Ngữ văn 6 Bài 4 Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong - Kết nối tri thức
Soạn bài Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong trang 106
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Nguyễn Đức Mậu (1948)
- Quê quán: Nam Định.
- Là nhà thơ, nhà văn quân đội.
2. Tác phẩm
- Thể thơ: Lục bát.
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Nguyễn Đức Mậu (1948)
- Quê quán: Nam Định.
- Là nhà thơ, nhà văn quân đội.
2. Tác phẩm
- Thể thơ: Lục bát.
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
II. Đọc hiểu văn bản
* Nội dung chính:
- Qua bài thơ, tác giả ca ngợi hành trình âm thầm mà ý nghĩa của bầy ong khi lưu giữ những mùa hoa tàn phai cho đời. Đồng thời ca ngợi quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.
1. Đặc điểm của thể thơ lục bát được thể hiện trong bài thơ:
+ Số tiếng, số dòng: gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng.
+ Về vần: tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo.
Ví dụ:
“Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa
Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu”
Trời – đời , hoa – xa – ra
+ Về nhịp: ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4.
Ví dụ:
Không gian / là nẻo / đường xa
Thời gian vô tận / mở ra sắc màu”
+ Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc.
Ví dụ:
Không | gian | là | nẻo | đường | xa | ||
B | B | B | T | B | B | ||
Thời | gian | vô | tận | mở | ra | sắc | màu |
B | B | B | T | T | B | T | B |
2. Vẻ đẹp của quê hương, đất nước:
- Vẻ đẹp:
+ Nơi thăm thẳm rừng sâu – Bập bùng hoa chuối, trắng trời hoa ban
+ Nơi bờ biển sóng trào – Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa
+ Nơi quần đảo khơi xa – Có loài hoa nở như là không tên
→ Địa điểm khắp mọi miền đất nước, mở ra không gian vô tận.
→ Những loài hoa gắn với đặc trưng từng vùng miền. Những loài hoa có tên và không tên đều góp phần tạo mật ngọt cho đời.
- Nghệ thuật: Đảo ngữ, sử dụng nhiều từ láy, tính từ, điệp từ, điệp cấu trúc, …
3. Ý nghĩa được gợi lên từ “hành trình của bầy ong”:
- Từ hành trình của bầy ong, nhà thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp: hãy tạo dựng cho mình một cuộc sống có ý nghĩa, có ích; sống là cống hiến, mang đến “hương thơm mật ngọt” cho đời.