết trăn tinh.

+ Giết đại bàng.

+ Cứu công chúa, thái tử con vua Thủy Tề. 

+ Dẹp 18 nước chư hầu. 

+ Giỏi võ nghệ, đàn...

→ Anh hùng, tài giỏi

+ Tìm cách giết hại Thạch Sanh để cướp công, lấy công chúa.

+ Không chịu làm, lợi dụng sức lao động Thạch Sanh.

→ Tiểu nhân, độc ác

+ Là con người cao cả

→ đại diện cái thiện.

+ Là kẻ bạc nhược, thấp kém

→ đại diện cái ác.

Kết thúc: Cưới công chúa, nối ngôi vua.

Kết thúc: Bị sét đánh chết hóa bọ hung.

Câu 7 (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2)

Qua đó, tác giả dân gian thể hiện ước muốn cao đẹp về lẽ công bằng: có công được thưởng, có tội bị trừng phạt. Nhân vật lí tưởng sẽ được hưởng thụ một cuộc sống giàu sang, sung sướng (qua ý nghĩa biểu tượng của “vua”) 

Câu 8*. (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 2)

- Qua các bản kể có thể thấy truyện “Thạch Sanh” còn có thể giải thích nguồn gốc của các con vật: bọ hung, ễnh ương,… 

→ Ở một số bản kể, truyện cổ tích thường có nội dung giải thích nguồn gốc, sự tích của con vật, đồ vật, phong tục,… tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện, đồng thời tạo ra một đặc điểm thi pháp: từ trong thế giới cổ tích, người kể chuyện đưa người đọc trở lại với thực tại, nhắc nhở họ về một hiện tượng nào đó vẫn thường xảy ra trong đời sống. 

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 30 sgk ngữ văn 6 tập 

Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể. 

Đoạn văn tham khảo:

Người dũng sĩ mà em được biết qua ti vi, báo đài là anh Nguyễn Ngọc Manh, làm nghề lái xe tải chở hàng. “Dũng sĩ”' Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm đỡ bé 3 tuổi bị rơi từ tầng 12 chung cư xuống. Anh Mạnh nói rằng dù mọi người có gọi anh là "dũng sĩ" hay đưa anh lên làm "người hùng" thì anh vẫn là một người bình thường, phải làm công việc bình thường mà thôi. Hành động đẹp ấy của anh khiến nhiều người xúc động và làm ấm lòng rất nhiều người. Bởi qua hành động của những con người như vậy trong đời thường sẽ giúp chúng ta hoàn toàn tin rằng lòng tốt, tình người luôn hiện hữu và sẽ tiếp tục được lan tỏa trong xã hội làm cho chúng ta thêm tin, thêm yêu cuộc sống tươi đẹp này.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức