Ngữ văn lớp 6 bài 5 Cửu Long Giang ta ơi - Kết nối tri thức

Soạn bài Đọc: Cửu Long Giang ta ơi (trích, Nguyên Hồng)

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Nguyên Hồng (1918 - 1982)

- Quê quán: Nam Định, nhưng sống chủ yếu ở thành phố Hải Phòng.

- Những trang viết của ông tràn đầy cảm xúc chân thành, mãnh liệt với con người và cuộc sống.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích Trời xanh (1960).

- Thể thơ: Tự do.

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hình ảnh lớp học ở đầu và cuối bài thơ

Hình ảnh lớp học đầu bài thơHình ảnh lớp học cuối bài thơ
Thời gian: Ngày xưa ta đi học. → Quá khứ.Thời gian: Ta đã lớn. → Hiện tại.

Nhân vật "ta" - học sinh:

- Độ tuổi: 10 tuổi thơ.

- Thời điểm: mùa thu.

- Hành động: Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ/ Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ/ Bản đồ mới đường vôi cũng mới.

→ So sánh, ẩn dụ: Sự hứng thú, mong muốn khám phá của người học trò.

- Trạng thái: Tim đập mạnh hồn ngây sao không hiểu/ Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh. → Choáng ngợp trước sự to lớn, vĩ đại của dòng Mê Kông.

Nhân vật học sinh:

- Độ tuổi: đã lớn.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhân vật thầy

- Tư thế: Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao/ Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ. 
→ Điệp từ, điệp ngữ "lớn sao", liệt kê, ẩn dụ: Thể hiện sự ngưỡng mộ của học sinh với người thầy.

- Hành động: Đưa ta đi sông núi tuyệt vời. → Ẩn dụ: Giúp học sinh tìm hiểu những tri thức về sông Mê Kông.

Nhân vật thầy:

- Đã khuất. → Nói giảm nói tránh.

- Thước bảng to nay thành cánh cờ sao. → Ẩn dụ: Sự hi sinh, nền độc lập dân tộc.


 

 

Những tên làm man mác tuổi thơ xưa/ Đã thấm máu của bao hồn bất tử.

→ Ẩn dụ: Mỗi mảnh đất, dòng sông đều được xây dựng từ xương máu ông cha. Vì vậy mà ông cha thành bất tử.

➩ Có sự dịch chuyển về không gian và thời gian. Tạo kết cấu đặc sắc.

2. Hình ảnh sông Mê Kông qua bài học của thầy

- Dòng sông dữ dội chảy qua địa phần nhiều nước:

+ Thời gian: trưa hè ngun ngút. → Rất nóng bức.

+ Mạnh mẽ, dữ dội: Cây lao đá đổ.

+ Bao bọc bởi những loài cây đa dạng: lan hoang, dứa mật, thông nhựa.

+ Chảy qua dãy Trường Sơn.

+ Chảy qua địa phận Lào: "voi", "Thác Khôn". → Nhân hóa "Thác Khôn cười trắng xóa".

- Dòng sông mềm mại, trữ tình:

+ Thời gian: sáng mùa thu.

+ Cảnh vật quanh sông: Yên bình.

  • Liệt kê: bướm với trời xanh, trúc đào tươi, chim khuyên rỉa cánh, sương đọng long lanh. 
  • Điệp cấu trúc, đối:
    Rừng núi lùi xa/ Đất phẳng thở chan hòa/ Sóng tỏa chân trời buồm trắng.
  • Nhân hóa: Mê Kông cũng hát.

➩ Những bức tranh cảnh vật sinh động, tràn đầy màu sắc và âm thanh.

3. Hình ảnh con người gắn với dòng sông

- Nhân vật ta:

+ Ta đi... bản đồ không nhìn nữa... → Dường như hòa nhập tưởng tượng với cuộc sống thật. Khám phá dòng sông.

+ Ta cởi áo lội dòng sông ta hát. → Giao hòa với thiên nhiên, hứng thú, say mê.

- Vai trò của Mê Kông với người dân Nam Bộ:

+ Cung cấp phù sa trông lúa: Ruộng bãi trồng không hết lúa.

+ Cung cấp lượng thủy hải sản: Bến nước tôm cá ngợp thuyền.

+ Cung cấp đất trồng cây ăn quả: Sầu riêng thơm dậy + Dừa trĩu quả.

→ Nghệ thuật: Điệp cấu trúc.

- Những người dân Nam Bộ:

+ Chăm chỉ, sương gió: gối đất nằm sương, mồ hôi và bãi lầy thành đồng lúa. → Ẩn dụ.

+ Gắn bó với từng mảnh đất: Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa... Cà Mau. → Liệt kê.

+ Ông cha hi sinh để giữ đất giữ nước cho con cháu: Những mặt đất...chia cắt. → Ẩn dụ.

➩ Sông Mê Kông dịu dàng, yên bình với con người; gắn bó, đóng góp lớn cho cuộc sống của con người.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông  cùng con người Nam Bộ.

2. Nghệ thuật

Thể thơ tự do với kết cấu đặc biệt cùng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp,...

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Theo em, nhan đề bài thơ có gì đặc biệt. Nhan đề ấy gợi lên ấn tượng, cảm xúc gì?

Theo em, nhan đề bài thơ Cửu Long Giang ta ơi như một tiếng khắc khoải, một tiếng gọi, một tiếng hát, tình yêu, niềm tự hào về dòng sông Cửu Long, ở đó còn có những con người Nam Bộ của tác giả từ ngày tuổi thơ cho đến khi đã lớn. 

2. Em hình dung thế nào về "tấm bản đồ rực rỡ"? Nhân vật trong bài thơ có cảm xúc như thế nào khi nhìn tấm bản đồ ấy?

Tác giả đã biến tấm  bản đồ  địa lí thành cánh đồng hoa gặp trong một  đêm mơ. Trong niềm hứng thú của cậu học trò ngẩng lên cõi mộng, bài địa lí bỗng có một chiều sâu không ngờ. Có con sông không chỉ chảy từ đỉnh núi mà còn bắt nguồn từ các bộ tiểu thuyết du kí, võ hiệp danh tác, từ các kì quan thế giới, từ thăm thẳm một miền văn hóa Đông phương.

3. Tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông.

Những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông:

- Mê Kôngchảy, Mê Kôngcũng hát.

- Chín nhánh Mê Kôngphù sa nổi váng.

- Ruộng bãi Mê Kôngtrồng không hết lúa.

- Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền.

- Mê Kông quặn đẻ, chín nhánh sông vàng.

4. Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua chi tiết: Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương/Mồ hôi vã bãi lầy thành đồng lúa.

Nông dân Nam Bộ là những con người cần cù, vất vả, chịu thương chịu khó, "một nắng hai sương".

5. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Tại sao?

Bài thơ bắt đầu từ một lớp học chật chội để có được cảm nhận thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao rồi dài theo dòng sông, mở ra một cách đồng và kết ở từ bát ngát. Từ kết, ngữ nghĩa đã mênh mông, ngữ âm lại dào dạt nhờ từ ấy điệp vần mà gợi ra tiếng sóng. Đọc lại toàn bộ bài thơ, thấy được hơi thở phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ. Cách tổ chức của nhà tiểu thuyết Nguyên Hồng giỏi bày binh bố trận. Nhân vật ông thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối thì đâu phải vì bị bỏ quên, chỉ vì thầy giáo già đã khuất. Ngay cả những giáo cụ của các cụ giáo cũng chẳng món nào bị quên. Bản đồ đã không nhìn nữa đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao.

6. Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ.

Gợi ý 1

Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Đó là cảm xúc lâng lâng của một cậu bé mười đến lúc cởi áo, thoát xác, nhập vào hào khí núi sông.

Gợi ý 2

Theo năm tháng đời người, nhận hức về dòng sông thay đổi, tình cảm với dòng Mê Kông, với đất nước cũng lớn dần: từ sự tưởng tượng diệu kì qua bài giảng của thầy giáo đến những hiểu biết và trải nghiệm phong phú về địa hình, về thiên nhiên và cuộc sống con người gắn với dòng sông, cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về bề dày lịch sử và truyền thống ông cha.

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức