Ngữ văn 6 Bài 4 Chùm ca dao về quê hương đất nước - Kết nối tri thức
Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước
I. Tìm hiểu chung
Ca dao: thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động.
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):
- Với em, ……….. là quê hương yêu dấu. (Em có thể điền địa chỉ nơi em sinh ra và lớn lên: thôn, xã, huyện, tỉnh của em vào chỗ trống).
Ví dụ: Với em, Bắc Giang là quê hương yêu dấu.
- Quê hương là những gì gần gũi, thân thuộc, thiêng liêng nhất với mỗi chúng ta; là cây đa, bến nước, sân đình, là con đường làng phủ đầy rơm rạ những ngày mùa, … Tình yêu quê hương là một trong những tình cảm ấm áp, sâu bền nhất, luôn hiện diện trong sâu thẳm trái tim ta và là hành trang quý giá giúp ta khôn lớn trưởng thành.
Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 ):
- Một số bài thơ viết về quê hương mà em yêu thích là:
+ Quê hương (Đỗ Trung Quân)
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”…
+ Quê hương (Tế Hanh)
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” …
+ Bài thơ Hắc Hải (Nguyễn Đình Thi)
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bài ca dao số 1
- Nội dung:
+ Thời gian: canh gà. → Đơn vị tính thời gian ban đêm của người xưa.
+ Không gian: nhẹ nhàng, trong trẻo, thơ mộng.
- Gió đưa cành trúc la đà.
- Mịt mù khói tỏa ngàn hương.
- Mặt gương.
+ Âm thanh: thủ pháp lấy động tả tĩnh.
- Tiếng chuông.
- Nhịp chày.
+ Màu sắc:
- Màu xanh của cành trúc, mặt nước Hồ Tây.
- Sắc trắng của gió, khói.
+ Các địa danh: Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ.
- Nghệ thuật:
+ Cách gieo vần: tiếng "canh gà" vần với tiếng "la đà"; tiếng "ngàn sương" vần với tiếng "mặt gương".
+ Thanh điệu: tiếng "đà", "Xương", "sương", "Hồ" là thanh bằng; tiếng "trúc", "Võ", "tỏa", "Thái" là thanh trắc.
+ Nhịp thơ: 2/2/2.
+ Ẩn dụ: Mặt gương Tây Hồ.
➩ Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long.
2. Bài ca dao số 2
- Nội dung:
+ Câu hỏi tu từ "Đường lên xứ Lạng bao xa?".
+ Hình ảnh thiên nhiên: một trái núi, ba quãng đồng.
+ Lời gọi tha thiết "Ai ơi" mang tâm tình, tha thiết.
+ Địa danh: núi thành Lạng, sông Tam Cờ.
- Nghệ thuật:
+ Cách gieo vần: tiếng "bao xa" vần với tiếng "ba quãng đồng"; tiếng "mà trông" vần với "kìa sông".
+ Nhịp thơ: 4/4.
+ Thanh điệu: tiếng "xa", "đồng", "trông", Cờ" là thanh bằng; tiếng "Lạng", "núi", "lại" là thanh trắc.
+ Câu hỏi tu từ.
+ Điệp từ, điệp cấu trúc: "Kìa...".
➩ Bài ca dao là bức tranh thiên nhiên xứ Lạng vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.
3. Bài ca dao số 3
- Nội dung:
+ Không gian sông nước gắn với con đò.
+ Thời gian: bóng ngả trăng chênh. → Đêm.
+ Ánh sáng: trăng chênh.
+ Âm thanh: tiếng hò vang vọng.
+ Địa danh: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình.
- Nghệ thuật:
+ Số tiếng trong mỗi dòng: Bài thơ có tất cả 4 dòng. Số tiếng trong mỗi dòng lần lượt là: 8/8/6/8.
+ Cách gieo vần: tiếng "Ba" vần với tiếng "Đá"; tiếng "Dạ" vần với tiếng "ba".
+ Cách phối hợp thanh điệu: Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám: "qua", "Sình", "chênh". "tình" là thanh bằng; tiếng "Dạ", "ngả", "vọng" là thanh trắc, tuy nhiên tiếng "Ba" lại là thanh ngang.
+ Điệp từ, điệp cấu trúc "Đò...".
+ Từ láy: lờ đờ, nước non.
➩ Bài ca dao là bức tranh thiên nhiên đẹp thơ mộng, nặng tình nơi xứ Huế.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân.
2. Nghệ thuật
Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động.
IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
1. Đọc các bài ca dao 1, 2 và cho biết: Mỗi bài ca dao có mấy dòng? Cách phân bổ số tiếng trong mỗi dòng cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát?
Trong bài thơ 1, 2, mỗi bài ca dao có 4 dòng. Cách phân bổ số tiếng trong mỗi dòng cho thấy những đặc điểm của thơ lục bát: Thơ lục bát là một thể loại nằm trong thể loại thơ của dân tộc Việt Nam, gồm các cặp câu thơ kết thành một bài. Thường thì câu đầu là 6 chữ, câu sau là 8 chữ, cứ nối tiếp cho tới hết bài.
2. Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1, 2.
- Bài ca dao 1:
+ Cách gieo vần: tiếng "canh gà" vần với tiếng "la đà"; tiếng "ngàn sương" vần với tiếng "mặt gương".
+ Thanh điệu: tiếng "đà", "Xương", "sương", "Hồ" là thanh bằng; tiếng "trúc", "Võ", "tỏa", "Thái" là thanh trắc.
+ Nhịp thơ: 2/2/2
- Bài ca dao 2:
+ Cách gieo vần: tiếng "bao xa" vần với tiếng "ba quãng đồng"; tiếng "mà trông" vần với "kìa sông".
+ Nhịp thơ: 4/4.
- Về thanh điệu: tiếng "xa", "đồng", "trông", Cờ" là thanh bằng; tiếng "Lạng", "núi", "lại" là thanh trắc.
Tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc.
Ví dụ:
Gió | đưa | cành | trúc | la | đà | ||
T | B | B | T | B | B | ||
Tiếng | chuông | Trấn | Võ | canh | gà | Thọ | Xương. |
T | B | T | T | B | B | T | B |
Mịt | mù | khói | tỏa | ngàn | sương | ||
T | B | T | T | B | B | ||
Nhịp | chày | Yên | Thái | mặt | gương | Tây | Hồ |
T | B | B | T | T | B | B | B |
Hoặc:
Đường | lên | xứ | Lạng | bao | xa | ||
B | B | T | T | B | B | ||
Cách | một | trái | núi | với | ba | quãng | đồng |
T | T | T | T | T | B | T | B |
Ai | ơi, | đứng | lại | mà | trông | ||
B | B | T | T | B | B | ||
Kìa | núi | thành | Lạng | kìa | sông | Tam | Cờ |
B | T | B | T | B | B | B | B |
3. So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,...
Tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao số 3 trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,...
- Số tiếng trong mỗi dòng: Bài thơ có tất cả 4 dòng. Số tiếng trong mỗi dòng lần lượt là: 8/8/6/8.
- Cách gieo vần: tiếng "Ba" vần với tiếng "Đá"; tiếng "Dạ" vần với tiếng "ba".
- Cách phối hợp thanh điệu: Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám: "qua", "Sình", "chênh". "tình" là thanh bằng; tiếng "Dạ", "ngả", "vọng" là thanh trắc, tuy nhiên tiếng "Ba" lại là thanh ngang.
4. Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Biện pháp tu từ ẩn dụ được vận dụng thần tình, vẽ nên một cảnh sắc tuyệt đẹp: “mặt gương Tây Hồ” Hồ Tây tĩnh lặng, bao la, nước trong xanh, phẳng như một tấm gương khổng lồ. Hồ Tây là một thắng cảnh của thành Thăng Long. Hình ảnh mặt gương Tây Hồ làm bừng sáng cả bài ca dao. Mặt trời lên xua tan sương mù, tỏa sánh sáng xuống mặt nước. Hồ Tây trở thành một mặt gương khủng lồ sáng long lanh, vô cùng đẹp đẽ.
5. Nêu cảm nhận của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi đứng lại mà trông. Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi.
Câu ca dao cất lên với hai từ đầy tha thiết "Ai ơi". Hai tiếng ấy như tiếng gọi, như nói với một ai đó, nó không cụ thể là đối tượng nào mà câu thơ muốn nhắc đến mà nó chỉ một cách chung chung. Đó là tất cả những con người Việt Nam ta. Qua tiếng gọi tha thiết ấy, ông cha ta muốn nhắc nhở về sự ghi nhớ cội nguồn, là tình yêu bao la đối với quê hương đất nước.
Một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi:
- Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa
Kìa giấy Yên Thái như kia
Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh.
- Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa
Kìa giấy Yên Thái như kia
Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh.
6. Bài ca dao 3 đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây.
Huế là một miền đất có một cảnh quan thơ mộng, xinh đẹp. Mỗi địa danh (Chợ Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình), tất cả đều có một dòng chảy của ca dao. Cách miêu tả đã làm cho khung ảnh Huế trở nên sinh động, nên thơ, đậm đà hơn bao giờ hết (Lờ đờ bóng ngả chăng nghênh), và nó đi vào trong tâm thức của con người.
7. Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người. Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả nhân dân đối với quê hương đất nước.
Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, tác giả nhân dân đã nhận thức được cái đẹp cái toàn mĩ của quê hương, đất nước bằng cả trái tim của mình. Những tình cảm cao đẹp đó đã ăn sâu vào tâm hồn của họ, từ đó những tâm tình của người lao động đã được gửi gắm vào những câu ca dao tục ngữ. Đó là sự thương nhớ, vấn vương quê hương mỗi khi đi xa xứ, là vẻ đẹp của người lao động cần cù, niềm tự hào non sông đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn đời,...Tình yêu đất nước trong các câu ca dao không sôi nổi nhưng lại dạt dào như mạch suối ngầm chảy âm ỉ, chảy mãi, niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi qua từng câu chữ, nét bút.
8. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
Gợi ý
Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ. Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều nhà văn, nhà thơ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.