Toán lớp 6 Bài 1:Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Chân trời sáng tạo

Bài 1. Tập hợp. Phần tử của tập hợp

1. Khái niệm tập hợp thường gặp trong Toán học và trong cuộc sống.

Chẳng hạn: các con vật trong sở thú; tên các lớp học trong trường em; các số tự nhiên từ 1 đến 10.

Các con vật trong sở thú tạo thành một tập hợp. Mỗi con vật được gọi là một phần tử của tập hợp đó (thuộc tập hợp). 

Tương tự, tên các lớp học trong trường em tạo thành một tập hợp; các số tự nhiên từ 1 đến 10 tạo thành một tập hợp.

2. Các kí hiệu

Người ta thường dùng các chữ cái in hoa A, B, C, ... để kí hiệu tập hợp.
Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu chấm phẩy ";". Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Phần tử x thuộc tập hợp A được kí hiệu là x ∈ A, đọc là "x thuộc A". Phần tử y không thuộc tập hợp A được kí hiệu là y ∉ A, đọc là "y không thuộc A".

Ví dụ. Gọi H là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có trong từ "hoàng hôn".

a) Viết tập hợp H bằng cách liệt kê các phần tử;

b) Trong các chữ cái g, i, p, h, o, m, chữ cái nào thuộc tập hợp H?

Giải:

a) Các chữ cái có trong từ "hoàng hôn" là h, o, a, n, g, ô.

Vậy H = {h; o; a; n; g; ô}.

b) Các chữ cái thuộc tập hợp H là g, h, o. Ta kí hiệu g ∈ H, h ∈ H, o ∈ H.

3. Cách cho tập hợp

Để cho một tập hợp, thường có hai cách:

a) Liệt kê các phần tử của tập hợp.

b) Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Ví dụ 1. 

a) Cho tập hợp P = {x | x là số tự nhiên và 5 < x < 10}. Hãy viết tập hợp P theo cách liệt kê tất cả các phần tử.

b) Cho tập hợp Q = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12}. Hãy viết tập hợp Q theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Giải:

a) Q = {6; 7; 8; 9}.

b) Q = {x | x là số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 14}.

Ví dụ 2. 

Cho B là tập hợp bốn mùa trong một năm. Viết tập hợp B theo hai cách.

Giải:

Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.

B = {mùa xuân; mùa hè; mùa thu; mùa đông}

Cách 2: Chỉ ra các tính chất cho các phần tử của tập hợp.

B = {x | x là bốn mùa trong năm}.

A. GIẢI CÂU HỎI LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động khởi động trang 7 Toán lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo: Bạn có thuộc tập hợp những học sinh thích học môn toán trong lớp hay không?

Giải:

Tùy vào sở thích học tập của mỗi bạn ta sẽ có câu trả lời tương ứng:

+) Nếu em thích học môn toán thì sẽ thuộc vào tập hợp các học sinh thích học môn toán trong lớp.

+) Nếu em không thích học môn toán thì sẽ không thuộc vào tập hợp các học sinh thích học môn toán trong lớp.

Hoạt động khám phá trang 7 Toán lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo:

Em viết vào vở: 

- Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1.

- Tên các bạn trong tổ của em.

- Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12.

Giải:

- Tên các đồ vật trên bàn ở hình 1: Thước thẳng, thước êke, cây bút, quyển vở.

- Tên các bạn trong tổ: các em tự viết các tên các bạn trong tổ.

- Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12 là các số: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.

Thực hành 1 trang 8 Toán lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo:

Gọi M là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ “gia đình”.

a) Hãy viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử.

b) Các khẳng định sau đúng hay sai?

a ∈ M, o ∈ M, b ∉ M, i ∈ M.

Giải:

a) M = {g, i, a, đ, i, n, h}

b) a  M => Đúng

    o  M => Sai

    b  M => Đúng

    i  M => Đúng

Thực hành 2 trang 8 Toán lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo:

a) Cho tập hợp E = {0; 2; 4; 6; 8}. Hãy chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E và viết tập hợp E theo cách này.

b) Cho tập hợp P = {x| x là các số tự nhiên và 10 < x < 20}. Hãy viết tập hợp P theo cách liệt kê các phần tử.

Giải:

a) Quan sát tập hợp E, ta thấy:

Cách 1. Các phần tử của tập hợp E đều có đặc điểm chung là các số tự nhiên chẵn có một chữ số.

Nếu gọi x là phần tử thuộc vào E, ta có thể viết tập hợp E bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng như sau: E = {x | x là các số tự nhiên chẵn có một chữ số}.

Cách 2. Các phần tử của tập hợp E đều có đặc điểm chung là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10.

Nếu gọi x là phần tử thuộc vào E, ta có thể viết tập hợp E bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng như sau: E = {x | x là các số tự nhiên chẵn và x < 10}.

b) Các số tự nhiên thỏa mãn vừa lớn hơn 10 vừa nhỏ hơn 20 là: 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19. Nên tập hợp P được viết dưới dạng liệt kê như sau: P = {11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}.

Thực hành 3 trang 8 Toán lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo:

Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15.

a) Hãy viết tập hợp A theo cách liệt kê các phần tử.

b) Kiểm tra xem trong những số 10; 13; 16; 19, số nào là phần tử thuộc tập hợp A, số nào không thuộc tập hợp A.

c) Gọi B là tập hợp các số chẵn thuộc tập hợp A. Hãy viết tập hợp B theo hai cách.

Giải:

a) Các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15 là: 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14. 

Theo cách liệt kê các phần tử, tập hợp A được viết dưới dạng: A = {8; 9; 10; 11; 12; 13; 14}.

b) Ta nhận thấy:

+ Tập A chứa số 10 hay 10 là phần tử thuộc tập hợp A nên ta viết 10 ∈ A.

+ Tập A chứa số 13 hay 13 là phần tử thuộc tập hợp A nên ta viết 13 ∈ A.

+ Tập A không chứa số 16 hay 16 không thuộc tập hợp A nên ta viết 16 ∉ A.

+ Tập A không chứa số 19 hay 19 không thuộc tập hợp A nên ta viết 19 ∉ A.

c) Các số chẵn thuộc tập hợp A bao gồm: 8; 10; 12; 14.

Theo cách liệt kê, tập hợp B được viết dưới dạng: B = {8; 10; 12; 14}.

Cách 2

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, gọi x là phần tử thuộc tập hợp B, khi đó B được viết dưới dạng: B = {x ∈ A| x là các số chẵn}. 

Vận dụng trang 8 Toán lớp 6 Tập 1 - Chân trời sáng tạo:

Dưới đây là quảng cáo khuyến mãi cuối tuần của một siêu thị.

Hãy viết tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki – lô – gam.

Giải:

Gọi A là tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki – lô – gam.

Quan sát hình vẽ ta thấy, 

+ Xoài tượng có giá gốc là 96 000 đ/kg, giá khuyến mãi là 80 000 đ/kg, nghĩa là giảm 16 000 đ/kg.

+ Cá chép có giá gốc là 80 000 đ/kg, giá khuyến mãi là 66 000 đ/kg, nghĩa là giảm 14 000 đ/kg.

+ Cam sành có giá gốc là 22 900 đ/kg, giá khuyến mãi là 19 900 đ/kg, nghĩa là giảm 3 000 đ/kg.

+ Dưa hấu có giá gốc là 19 900 đ/kg, giá khuyến mãi là 16 500 đ/kg, nghĩa là giảm 3 400 đ/kg

+ Gà có giá gốc là 99 900 đ/kg, giá khuyến mãi là 68 900 đ/kg, nghĩa là giảm 31 000 đ/kg.

Do đó, các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki-lo-gam là: xoài tượng, cá chép, gà.

Do đó tập hợp A được viết dưới dạng liệt kê như sau: A = {xoài tượng; cá chép; gà}.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 9 toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo

Cho D là tập hợp các số tự nhiên vừa lớn hơn 5 vừa nhỏ hơn 12. Viết tập hợp D theo hai cách rồi chọn kí hiệu  thích hợp thay cho mỗi “?” dưới đây:

5 ? D;            7 ? D;            17 ? D;            0 ? D;            10 ? D.

Bài làm:

Viết tập hợp D theo hai cách:

  • Cách 1: D = {6, 7, 8, 9, 10, 11}
  • Cách 2: D = { x | x là số tự nhiên, 5 < x < 12}

Vậy điền như sau:

 D;            7  D;            17  D;            0  D;            10  D.

Câu 2: Trang 9 toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo

Cho B là tập hợp các số tự nhiên lẻ và lớn hơn 30. Trong các khẳng định sau, khẳng định nao là đúng, khẳng định nào là sai?

a) 31  B;             b) 32  B;             c) 2002  B;             d) 2003  B.

Bài làm:

a) Đúng
b) Sai
c) Đúng
d) Sai

Câu 3: Trang 9 toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo

Hoàn thành bảng dưới đây vào vở (theo mẫu).

Tập hợp cho bởi cách liệt kê các phần tử

Tập hợp cho bởi tính chất đặc trưng

H = {2; 4; 6; 8; 10}

H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11.


M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15.

P = {11; 13; 15; 17; 19; 21}



X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á.


Bài làm:

 Tập hợp cho bởi cách liệt kê phần tử Tập hợp cho bởi tính chất đặc trưng
 H = {2; 4; 6; 8; 10} H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11.
 M = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15} M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15.
 P = {11, 13, 15, 17, 19, 21} P là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 10 và nhỏ hơn 22.
 X = {Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines và Đông Timor} X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 4: Trang 9 toán 6 tập 1 sgk chân trời sáng tạo

Viết tập hợp T gồm tên các tháng dương lịch trong quý IV (ba tháng cuối năm). Trong tập hợp T, những phần tử nào có số ngày là 31?

Bài làm:

Một năm được chia làm 4 quý, mỗi quý gồm ba tháng dương lịch theo thứ tự liên tiếp nhau.

Nên các tháng dương lịch trong quý IV bao gồm: tháng 10, tháng 11, tháng 12.

Khi đó, tập hợp T được viết dưới dạng: T = {tháng 10; tháng 11; tháng 12}.

Trong những tháng trên có hai tháng có 31 ngày là: tháng 10 và tháng 12.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức