Ngữ văn 6 Bài 5 Thực hành tiếng Việt: Dấu câu, biện pháp tu từ - Kết nối tri thức
Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Dấu câu, biện pháp tu từ trang 118
1. Giải thích ý nghĩa, tác dụng của việc dùng dấu ngoặc kép trong các câu sau:
a) Cảm giác về một cuộc "ngược dòng" tìm về với thuở sơ khai đến với tôi len lỏi qua cánh rừng nguyên sinh này.
"ngược dòng": tác giả sử dụng từ "ngược dòng" vốn thường được dùng để miêu tả dòng chảy (nước, suối chảy ngược dòng) để nói về dòng thời gian, dòng chảy lịch sử.
b) Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một "sảnh chờ" rộng rãi; cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm khá rộng, sâu quá thắt lưng.
"sảnh chờ": tác giả sử dụng từ "sảnh chờ" vốn thường được dùng để miêu tả căn phòng rộng lớn cho những người chờ đợi tại nơi công cộng như sân bay, nhà ga,... để nói về sự rộng lớn, rộng rãi của cửa hang Én.
2. Cho biết công dụng của dấu phẩy, dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang được dùng trong các đoạn trích sau:
a) Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội "ăn én". Cũng nghe kể rằng trong bản A-rem vẫn còn một vài người chân mỏng, ngón dẹt - dấu tích của bao nhiêu thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét.
- "ăn én": Tác giả sử dụng từ này nhằm dùng với ý nghĩa đặc biệt. Lễ hội "ăn én" là tập tục lâu đời liên quan đến loài én ở nơi này.
- "....ngón dẹt - dấu tích của bao thế hệ": Tác giả sử dụng dấu gạch ngang với mục đích giải thích rõ hơn đặc điểm của những người này là do việc leo trèo vách đá.
b) Hô-oắt Lim-bơ, người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam, trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới, khẳng định rằng: mỗi xen-ti-mét đá kia phải qua cả trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp mới nên. Và tất cả măng đá, nhũ đá, ngọc động ấy vẫn "sống" trong hành trình tạo tác của tự nhiên.
- "Hô-oắt Lim-bơ": Dấu gạch ngang chỉ tên riêng của nhân vật, được phiên âm ra tiếng Việt.
- ...ngọc động ấy vẫn "sống": Tác giả sử dụng dấu ngoặc kép "sống" được hiểu là đá cũng có cuộc sống, sống như con người.
3. Tìm những câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép trong các văn bản Cô Tô, Hang Én và giải thích công dụng của chúng.
- Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: "Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về... Vo gạo bằng nước thôi": Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời trực tiếp của nhân vật.
- Bạn sẽ thấy những "thương hải tang điền" còn hiện hữu trên dải hóa thạch sò ốc, san hô: Dấu ngoặc kép dùng để giải thích cụm từ đó là bãi bể, nương dâu.
4. Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong những câu sau:
a) Bữa tối, một chú én tò mò sa xuống bàn ăn, cánh bị thương không bay lên được.
Một chú én tò mò sa xuống bàn ăn: chú én cũng giống như con người, có hành động "sa xuống bàn ăn".
b) Sáng hôm sau, tôi vẫn thấy nó thản nhiên đi lại quanh lều với một bên cánh còn hơi sa xuống.
Nó thản nhiên đi lại quanh lều với một bên cánh còn hơi sã xuống: Én cũng có thái độ, tính cách và hành động như con người (thản nhiên, đi lại quanh lều).
5. Chỉ rác các biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng:
a) Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi.
Biện pháp tu từ nhân hóa: Én cũng giống như con người (là thiếu niên), có hành động, thói quen sinh hoạt của con người (ngủ nướng, say giấc).
b) Chúng đậu thành từng vạt như những đám hoa lá ai ngẫu hứng xếp trên mặt đất.
Biện pháp tu từ so sánh: Hình ảnh én đậu đẹp và lạ mắt giống với cách xếp hoa lá ngẫu hứng.
c) Cửa hang thứ hai thông lên mặt đất như cái giếng khổng lồ đón khí trời và ánh sáng.
Biện pháp tu từ so sánh: So sánh hình ảnh cửa hang rộng lớn như giếng trời.