Ngữ văn 6 Bài 3 : Viết một bài văn kể lại trải nghiệm của em - Kết nối tri thức

Soạn văn 6 bài 3: Viết một bài văn kể lại trải nghiệm của em trang 77

Trong cuộc sống, có trải nghiệm đem lại cho em niềm vui, sự tự hào, hạnh phúc, có trải nghiệm để lại trong em nỗi buồn, sự sợ hãi hoặc nuối tiếc,... Nhưng dù thế nào, từ những trải nghiệm đó, em có thể rút ra những bài học để trưởng thành hơn. Ở bài Tôi và các bạn, em đã được hướng dẫn viết bài văn kể lại một trải nghiệm. Trong bài học này, em sẽ tiếp tục được rèn luyện và phát triển kĩ năng viết bài văn chia sẻ một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân với yêu cầu cao hơn.

Phân tích bài viết tham khảo: Trải nghiệm buồn của tôi.

Yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm:

  • Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất.

  • Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ.

  • Tập trung vào sự việc đã xảy ra.

  • Sắp xếp các sự việc, chi tiết theo trình tự hợp lí.

  • Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện.

  • Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể; rút ra được ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với người viết.

Phân tích:

  • Người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng "tôi").

  • Giới thiệu câu chuyện: Tôi có nhiều trải nghiệm vui... bao giờ quên.

  • Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện: Chuyện xảy ra vào cuối tháng 9... công sức của mình.

  • Tập trung vào sự việc đã xảy ra: Không kịp suy nghĩ... làm gì cả!".

  • Sắp xếp các chi tiết hợp lí theo trật tự thời gian, nguyên nhân - kết quả: Khi cô chủ nhiệm... lên nhìn bạn.

  • Thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể: Về nhà, tôi càng nghĩ... chuyện với tôi nữa!

  • Chỉ ra sự quan trọng của trải nghiệm với người viết: May mắn là... cho tớ nhé!

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a) Lựa chọn đề tài: Tham khảo một vài ý tưởng ở bài Tôi và các bạn. Ngoài ra, để tìm được đề tài, em có thể liệt kê những sự việc quan trọng đã xảy ra với mình theo trình tự thời gian (bắt đầu vào Tiểu học, chia tay mái trường Tiểu học, gia đình chuyển nhà, khi mới vào trường THCS, làm quen với bạn mới,...).

 b) Tìm ý: Có thể tìm ý bằng các cách sau:

- Tự đặt một số câu hỏi và trả lời: Chuyện gì? Khi nào? Ở đâu? Ai? Vì sao? Thế nào?

- Hình dung, tưởng tượng: Nhắm mắt lại và hình dung về câu chuyện trong trí nhớ cuae em.  Hãy viết nhanh những gì xuất hiện trong tâm trí em, dù thoáng qua, bằng một vài cụm từ hoặc câu ngắn.

- Sử dụng kỉ vật: Tìm lại những kỉ vật (nếu có) liên quan đến câu chuyện em định kể (một bức tranh, món quà, bài hát, dòng nhật kí,... có thể gợi lại cho em những điều đã xảy ra).

- Phỏng vấn: Nếu có thể, hãy tới gặp những người có liên quan đến câu chuyện của em, phỏng vấn và ghi chép lại.

- Kể trải nghiệm của em cho các bạn trong nhóm nghe. Các bạn sẽ hỏi em về những chi tiết quan trọng của câu chuyện. Hãy ghi lại để bổ sung cho câu chuyện của mình.

c) Lập dàn ý: Sắp xếp các ý đã tìm được thành một dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.

+ Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan.

+ Kể lại các sự việc trong câu chuyện theo trình tự hợp lí (thời gian, không gian, nguyên nhân - kết quả, mức độ quan trọng của sự việc,...).

  • Sự việc 1.

  • Sự việc 2.

  • Sự việc 3.
  • ...

- Kết bài: Nêu cảm xúc của người viết và rút ra ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với bản thân.

2. Viết bài

Bám sát dàn ý khi viết bài: Xem lại những lưu ý khi viết bài ở bài Tôi và các bạn. Ngoài ra, em cần lưu ý thêm:

- Sử dụng các chi tiết miêu tả thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện.

- Rút ra kết luận thuyết phục về ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với bản thân.

Gợi ý bài viết tham khảo

3. Chỉnh sửa bài viết 

- Rà soát, tự chỉnh sửa bài viết của em theo những gợi ý trong bảng sau:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được trải nghiệm.

Nếu chưa giới thiệu được trải nghiệm, hãy viết một hoặc một vài câu giới thiệu câu chuyện em định kể.

Sử dụng nhất quán từ ngữ xưng hô.

Khoanh tròn những từ ngữ chỉ người kể chuyện trong bài viết. Nếu chưa nhất quán, cần sửa lại.

Tập trung vào sự việc đã xảy ra.

Bổ sung các thông tin cần thiết để người đọc hiểu được câu chuyện (nếu thấy thiếu): lược bớt các chi tiết thừa, dài dòng, không tập trung vào câu chuyện.

Sắp xếp các sự việc, chi tiết theo trình tự hợp lí.

Đánh số vào các sự việc. Nếu trình bày các sự việc, chi tiết chưa hợp lí, hãy sắp xếp lại. Có thể bổ sung từ ngữ để liên kết các sự việc, chi tiết.

Có các chi tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện.

Bổ sung các chi tiết về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện (nếu thấy thiếu).

Thể hiện được cảm xúc trước sự việc được kể.

Gạch dưới những từ ngữ thể hiện cảm xúc trước sự việc. Nếu chưa có hoặc chưa đủ thì cần bổ sung.

Lí giải được ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm.

Đánh dấu những câu văn lí giải ý nghĩa: tầm quan trọng của trải nghiệm. Nếu chưa thuyết phục, hãy điều chỉnh.

Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt (dùng từ, đặt câu,...). Chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.

- Em có thể chỉnh sửa bài viết bằng cách nhờ bạn đọc, góp ý cho bài viết của mình bằng một số câu hỏi, chẳng hạn:

+ Phần nào của bài viết bạn thấy còn chưa rõ?

+ Cần bổ sung nội dung gì cho bài viết?

+ Nên lược bỏ câu hay đoạn nào trong bài viết?

+ Bài viết có mắc lỗi chính tả và diễn đạt không?

Bài đăng

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Con gái của mẹ (Thái Bá Dũng) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) - Chân trời sáng tạo

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Đọc hiểu văn bản: Thánh Gióng - Cánh Diều

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025: "Hãy tưởng tượng bạn là đại dương"

Ngữ văn 6 - Bài 6: Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen) - Cánh diều

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri) - Chân trời sáng tạo

Thuyết Minh Về Bài Thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá

Thuyết Trình Về Gia Đình

Món quà sinh nhật

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) - Chân trời sáng tạo

Ngữ văn 6 Bài 7: Cây khế - Kết nối tri thức

Cách trả lời thông minh khi bị chửi bị cà khịa

Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe - Kết nối tri thức

Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức