Tiếng việt 2 Bài 10: Thời khóa biểu - Kết nối tri thức trang 43

 Tiếng việt 2 Bài 10: Thời khóa biểu - Kết nối tri thức trang 43

Đọc văn bản

THỜI KHÓA BIỂU

Thời khóa biểu cho biết thời gian học các môn của từng ngày trong tuần. Thời khóa biểu gồm nhiều cột và nhiều hàng ngang. Các bạn học sinh thường đọc thời khóa biểu theo trình tự thứ - buổi - tiết - môn.

Khởi động

Em làm thế nào để biết được các môn học trong ngày, trong tuần?

Đáp án
Để biết được các môn học trong ngày, trong tuần, em sẽ xem thời khóa biểu.

Trả lời câu hỏi:

1. Đọc thời khóa biểu của ngày thứ Hai.

2. Sáng thứ Hai có mấy tiết?

3. Thứ Năm có những môn học nào?

4. Nếu không có thời khóa biểu em sẽ gặp những khó khăn gì?

Bài làm:

Để biết được các môn học trong ngày, trong tuần, em xem thời khóa biểu.

Trả lời câu hỏi:

1. Thời khóa biểu của ngày thứ Hai:

  • Buổi sáng: Hoạt động trải nghiệm, Toán, Tiếng Việt, Tiếng Việt.

  • Buổi chiều: Tiếng Anh, Tự học có hướng dẫn

2. Sáng thứ Hai có 4 tiết.

3. Thứ Năm có: Tiếng Việt, Giáo dục thể chất, Toán, Tự nhiên xã hội.

4. Nếu không có thời khóa biểu em sẽ gặp những khó khăn trong việc chuẩn bị bài mới và soạn sách vở cho ngày đi học tiếp theo.

Luyện tập

1. Dựa vào thời khóa biểu trên, hỏi-đáp theo mẫu

2. Nói một câu giới thiệu một môn học hoặc hoạt động ở trường mà em biết.

Mẫu: Tiếng Việt là môn học tôi yêu thích nhất.

Bài làm:

1.

  • Hỏi: Lớp mình có tiết Tiếng Anh vào thứ mấy
  • Đáp: Lớp mình có tiết Tiếng Anh vào thứ Hai và thứ Sáu.

2. 

Học sinh tham khảo các câu sau:

  • Ở trường, em thích nhất môn Tự nhiên và xã hội.

  • Toán là môn học em thích nhất ở trường.

  • Em thích học môn Tiếng Anh nhất.

  • Âm nhạc là môn học em thích nhất.

  • Thể dục là môn học ở trường mà em yêu thích.

Viết 

1. Nghe-viết: Thời khóa biểu (Từ đầu đến buổi-tiết-môn).

2. Dựa vào tranh, viết tên đồ vật có tiếng chứa c hoặc k



3. Chọn a hoặc b:

a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông:

Mặt ời mọc rồi lặn
ên đôi ân lon ton
Hai ân trời của con
Là mẹ và cô giáo.

(Theo Trần Quốc Toàn)

b. Chọn v hoặc d thay cho ô vuông:

Có con chim ành khuyên nhỏ
áng trông thật ngoan ngoãn quá
Gọi ạ, bảo vâng lễ phép ngoan nhất nhà.

(Theo Hoàng Vân)

Bài làm:

1. Nghe - viết: Thời khóa biểu

Thời khóa biểu cho biết thời gian học các môn của từng ngày trong tuần. Thời khóa biểu gồm nhiều cột và nhiều hàng ngang. Các bạn học sinh thường đọc thời khóa biểu theo trình tự thứ - buổi - tiết - môn.

2. Viết tên đồ vật có tiếng chứa c hoặc k

- Đồ vật có tên chứa tiếng bắt đầu bằng c: cặp, thước kẻ

- Đồ vật có tên chứ tiếng bắt đầu bằng k: kéo

3. Điền vào chỗ trống như sau:

a. Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông:

Mặt trời mọc rồi lặn
Trên đôi chân lon ton
Hai chân trời của con
Là mẹ và cô giáo.

(Theo Trần Quốc Toàn)

b. Chọn v hoặc d thay cho ô vuông:

Có con chim vành khuyên nhỏ
Dáng trông thật ngoan ngoãn quá
Gọi dạ, bảo vâng lễ phép ngoan nhất nhà.

(Theo Hoàng Vân)

Luyện từ và câu

1. Dựa vào tranh, tìm từ ngữ:

  • Chỉ sự vật

  • Chỉ hoạt động

2. Đặt một câu nêu hoạt động với từ ngữ vừa tìm được.

Bài làm:

1. 

  • đọc sách 

  • vẽ tranh

  • đánh đàn

  • tập thể dục

  • nhảy dây

  • đá cầu

  • tán gẫu

2. 

Giờ ra chơi, em thường chơi đá cầu cùng các bạn.

Luyện viết đoạn

1. Quan sát tranh, kể lại các hoạt động của bạn Nam.

2. Viết thời gian biểu của em từ 5h chiều đến lúc đi ngủ.

Bài làm:

1. 

  • 7 giờ sáng: Nam đi học

  • 8 giờ sáng: Nam đang học trong lớp

  • 9 giờ 30 phút: Nam ra chơi với các bạn

  • 11 giờ 30 phút: Nam ăn cơm trưa.

2. 

Học sinh tham khảo thời gian biểu sau:

Thời gian biểu

Thời gianHoạt động
17:00Đi học về
17:30Tắm rửa, làm vệ sinh sạch sẽ
18:00Giúp mẹ chuẩn bị bữa tối
18:45Ăn cơm tối với gia đình
19:30Dọn dẹp sau bữa tối
19:45Làm bài tập về nhà
20:45Xem tivi cùng bố mẹ
21:15Đánh răng rửa mặt
21:30Đi ngủ


Đọc mở rộng

1. Đọc bảng tin của nhà trường.

2. Chia sẻ với bạn những thông tin mà em quan tâm.



Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức