Ngữ văn 6 Bài 4 Viết: Tập làm thơ lục bát - Kết nối tri thức

 Viết: Tập làm thơ lục bát

Qua những bài ca dao và thơ làm theo thể lục bát được học trong bài, em đã nắm được những đặc điểm cơ bản của thể thơ này. Dựa vào những hiểu biết đó, hãy thử làm một bài thơ lục bát về đề tài mà em yêu thích.

1. Khởi động viết

a) Tập gieo vần

Hãy tập gieo vần bằng cách chọn những tiếng thích hợp để đặt vào chỗ trống trong đoạn thơ dưới đây:

Tiếng chim vách núi nhỏ dần

Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Theo Trần Đăng Khoa)

b) Xác định đề tài

Có thể chọn bất kì đề tài nào gợi cho em nhiều cảm xúc, chẳng hạn: thiên nhiên, quê hương, gia đình, bạn bè, mái trường,...

2. Thực hành viết

- Hình dung cụ thể về đề tài em định viết (Có hình ảnh gì nổi bật? Hình ảnh ấy gợi cho em liên tưởng tới điều gì?...). Thử tìm một nhan đề thích hợp cho bài thơ theo đề tài mà em định chọn (cũng có thể đặt tên bài thơ sau khi em đã hoàn thành).

- Bắt đầu bằng cách thử viết dòng lục hoặc cặp lục bát đầu tiên với những hình ảnh gợi ấn tượng rõ rệt nhất trong cảm xúc, suy nghĩ của em. Chú ý sử dụng số tiếng, lựa chọn vần, ngắt nhịp theo đúng quy định của thể thơ lục bát. Cũng có thể thử biến đổi một bài thơ 4 chữ, 5 chữ thành bài thơ lục bát.

Chẳng hạn, với ý tưởng gió đi tìm bạn, em có thể đặt nhan đề bài thơ là Bạn của gió và viết cặp lục bát đầu tiên như sau:

Ai là bạn gió, gió ơi

Gió đi tìm bạn, đất trời mênh mông.

- Viết những cặp lục bát tiếp theo. Đọc lên để cảm nhận rõ hơn về vân, nhịp và từ ngữ, hình ảnh trong các dòng thơ. Điều này sẽ giúp em cảm nhận hứng thú và thể hiện được cảm xúc, ý tưởng một cách dễ dàng hơn.

Chẳng hạn, để tiếp nối hai dòng thơ, có thể viết:

Gió đưa con sáo sang sông

Gió lùa tóc mẹ bềnh bồng như mây.

- Hãy thử phát triển ý tưởng, cảm xúc và hình ảnh thơ theo nhiều cách khác nhau. Tập sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ: dùng từ láy tả âm thanh, màu sắc,... Vừa viết vừa đọc, không ngại xóa đi viết lại cho đến khi em cảm nhận được âm thanh nhịp nhàng và vẻ đẹp cuốn hút của từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ. Có thể kết thúc bài thơ khi em đã bộc lộ được ý tưởng một cách tương đối trọn vẹn. Có thể kết thúc bài thơ khi em đã bộc lộ được ý tưởng một cách tương đối trọn vẹn. 

Sáng tác một bài thơ không phải là điều dễ dàng. Nhưng em có thể thử sức để hiểu rõ hơn cách mà một bài thơ xuất hiện. Đó quả thật là một điều kì diệu.

3. Chỉnh sửa

- Sau khi bài thơ lục bát được làm xong, em hãy đọc diễn cảm bài thơ của mình. Khi lời thơ vang lên, hãy chú ý xem bài thơ đã làm theo đúng thể thơ lục bát chưa (số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, phối hợp thanh điệu,...).

- Chỉnh sửa lỗi chính tả (nếu có) và xét xem có từ ngữ nào cần thay thế để bài thơ hay hơn.

Gợi ý

Bàn tay đưa nôi

À ơi tay mẹ đưa nôi

B        T         B

À ơi tay mẹ đưa nôi em nằm.

B          T           B         B

Đưa nôi lên bảy lên năm,

B         T           B

Đưa nôi đưa mãi trăm năm cuộc đời.

B              T             B             B

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức